Xây dựng đội ngũ giáo viên, các lực lượng tham gia HĐGDHN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh bình dương (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên, các lực lượng tham gia HĐGDHN

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. (NQTW2 khóa VIII trang 40). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục hướng nghiệp trong thời gian tới, chúng ta cần có một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm về dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt có tay nghề thực hành giỏi. Đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp phải đủ các loại hình bao gồm giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và hướng nghiệp. Hiện nay các trường không có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách mà chỉ có GV kiêm nhiệm nhưng để dạy hướng nghiệp cho HS cũng cần có những GV thật sự có năng lực và tâm huyết với nghề.

Để có lực lượng GV tham gia HĐGDHN ở các trường THPT quan tâm nhiều đến đội ngũ GVCN sẵn có cùng với GV Kỹ thuật, dạy nghề, GV có nhiều kinh nghiệm, lực lượng GV làm công tác Đoàn TNCS HCM tại trường tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn GV hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế ở các trường THPT. Tiếp đó, phải tạo điều kiện cho lực lượng này thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng để họ có cơ hội nâng cao tay nghề nhằm có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong HĐGDHN.

Về lâu dài, trong khi chờ đợi các trường đại học đào tạo GVBM giáo dục hướng nghiệp, cần tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học khoa Tâm lý học, Giáo dục học, bổ sung thêm kiến thức về HĐGDHN, đảm nhận việc giảng dạy HĐGDHN ở các trường THPT, bởi vì các em sinh viên này được đào tạo một cách bài bản, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tiếp cận với nhu cầu xã hội về nghề nghiệp trong tương lai có khả năng tổ chức các HĐGDHN và tư vấn nghề cho HS THPT.

* Cách tổ chức thực hiện

Tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tham gia HĐGDHN ở các trường THPT.

Phát huy, tạo điều kiện cho giáo viên dạy môn kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp tham gia HĐGDHN và dạy nghề phổ thông cho học sinh ngay tại trường.

Hợp đồng với giáo viên ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về dạy hướng nghiệp cho học sinh.

Vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của địa phương và đất nước.

Cử giáo viên và cán bộ quản lý đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt công tác hướng nghiệp.

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh đã ra trường và thành đạt. Đặc biệt là những cựu học sinh của trường đang làm việc tại các cơ sở sản xuất ở địa phương, những người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã

trưởng thành và lập nghiệp tại địa phương là những gương điển hình về lập thân, lập nghiệp.

Có chế độ bồi dưỡng Ban hướng nghiệp và những người tham gia làm công tác giáo dục hướng nghiệp thích hợp.

* Khảo sát tính cần thiết, khả thi

Bảng 3.2. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người tham gia HĐGDHN

TT BIỆN PHÁP CBQL GV Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi

1 Tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo

viên tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp 2,59 2,39 2,73 2,63 2

Phân công cho giáo viên dạy môn kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp tham gia vào công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh ngay tại trường

2,61 2,43 2,69 2,67

3

Hợp đồng với giáo viên ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về dạy

hướng nghiệp cho học sinh 2,64 1,91 2,47 2,38 4

Vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của

địa phương và đất nước 2,64 1,90 2,42 2,52

5

Cử giáo viên và cán bộ quản lý đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt công tác hướng

nghiệp 2,58 2,17 2,57 2,62

6

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh đã ra trường và thành

đạt 2,60 2,17 2,42 2,43

7

Thành lập Ban tư vấn hướng nghiệp và những người tham gia làm công tác giáo dục hướng

nghiệp thích hợp 2,59 2,59 2,56 2,65

Qua khảo sát bảng 3.2. cho chúng ta thấy, các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên, lực lượng tham gia HĐGDHN ở trường THPT được hai nhóm CBQL vaà G cho rằng cần thiết thực hiện (TB>2,4) và khả năng thực hiện các biện pháp trên hầu hết là khả thi. Riêng hai biện pháp “Hợp đồng với giáo viên ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về dạy hướng nghiệp cho học sinh” và “Vận động các

nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của địa phương và đất nước” được CBQL cho rằng ít khả thi (TB = 1,91; 1,90). Qua trao đổi với CBQL cho rằng hai biện pháp trên ít khả thi do kinh phí dành cho HĐGDHN trong nhà trường còn gặp khó khăn. Nói chung, các biện pháp trên rất cần thiết nhằm đạt hiệu quả trong công tác tổ chức dạy học HĐGDHN.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh bình dương (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)