8. Cấu trúc của luận văn
2.2.6. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả HĐGDHN cho HS
Bảng 2.8. Công tác kiểm tra. Đánh giá HĐGDHN ở các trường THPT tỉnh Bình Dương TT NỘI DUNG Nhóm đánh giá TB CBQL GV HS TS % TS % TS %
5.1 Giáo viên trao đổi, trò chuyện,
vấn đáp với học sinh 28 31,8 252 38,7 256 39,3 36,62
5.2 Giáo viên cho học sinh viết bản thu hoạch về các chủ đề được học
13 14,8 54 8,3 75 11,5 11,53
5.3 Giáo viên cho học sinh làm bài
trắc nghiệm 23 26,1 224 34,4 124 19,0 26,53
5.4 Giáo viên quan sát hoạt động
của học sinh 10 11,4 42 6,5 54 8,3 8,70
5.5 Giáo viên đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh như bài thuyết trình, tiểu phẩm, kịch,..
9 10,2 49 7,5 78 12,0 9,91
5.6 Giáo viên chủ nhiệm đánh giá
qua hạnh kiểm của học sinh 5 5,7 30 4,6 64 9,8 6,71
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.8, việc kiểm tra đánh giá HĐGDHN phần lớn được thực hiện thông qua “giáo viên trao đổi, trò chuyện và vấn đáp với học sinh” (TB = 36,62) và thông qua việc “giáo viên cho học sinh làm bài trắc nghiệm” (TB = 26,53). Các hình thức đánh giá còn lại cũng được giáo viên thực hiện nhưng khả năng áp dụng vào việc đánh giá chưa nhiều, đánh giá bằng cách viết bài thu hoạch (TB = 11,53); đánh giá qua sản phẩm của học sinh như thuyết trình, tiểu phẩm, kịch,.. (TB = 9,91), qua quan sát hoạt động của học sinh (TB = 8,70), đánh giá việc tham gia HĐGDHN thông qua hạnh kiểm (TB = 6,71). Nhìn chung việc kiểm tra đánh giá HĐGDHN được thực hiện chưa phong phú đa dạng, hầu như tập trung vào việc đánh giá thông qua trao đổi, trò chuyện với HS. Điều này cho thấy HĐGDHN được tổ chức ở nhà trường THPT chỉ thông qua việc thực hiện nội dung chương trình GDHN
của Bộ GD & ĐT quy định chứ hình thức kiểm tra, đánh giá chưa quan tâm nhiều.