CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá
* Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố tiêu cực đối với tiến độ hoàn thành dự án đầu tư XDCB
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện bằng phương pháp Principal component với phép quay Varimax. Khi thực hiện phân tích nhân tố để xác định số lượng các nhân tố thích hợp, các chỉ số thường được quan tâm trong kiểm định như: hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) > 0,5 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp (Hoàng Trọng & ctg, 2008), hệ số tải nhân tố, nếu hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,4 trong
31
EFA sẽ bị loại (Anderson & Gerbing, 1998) và trị số Eigenvalue có điểm dừng khi các nhân tố trích có hệ số Eigenvalue ≥ 1. Trong phép phân tích nhân tố, các nhân tố rút trích chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải lớn hơn hay bằng 50% (Hoàng Trọng & ctg, 2008). Trong nghiên cứu chỉ giữ các biến quan sát có có hệ số tải > 0,5, các nhân tố có điểm dừng Eigenvalue ≥ 1 và tổng phương sai trích (AVE ≥ 50%).
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư cho thấy có 6 nhân tố được trích tại giá trị Eigenvalue = 1,052; tổng phương sai trích được là 70,755% và hệ số KMO = 0,912 (xem phụ lục 5). Như vậy,tổng phương sai trích đạt yêu cầu tiêu chuẩn kiểm định (≥ 0,5). Các biến quan sát của 6 nhân tố đều có hệ số tải nhân tố trên 0,5, vì vậy đều được sử dụng cho phân tích mô hình nghiên cứu bằng hồi qui tuyến tính bội. Kết quả cho thấy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án ĐT XDCB gồm 6 yếu tố và 24 biến quan sát, cụ thể: yếu tố liên quan đến chủ đầu tư gồm 7 biến quan sát, yếu tố tư vấn gồm 4 biến quan sát, yếu tố điều kiện của dự án gồm 4 biến quan sát, yếu tố liên quan đến hợp đồng gồm 3 biến quan sát, yếu tố liên quan đến nhà thầu gồm 3 biến quan sát và yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài của dự án gồm 3 biến quan sát (xem phụ lục 4). Thang đo tình trạng chậm tiến độ dự án đầu tư XDCB được đo lường qua 4 biến.
Sau khi thực hiện phân tích EFA, đã có 6 nhân tố được khám phá. Cần thiết phải đặt tên cho mỗi nhân tố đại diện cho các nhóm yếu tố:
+ Yếu tố 1 đại diện cho năng lựcyếu kémcủa chủ đầu tư(ký hiệu F1). + Yếu tố 2 đại diện cho năng lực yếu kém của tư vấn (F2).
+ Yếu tố 3 đại diện cho điều kiệnbất lợi cho dự án ĐT XDCB (F3). + Yếu tố 4 đại diện cho điều khoản hợp đồngthiếu ràng buộc (F4).
+ Yếu tố 5 đại diện cho năng lực yếu kém, nhân lực hạn chếcủa nhà thầu (F5). + Yếu tố 6 đại diện cho môi trường bên ngoài bất lợi cho dự ánĐT XDCB (F6).
Các yếu tố đại diện từ F1 đến F6 được tính toán bằng giá trị trung bình của nhóm, thực hiện bằng hàm Mean trong SPSS 22.
Compute F1= Mean(CDT1,CDT2,CDT3,CDT4,CDT5,CDT6,CDT7). Compute F2= Mean(TV1,TV2,TV3,TV4).
32 Compute F3= Mean(DK1,DK2,DK3,DK4). Compute F4= Mean(HD1,HD2,HD3). Compute F5= Mean(NT1,NT2,NT3). Compute F6= Mean(MT1,MT2,MT3).
• Phân tích nhân tố khám phá yếu tố ảnh hưởng tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự án ĐT XDCB
Kết quả phân tích EFA thang đo tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự án ĐT XDCB cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Cụ thể, giá trị Eigenvalue trích là 3,315, tổng phương sai trích là 82,884%, bốn biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn và hệ số KMO = 0,856(xem bảng 4.4 và phụ lục 5).
Bảng 4.4: Diễn giải tương quan biến tổngyếu tố tình trạng chậm tiến độ
Thành phần
Giá trị riêng Eigenvalues Tổng bình phương các nhân tố trích Tổng % Phương sai Tích lũy % Tổng % Phương sai Tích lũy % 1 3,315 82,884 82,884 3,315 82,884 82,884 2 0,276 6,896 89,780 3 0,217 5,422 95,202 4 0,192 4,798 100,000
Phương pháp trích: Principal Component Analysis,
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Yếu tố tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự ánĐT XDCB được tính toán dựa trên giá trị trung bình của 4 biến TD1 đến TD4. Thực hiện trong phần mềm SPSS 22 bằng lệnh sau:
Compute F0 = Mean (TD1, TD2, TD3, TD4).