Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố hồ chí minh (Trang 28)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Nghiên cứu định tính

Dựa trên cơ sở lý thuyết các mô hình nghiên cứu trước, tác giả chọn mô hình của Lưu Trường Văn và cộng sự (2015) làm cơ sở thang đo tình trạng chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án đầu tư XDCB. Mục đích của phỏng vấn các chuyên gia nhằm thăm dò ý kiến người được phỏng vấn để khám phá, hiệu chỉnh và phát triển các thang đo từ các nghiên cứu trước cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại thời điểm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, số thành viên được mời tham phỏng vấn là 10 đối tượng bao gồm có 2 cán bộ Ban quản lý dự án đầu tư, 2 cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, 2 chủ đầu tư, 2 người là nhà thầu và 2 người làm công tác tư vấn. Các đối tượng được phỏng vấn đều có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng và tài chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Các chuyên gia được yêu cầu xem xét thiết kế và cấu trúc của bảng câu hỏi.

Ý kiến của người được phỏng vấn đã được sử dụng để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi nghiên cứu. Sau khi sửa đổi các câu hỏi,bản câu hỏi được đưa lại cho các thành viên tham gia thảo luận xem xét lại một lần nữa. Tại thời điểm nghiên cứu, các ý kiến nhận được là tích cực và không có ý kiến thay đổi.

Đa số ý kiến đồng ý với yếu năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn đều có ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. Trong đó nhấn mạnh về năng lực giải phóng mặt bằng, các thành viên được hỏi đa số đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu là yếu tố quan trọng tác động vào tiến độ thực hiện của dự án. Kết quả nghiên cứu định tính được thể hiện trong phụ lục 3.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)