Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh bình dương (Trang 58 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2.Nguyên nhân của hạn chế

Sự chỉ đạo sâu sát từ Bộ Giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục về HĐGDHN còn ít, thiếu theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.

Lãnh đạo nhà trường xem trọng việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, ít quan tâm đến HĐGDHN, thường khoán trắng cho GVCN lớp căn cứ nội dung chương trình mà Bộ quy định để thực hiện.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo điều

kiện cho HĐGDHN chưa thật sự được CBQL quan tâm, chưa đồng bộ, CBQL chỉ

quan tâm nhiều đến tư vấn tuyển sinh đối với HS cuối cấp học, thiếu tập trung chỉ đạo sâu sát từ các nhà quản lý giáo dục đến lực lượng tham gia HĐGDHN làm cho hoạt động có lúc thì sôi nỗi, có lúc thì trầm lắng.

Sự quan tâm của gia đình HS và HS về HĐGDHN ở trường còn ít mà phần nhiều quan tâm đến học tập văn hoá, chú ý đến việc làm sao để con em đậu vào các trường đại học, chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục toàn diện cho các em.

Sự quá tải của nội dung chương trình HĐGDHN so với thời lượng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực tế cho thấy ở các trường THPT tỉnh Bình Dương thực hiện giáo dục hướng nghiệp 1 tiết/ 1 tháng/ 1 chủ đề cho nên

việc chuyển tải nội dung gặp rất nhiều khó khăn, hầu như chỉ biết chứ chưa đi sâu vào hết từng chủ đề trong nội dung giáo dục.

Nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về HĐGDHN còn nhiều, việc tham gia HĐGDHN của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường còn hạn chế.

Kinh phí dành cho HĐGDHN chưa được đầu tư đúng mức, hầu như sử dụng

kinh phí do ngân sách cấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hình thức HĐGDHN cho học sinh.

Các điều kiện, phương tiện, TBDH phục vụ cho HĐGDHN còn thiếu thốn hoặc không phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm ít có đề tài liên quan đến HĐGDHN ở các trường THPT, phần lớn tập trung vào các bộ môn, quản lý tài chính mà không đi sâu vào lĩnh vực định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề hay giới thiệu về nhu cầu ngành nghề mà xã hội đang cần.

HĐGDHN là một hình thức học tập mới đối với HS THPT vì Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới đưa vào chương trình chính thức vào năm học 2006-2007 với hình thức tổ chức như các hoạt động ngoại khóa, số tiết quy định cho mỗi chủ đề quá ít so với nhu cầu tìm hiểu, tư vấn nghề mà phần lớn HS đang mong đợi

Sự phản ứng của xã hội trước những chủ trương thay đổi của giáo dục cũng là một rào cản cho việc tổ chức HĐGDHN ở các trường THPT tỉnh Bình Dương hiện nay như quy hoạch đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, cảnh “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn còn đang diễn ra, thêm vào đó, một số sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn không xin được việc làm hoặc buộc phải làm những nghề không đúng với ngành nghề được đào tạo. Lực lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên môn trong việc sử dụng. Ngành giáo dục tỉnh Bình Dương có kế hoạch đào tạo nghề nhưng vẫn chưa đáp ứng được mức độ cần thiết của xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả khảo sát thực trạng HĐGDHN và quản lý HĐGDHN ở các trường tỉnh Bình Dương, luận văn làm rõ tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Bình

Dương trong những năm qua. Thông qua vài nét khái quát về giáo dục đào tạo, cùng với những thành tựu mà ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bình Dương đã đạt được như chất lượng, hiệu quả đào tạo; xây dựng đội ngũ; đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, và việc bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong toàn ngành …, cho thấy sự phấn đấu không ngừng vươn lên của tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đang chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Luận văn cũng làm rõ thực trạng về công tác quản lý HĐGDHN ở các trường THPT. Từ thực trạng nhận thức của HS về HĐGDHN ở các trường, cho đến việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT của Bộ và hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương. Hơn thế nữa, những nội dung có liên quan đến thực trạng quản lý HĐGDHN ở các trường THPT cũng được làm rõ, chẳng hạn như, thực trạng về xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDHN; về phương pháp giảng dạy HĐGDHN; về hình thức tổ chức, chỉ đạo thực hiện; về các lực luợng tham gia; về kiểm tra, đánh giá cũng như các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị phục vụ HĐGDHN và nguyên nhân tác động đến hiệu quả quản lý và thực hiện nội dung chương trình HĐGDHN ở các trường THPT hiện nay tại tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Nâng cao nhận thức về HĐGDHN

* Mục đích của biện pháp

Nhận thức là rất quan trọng, là tiền đề, là cơ sở cho mọi hành động. Nhận thức đúng thường dẫn đến hành động đúng. Qua khảo sát thực trạng HĐGDHN ở các trường THPT chúng tôi nhận thấy CBQL, GV, HS, Ban đại diện cha mẹ học sinh và những người tham gia HĐGDHN còn hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này. Vì vậy, cần có sự tác động đến các lực lượng tham gia

HĐGDHN ở các trường THPT.

* Nội dung

Làm cho các cấp quản lý quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông đã được khẳng định trong Luật Giáo dục, nắm được văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác hướng nghiệp ngay từ đầu năm học. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cần thể hiện rõ ràng việc triển khai nhiệm vụ chung của ngành về công tác này cho các trường phổ thông, đồng thời giao chỉ tiêu thực hiện công tác hướng nghiệp (thông qua việc triển khai các con đường hướng nghiệp) cho các trường, mạnh dạn cho trường chủ động triển khai việc dạy nghề phổ thông cho phù hợp với thực tiễn địa phương nhưng phải đảm bảo chất lượng và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại các trường.

Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cùng với những tiêu chí nhất định làm tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh thực hiện HĐGDHN cho học sinh phổ thông và cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham gia hoạt động này trong nhà trường (CBQL, GVCN , GVBM, GV kỹ thuật, Đoàn TNCSHCM…).

Tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, về giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông về công tác hướng nghiệp ngay từ đầu năm học. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cần thể hiện rõ ràng việc triển khai nhiệm vụ chung của ngành, mạnh dạn cho trường chủ động triển khai việc dạy nghề phổ thông cho phù hợp với thực tiễn địa phương nhưng phải đảm bảo chất lượng và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại các trường.

Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng khác về tầm quan trọng của HĐGDHN. Đối với đội ngũ GV và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho mọi người nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu cần phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp. Hàng năm, sau khi lĩnh hội những nội dung tập huấn về công tác hướng nghiệp do Trung tâm lao động – Hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, những nội dung này cần được phổ biến đến đội ngũ giáo viên và những người làm công tác hướng nghiệp để trên cơ sở nắm được vấn đề lý luận, các giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch triển khai công tác hướng nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Làm cho họ hiểu rõ, hướng nghiệp không phải là nhiệm vụ của những người có trách nhiệm mà là nhiệm vụ chung của tất cả GV trong nhà trường. Ở từng cương vị khác nhau, người GV đề có thể tận dụng thời gian, điều kiện, hiểu biết của mình để giúp đỡ học sinh và làm tốt công tác hướng nghiệp. “Mưa dầm thấm lâu”, nếu tất cả các thành viên trong nhà trường đểu thấu hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để tác động đến nhận thức học sinh thì chắc rằng sẽ giúp được học sinh chọn nghề phù hợp.

Cần phải tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường. Xác định mục tiêu, động cơ học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với HS. Cha mẹ HS và bản thân HS là những người quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn nghề. Vì vậy, nhận thức của họ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp. Thông qua các buổi họp hội CMHS, các phương tiện thông tin đại chúng,

cần làm cho CMHS nhận rõ ý nghĩa của việc hướng nghiệp đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này. Điều này rất khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay, khi nhận thức của không ít người còn lệch lạc, không có sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, dẫn đến không tư vấn được cho con em mình trong quá trình chọn nghề để dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Đồng thời phải xóa dần tư tưởng "đại học" trong nhận thức của cha mẹ HS. Chỉ mong con mình được vào đại học bằng mọi giá nên bắt con mình học ngày học đêm. Hay xóa bỏ tư tưởng cho con học nghề phổ thông chỉ để có điểm cộng vào kết quả thi tốt nghiệp mà không cho đó là con đường hướng nghiệp cần thiết cho con em mình. Qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để HS thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, tạo động lực cũng như cơ hội cho các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một cách tự nguyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội: Phải làm cho chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác quan tâm đến công tác hướng nghiệp để họ tích cực tham gia giúp đỡ nhà trường trong công tác này, bằng cách:

Tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương để họ giữ vai trò chủ trì, có trách nhiệm huy động các lực lượng, giúp đỡ các điều kiện để triển khai công tác hướng nghiệp và chỉ đạo sử dụng HS ra trường. Đồng thời, tranh thủ sự đóng góp ý kiến của chính quyền địa phương vào việc lập kế hoạch hướng nghiệp.

Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất để HS có thể đi tham quan, thực tập tay nghề ở các cơ sở này và vận động họ giúp đỡ về cơ sở vật chất - kỹ thuật, về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề để giúp đỡ nhà trường giới thiệu nghề và dạy nghề cho học sinh.

* Khảo sát tính cần thiết và khả thi

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh bình dương (Trang 58 - 63)