0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 57 -61 )

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 TÓM TẮT LẠI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ

Đầu tư xây dựng cơ bản có vai rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc chậm trễ tiến độ của các dự án đầu tư XDCB làm thiệt hại vô hình cũng như hữu hình tới nguồn lực phát triển của đất nước. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chủ đầu tư, các nhà thầu, các nhà quản lý dự án trong việc quản lý tài chính, quản lý tiến độ của dự án để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ đúng theo kế hoạch. Các nhà quản lý dự án có thể lượng hóa yếu tố nào gây chậm trễ tiến độ để từ đó có thể hoạch định, điều chỉnh quá trình thực hiện dự án nhằm giảm thiểu việc chậm trễ tiến độ do các yếu tố đã đưa ra ở trênmang lại.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tiêu cực liên quan đến nhà thầu, chủ đầu tư, tư vấn, hợp đồng, điều kiện thực hiện dự án, môi trường bên ngoài đều có tác động cùng chiều với tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự án đầu tư XDCB ở mức ý nghĩa p<0,05. Để hạn chế việc chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án đầu tư XDCB cần giải quyết các vấn đề đã được chỉ ra trong mô hình hồi qui. Độ ưu tiên sẽ căn cứ vào hệ số hồi qui của từng yếu tố.

Đối với nhà thầu: Yếu tố năng lực của nhà thầu có tác động mạnh nhất với β = 0,251 (p<0,01). Điều này cho thấy muốn đẩy nhanh tiến độ trước hết cần lựa chọn nhà thầu có năng lực tốt, trong đó khả năng về tài chính đóng vai trò quan trọng. Khi thực hiện công tác đấu thầu chủ đầu tư cần đối chiếu các tiêu chuẩn của nhà thầu tham gia đấu thầu với qui định về năng lực của nhà thầu được qui định trong thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06 tháng 7 năm 2009 để giảm thiểu rủi ro liên quan đến nhà thầuvì đólà yếu tố có tác động lớn nhất trong mô hình.

Trong nhóm yếu tố liên quan đế nhà thầu có yếu tố thiếu nguồn nhân lực của nhà thầu được đánh giá cao nhất (giá trị trung bình 3,77). Để nhanh chóng hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố trên cần đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực, hoàn thiện và phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá công tác quản lý trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu nên dự trù và dự báo trước các thay đổi có thể xảy ra với thị trường như lãi vay tăng, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, giá nhân công, vận chuyển tăng để có thể giảm thiểu tác động của các nhân tố này đến chậm trễ tiến độ thông qua

49

việc tính toán mức chi phí dự phòng rủi ro phù hợp với dự toán hay sử dụng các công cụ pháp lý như hợp đồng thi công xây lắp. Nhà thầu cũng cần phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, ban quản lý dự án của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án để giảm thiểu sự chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh toán. Nhà thầu cũng không nên thực hiện quá nhiềudự án cùng thời điểm, vượt quá khả năng quản lý cũng như năng lực tài chính làm cho việc quản lý, sử dụng nguồn lực không đạt hiệu quả cao.

Đối với chủ đầu tư: Các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư có tác động thứ 2 đối với tình trạng chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án ĐT XDCBvới β = 0,237 (p<0,01) trong mô hình. Trong đó, yếu tố năng lực của chủ đầu tư được đánh giá ở mức cao nhất (giá trị trung bình là 3,8073). Do đó, để hạn chế sự chậm trễ tiến độ hoàn thành các dự án ĐT XDCB cần phải nâng cao năng lực của chủ đầu tư về khả năng quản lý, sự hiểu biết các qui định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chủ đầu tư dự án công thường là thủ trưởng đơn vị công lập được giao vốn và cũng là đơn vị tiếp nhận vận hành công trình khi hoàn thành. Thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp này thường không có chuyên môn về kỹ thuật và chưa được đào tạo bài bản về quản lý dự án (giá trị trung bình trong mô hình là 3,7). Vì vậy chủ đầu tư cần thiết phải được tập huấn về công tác quản lý dự án để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến thẩm quyền của mình trong việc quản lý các dự án được nhà nước giao.

Với qui định hiện nay chủ đầu tư xây dựng công trình là người (hoặc tổ chức) sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và pháp luật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các quy định khác của pháp luật. Chủ đầu tư được quyền dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trườngthì chủ đầu tư cần phải có chính sách nghiên cứu cấu trúc thị trường, phân khúc thị trường để từ đó điều chỉnh việc phát triển dự án tránh tình trạng phát triển các dự án quá mức, không đúng thời điểm làm cho việc phân bổ nguồn vốn, sắp xếp tài chính cho dự án, huy động vốn từ khách hàng gặp khó khăn. Chủ đầu tư khi chọn nhà thầu cũng cần chú trọng xem xét năng lực tài chính của nhà thầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải tính toán đến các chi phí dự

50

phòng phù hợp để ứng phó với thị trường khi có biến động lớn về giá cả, lãi vay. Tiếp theo yếu tố năng lực tài chính của chủ đầu tư với giá trị trung bình của nghiên cứu là 3,74 xếp thứ 2 sau yếu tố năng lực của chủ đầu tư là 3,80. Cho thấy nguồn tài chính để đáp ứng cho việc thanh toán cũng rất quan trọng, nếu dự án thiếu vốn sẽ dẫn đến sự chậm trễ, thực tế cũng cho thấy việc chậm trễ phổ biến nhất là công tác giải phóng mặt bằng thường kéo dài rất lâu do công tác bồi thường chưa thỏa đáng cho đối tượng phải di dời để bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư do không thỏa thuận được giá trị bồi thường. Yếu tố tác động tiếp theo là việc thanh toán trễ hạn đại diện là chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư thanh toán chậm (giá trị trung bình trong mô hình là 3,74). Như vậy, muốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đầu tư XDCB thì chủ đầu tư phải giải quyết tốt công tác giải phóng mặt bằng và phải chuẩn bị nguồn tài chính đáp ứng kịp thời cho việc giải ngân vốnđầu tư XDCB.

Đối với đơn vị tư vấn:Trong mô hình nghiên cứunăng lực của tư vấn có tác động tới tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự án với β = 0,209 (p<0,01). Năng lực của tư vấn giám sát, tư vấn quản lý và tư vấn thiết kế có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Trong đó năng lực của tư vấn giám sát là quan trọng nhất được đánh giá cao qua mô hình với giá trị trung bình 3,96. Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án thì đơn vị tư vấn cần phải nâng cao năng lực, trách nhiệm đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của tư vấn.

Đối với hợp đồng: Yếu tố hợp đồng trong mô hình có hệ số β = 0,204 (p<0,01). Trong mô hình yếu tố biện pháp khuyến khích nhà thầu hoàn thành trước hạn được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 3,63. Do đó, chủ đầu tư cần phải có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân hoàn thành vượt tiến độ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Yếu tố thiếu nghiêm khắc và ràng buộc trong các văn bản hợp đồng cũng được đánh giá khá cao (giá trị trung bình 3,6). Do đó, trong hợp đồng nên có các ràng buộc về điều chỉnh trượt giá vật tư khi thị trường có biến động quá lớn hoặc các điều khoản thưởng phạt do chậm thanh toán. Nhà thầu cũng nên chọn các chủ đầu tư có tiềm lực về tài chính để thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho việc chi trả, thanh toán đúng hạn.

Đối với yếu tố về điều kiện thực hiên dự án: Tác động của yếu tố này trong mô hình hồi qui là β = 0,147. Tuy không được đánh giá cao nhưng chủ đầu tư cũng phải tính

51

toán về chỉ sốlạm phát, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng. Do đó, phải có dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô, tỉ lệ lạm phát để lập dự toán phù hợp với từng giai đoạn, hạn chế thấp nhất phải điều chỉnh dự toán làm gián đoạn tiến trình thực hiện dẫn đến chậm tiến độ của dự án.

Gợi ý về chính sách: Luật đầu tư công có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã sửa đổi những bất cập của các quy định trước đây. Điều này đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư XDCB có căn cứ để khắc phục những hạn chế đã tồn tại trong những năm qua. Cần phải sử dụng biện pháp cấm đấu thầuđối với hiện tượng đấu thầugiá thấp sau khi trúng thầu lại xin điều chỉnh giá, hoặc nhà thầu thuê “quân xanh” để được trúng thầu, hoặc nhà thầu thường xuyên trì hoãn thi công công trình để chờ cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc có lợi hơn cho nhà thầu (chẳng hạn cơ chế bù giá, tính trượt giá, thanh toán phần khối lượng công việc phát sinh do công trình chậm tiến độ).

Như vậy qua kết quả nghiên cứu và đối chiếu với thực tế thấy rằng các yếu tố gây ra tình trạng chậm tiến độ hoàn thành dự án ĐT XDCB được tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân:

- Thứ nhất, các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư, trong đó quan trọng nhất là việc thực hiện giải phóng mặt bằng, số dự án chậm tiến độ do chậm giải phóng mặt bằng chiếm 39% tổng các dự án chậm tiến độ trong báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tư. Vì vậy, việc giải phóng mặt bằng là hết sức quan trọng trong việc thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải chuẩn bị tốt cho công tác giải phóng mặt bằng để giảm thiểu tình trạng chậm tiến độ.

- Thứ hai, dự án chậm tiến độlà do bố trí vốn không kịp thời, việc bố trí vốn là do khả năng tài chính chủ đầu tư, các nguồn vốn thực hiện dự án có thể từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn ngân sách, nguồn vốn vay, nguồn thu của đơn vị. Thực tế việc bố trí vốn không kịp thời đã chiếm 26% số dự án chậm tiến độ. Do đó, khi thực hiện dự án chủ đầu tư phải chuẩn bị mọi mặt về nguồn vốn thực hiện dự án để giảm khả năng chậm tiến độ của mội dự án.

- Thứ ba, dự án chậm tiến độ còn có các nguyên nhân do năng lực của các bên tham gia vào quá trình thực hiện dự án và thủ tục đầu tư. Do đó, muốn đẩy nhanh tiến độ

52

thực hiện dự án cần phải nâng cao năng lực của các bên, đồng thời làm tốt công tác về hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 57 -61 )

×