8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Tăng cường xã hội hoá, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDHN
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết, là phương tiện cần thiết và là nhu cầu thiết yếu cho HĐGDHN ở các trường THPT. Qua khảo sát thực tế cho thấy, điều kiện, phương tiện, phòng chức năng còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, nhất là dành cho HĐGDHN. Cần trang bị thêm điều kiện, phương tiện, các trang thiết bị phục vụ HĐGDHN cho các trường THPT.
*Nội dung
Tăng nguồn kinh phí cho HĐGDHN
Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho HĐGDHN Sắp xếp đảm bảo thời gian cho HĐGDHN
Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất
* Cách tổ chức thực hiện
Xuất phát từ tình hình kinh phí dành cho hoạt động giáo dục còn eo hẹp, ngay cả trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy ở các trường trung học phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động giảng dạy nên cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác hướng nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Để HĐGDHN có thể tiến hành được, trước hết, phải tổ chức cho được phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề. Tùy theo điều kiện từng trường mà qui mô phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề khác nhau, nhưng tối thiểu cần có phòng để giới thiệu, tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nhằm:
Thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động ở địa phương và cả nước, về hệ thống trường đào tạo, về yêu cầu của các nghề đối với những người đang có nhu cầu chọn nghề…
Tiến hành đo đạc các chỉ số tâm lý - cơ sở để xác định sự phù hợp nghề… Nơi trao đổi giữa các cá nhân và tập thể học sinh để tìm hiểu hứng thú, khuynh hướng, nguyện vọng cũng như tâm tư, băn khoăn, thắc mắc của học sinh khi chọn nghề.
Yêu cầu trang trí phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề: Tranh ảnh, báo chí, tài liệu giới thiệu các ngành nghề.
Tư liệu, tranh ảnh giới thiệu các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, cao đẳng, đại học, dạy nghề.
Tranh ảnh các anh hùng lao động, chiến sĩ giỏi, người lao động giỏi ở các ngành nghề khác nhau, gương học sinh ra trường có thành tích xuất sắc trong lao động ở các ngành nghề.
Tạo điều kiện về mặt kinh phí cho các buổi giao lưu, hội thảo, tham quan ngoại khóa, báo cáo chuyên đề HĐGDHN cho HS.
Tận dụng tối đa những CSVC hiện có phục vụ cho HĐGDHN ở các trường
THPT, từng bước đề xuất để xây dựng mới các phòng học, phòng chức năng, trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học
HĐGDHN ở các nhà trường THPT. Nhà trường làm tốt công tác vận động HS tham
gia vào việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các tư liệu có liên quan đến HĐGDHN nhằm giúp HS có thêm tư liệu mở mang kiến thức và giúp nhà trường làm phong phú thêm tư liệu giảng dạy cho GV. Vận động các mạnh thường quân, các bậc PHHS và các lực lượng xã hội khác hỗ trợ nhà trường xây dựng CSVC, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ HĐGDHN. Thường xuyên kiểm tra và bảo quản CSVC hiện có, nâng cấp hiệu quả sử dụng nếu có điều kiện thích hợp. Xây dựng phòng tư vấn HN hoặc góc tư vấn HN trong nhà trường.
* Khảo sát tính cần thiết và khả thi
Bảng 3.4. Tăng cường điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho HĐGDHN
TT BIỆN PHÁP CBQL GV Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi
1 Tăng nguồn kinh phí cho HĐGDHN 2,56 1,98 2,48 2,33
2 Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện,
phương tiện, trang thiết bị cho HĐGDHN 2,63 2,34 2,69 2,73
3 Sắp xếp đảm bảo thời gian cho
HĐGDHN 2,65 2,64 2,65 2,65
4 Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất
Qua bảng 3.4. cho ta thấy qua hai nhóm khảo sát thì bốn biện pháp trên đều cần thiết (TB> 2,2) và khả năng thực hiện đối với GV thì khả thi. Tuy nhiên đối với CBQL thì biện pháp đám bảo cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị; sắp xếp đảm bảo thời gian cho HĐGDHN là khả thi hai biện pháp còn lại là ít khả thi. Qua trao đổi thì việc tăng kinh phí cho HĐGDHN được hầu hết CBQL đồng tình nhưng do cơ chế nên việc thực hiện xem như ít khả thi. Còn huy động kinh phí thì các trường gặp rất nhiều khó khăn.
3.5. Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh * Mục đích của biện pháp