Nội dung quản lý HĐGDHN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh bình dương (Trang 35 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nội dung quản lý HĐGDHN

1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDHN

Một tập thể lao động, trong đó mọi người liên kết với nhau thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình và của bản thân mình. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ vủa mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình HĐGDHN.

tiêu, chương trình HĐGDHN, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ HĐGDHN. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDHN giúp các nhà quản lý trường học tập trung chú ý vào mục tiêu HĐGDHN, dự kiến trước khả năng ứng phó với những thay đổi có thể xảy ra trong việc thực hiện kế hoạch, lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả HĐGDHN trong nhà trường THPT, đồng thời tạo điều kiện cho nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia HĐGDHN.

1.3.2.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN

Một trong những khâu quan trọng của việc quản lý HĐGDHN chính là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN ở các trường THPT. Việc cụ thể hóa kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời điểm nhất định, phân công trách nhiệm từng thành viên và việc thực hiện kế hoạch đến đâu, hiệu quả ra sao đều phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN của lãnh đạo nhà trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN, có thể xảy ra những tình huống ngoài dự kiến của kế hoạch, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt đến mục đích mong đợi.

1.3.2.3. Kiểm tra, đánh giá HĐGDHN

Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá là một quá trình, theo một quá trình, đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạt động giáo dục, từng môn học và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục .

Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên, việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, cấp. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện

các mục tiêu đã được xác định.

* Các tiêu chí của đánh giá

Đánh giá được toàn diện (nhiều mặt) kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS.

Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS của các cơ sở giáo dục.

Đảm bảo khả thi: Nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp

với mục tiêu theo từng môn học.

Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, năng lực HS, cơ sở giáo dục. Dải phân hoá càng rộng càng tốt.

Đảm bảo giá trị, hiệu quả cao: đánh giá được, đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra.

1.3.2.4. Đảm bảo các điều kiện cho HĐGDHN

Khuyến khích sử dụng phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học (TBDH) trong từng tiết dạy, nhất là các tiết thí nghiệm, thực hành trên lớp. Không chỉ là xem thiết bị dạy học là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học. PTDH, TBDH không chỉ minh hoạ, còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú trọng sử dụng PTDH mới, phát triển năng lực sử dụng PTDH mới, đa phương tiện cho học sinh và tận dụng tối đa những phương tiện, thiết bị dạy học sẵn có, đồng thời phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học cho bộ môn mình đang phụ trách, nhất là đối với bộ môn HĐGDHN ở trường THPT. Chẳng hạn như, những thiết bị đơn giản, dễ làm có thể được GV, HS tự làm, góp phần làm phong phú thêm TBDH của nhà trường.

Cần lưu ý tới các hướng dẫn sử dụng, bảo quản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của các trường đề ra các quy định để thiết bị được GV, HS sử dụng tối đa.

Cần tính tới việc thiết kế đối với trường mới và bổ sung đối với trường cũ các phòng học bộ môn, trước mắt là phòng học cho các môn thực nghiệm (Lý, Hóa, Sinh, Tin học, phòng học đa năng) và kho chứa thiết bị bên cạnh các phòng học bộ môn.

Hỗ trợ GV biết sử dụng PPDH hiệu quả, đặc biệt là PPDH mới: Lựa chọn và sử dụng hợp lý PTDH, biết sử dụng PTDH trên cơ sở lôgic quá trình nhận thức của HS và chú ý đến các chức năng lý luận DH nhằm đáp ứng đổi mới PPDH và thực nghiệm mục tiêu dạy học.

TBDH là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình SGK nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới PPDH hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của HS. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện TBDH phải tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Cơ sở vật chất (CSVC) của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

Cần tăng cường sử dụng, coi là phương tiện để nhận thức, không chỉ thuần tuý là sự minh họa. Đây là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng giúp HS có hứng thú tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Coi trọng quan sát, phân tích, nhận xét, dẫn đến hình thành khái niệm.

Động viên giáo viên sử dụng PTDH để hình thành khái niệm, chưa được hiểu đúng. Yêu cầu GV phải nắm rất vững tư tưởng này để truyền đạt kiến thức, đầy đủ, đúng yêu cầu về mức độ nhận thức. Có nội dung là “chứng minh” qua TBDH, vì vậy, không sa đà vào giải thích, không dùng ngôn ngữ khoa học chặt chẽ thay cho PTDH mô tả để HS nắm được khái niệm. Sử dụng thiết bị hiện đại trong điều kiện có thể sẽ có tác động rất sâu vào nhận thức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý HĐGDHN ở một số nước trên thế giới đã nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của HĐGDHN cho HS ở các trường THPT. Đây không phải là vấn đề mới mà là vấn đề đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, từ xu thế cải cách các trường học ở Châu Âu cuối thế kỷ XX gắn với hướng nghiệp và đào tạo nghề, kể cả việc chuẩn bị nguồn nhân lực và tinh thần hướng nghiệp và việc coi học tập là quá trình liên tục, kéo dài suốt cả cuộc đời.

Ở Việt Nam, HĐGDHN ở các trường THPT được tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các ban ngành, đoàn thể trong toàn xã hội quan tâm.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những vấn đề mới cần quán triệt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý HĐGDHN. Chẳng hạn như, việc giáo dục ý thức chính trị và lý tưởng nghề nghiệp cho người lao động; hướng nghiệp gắn với việc học tập, làm chủ công nghệ mới; hướng nghiệp chuẩn bị con người năng động, thích ứng với thị trường.

Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý trường học, quản lý HĐGDHN ở các trường THPT và một số khái niệm khác liên quan đến đề tài. Qua đó, chúng ta biết được làm thế nào để nâng cao được hiệu quả quản lý HĐGDHN trung học phổ thông hiện nay. Để hiểu rõ hơn về HĐGDHN, mời các bạn cùng xem xét thực trạng quản lý HĐGDHN ở các trường THPT tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh bình dương (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)