Thực trạng về thông tin

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 55 - 58)

9. Kết cấu của Luận văn

2.5.3. Thực trạng về thông tin

HTV luôn đi đầu trong ngành truyền hình nước nhà về kỹ thuật, về công nghệ chính là nhờ luôn theo dõi, cập nhật những thông tin xu hướng phát triển truyền hình thế giới. Từ đó, đem công nghệ mới nhất, hiện đại nhất ứng dụng vào sản xuất, phát sóng.

Trong năm 2012 vừa qua các đơn vị kỹ thuật cũng đã ứng dụng một số công nghệ mới, áp dụng quy trình làm việc mới khai thác tiềm năng con người, tận dụng ưu thế công nghệ mới để phục vụ sản xuất, phân phối.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất số : ghi hình, biên tập, lưu trữ và phát sóng hoàn toàn bằng file. Các đơn vị kỹ thuật trong Đài đã tiến hành tiêu chuẩn hóa các định dạng file phục vụ công tác sản xuất và truyền dẫn. Cụ thể như sau :

* Chuẩn file phát sóng : MPEG-2, Long GOP * Chuẩn file phục vụ truyền tin : MPEG-4 (H.264)

* Chuẩn truyền dẫn (vệ tinh, cáp, internet…) : MPEG-4 (H.264) - Bước đầu tiến hành số hóa kho tư liệu, quản lý nội dung số một cách khoa học, tiến tới việc khai thác dịch vụ sau này. Tính đến tháng 9/2012 Đài đã tiến hành số hóa được 5600 giờ tư liệu.Được biết, HTV đã lên kế hoạch xây dựng và đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm lưu trữ và kỹ thuật truyền thông tại Bình Dương (2011-2015) hoàn toàn sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp HTV, chi phí dự kiến 200 tỷ đồng.

- Nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật của các chương trình truyền hình, Đài đã đầu tư hệ thống thiết bị kỹ thuật đồng bộ nhằm hướng đến việc sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình độ phân giải cao ( HD – High Definition) nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức sản phẩm văn hóa ngày càng cao của khán giả.

- Phù hợp với xu thế phát triển công nghệ và sự cá nhân hóa việc xem truyền hình, HTV còn quan tâm đến việc phát sóng trên nhiều hạ tầng nhằm phục vụ khán giả mọi lúc, mọi nơi, vào lúc họ có nhu cầu xem chương trình. Hiện nay Đài đã phát triển được các hạ tầng truyền dẫn phát sóng như sau :

1. Truyền hình quảng bá (analog) mặt đất : hai kênh HTV7 và HTV9. Theo thống kê đến tháng 6/2012, đã có 61 trạm truyền hình mặt đất tại 38 địa phương trong cả nước tiếp sóng và phát lại chương trình của HTV

2. Truyền hình qua vệ tinh (DTH) : Phủ sóng Việt Nam, Lào, Campuchia, một phần Thái Lan và Malaysia

a. Band C phát trên vệ tinh Vinasat-1, theo chuẩn DVB-S2, MPEG-4. Gồm 10 kênh chương trình : HTV7,9 và 8 kênh của HTVC

b. Band Ku phát trên vệ tinh Vinasat-2, theo chuẩn DVB-S, MPEG-4. Gồm 25 kênh chương trình, bên cạnh các chương trình của HTV còn có 12 kênh chương trình của các địa phương.

Đánh giá thực trạng thông tin

- Đáp ứng được yêu cầu sản xuất, phát sóng an toàn và hiệu quả. Hệ thống thiết bị, kỹ thuật sản xuất, phát sóng đã từng bước được hiện đại hóa theo công nghệ tiên tiến của truyền hình thế giới.

- Chất lượng hình ảnh, âm thanh từng bước được chuẩn hóa, đường truyền tín hiệu ổn định đã góp phần tạo nên những chương trình chất lượng cao của HTV. Nhiều cầu truyền hình lớn, triển khai tại nhiều địa phương, có điều kiện triển khai kỹ thuật khó khăn đều đã được Đài thực hiện thành công, góp phần khẳng định được thương hiệu truyền hình HTV.

Tuy nhiên, do đầu tư nâng cấp hàng năm trong khi công nghệ thế giới phát triển như vũ bão, có dự án mua máy móc chưa về thì đã lạc hậu so với thị trường. Qua nhiều năm đầu tư với nhiều thế hệ máy khác nhau đã làm phức tạp quá trình lưu trữ, trao đổi dữ liệu ngay giữa các bộ phận trong HTV. Các bộ phận sản xuất trong HTV chưa có sự liên kết dùng chung tài nguyên, dùng chung cơ sở dữ liệu, mỗi nơi tự có kế hoạch lưu trữ nội dung riêng cho nhu cầu sản xuất (Ban Tư liệu chỉ lưu thành phẩm chương trình phát sóng, không lưu các files hình ảnh, âm thanh gốc trước khi dựng để làm hậu kỳ). Dù cho tất cả máy móc HTV là kỹ thuật số, nhưng không có công nghệ chung để khai thác dữ liệu, không xây dựng được một môi trường công nghệ số thì cũng chưa thể được coi là đã thực hiện thành công số hóa sản xuất, phân phối. Ví dụ, Trung tâm Sản xuất chương trình sử dụng hệ thống dựng DPS, Trung tâm tin tức dùng hệ thống Avid. Khi chuyển file giữa 2 nơi để hoàn thiện sản phẩm phải thực hiện công đoạn chuyển mã/giải mã vừa mất thời gian, công sức, hao mòn máy móc, vừa lãng phí tài nguyên lưu trữ dữ liệuở nhiều nơi cho cùng nội dung.Thực tế cho thấy, quản lý công nghệ ở HTV còn nhiều việc để làm. Khâu sản xuất HTV có các hệ thống kỹ thuật số rời rạc như các thiết bị phim trường, các phòng dựng,…; khâu phân phối vừa sử dụng hệ thống phát hình analog và digital, hệ thống phát hình kỹ thuật số mặt đất mới nhất Etere để thực hiện theo Đề án số hóa cũng không có liên kết nào với khâu sản xuất, lưu trữ; việc số hóa kho tư liệu cũng chỉ được tiến hành thử

nghiệm với quy mô hạn chế để tìm ra mô hình phù hợp.Với việc mạnh dạn đầu tư vào dự án xây dựng Trung tâm lưu trữ và kỹ thuật truyền thông, HTV cho thấy tầm nhìn xa trong việc phát triển công nghệ, tiến tới đồng bộ hóa mọi hoạt động HTV trên nền tảng kỹ thuật số. Trung tâm lưu trữ và kỹ thuật hoàn toàn có thể trở thành Trung tâm của khu vực, làm dịch vụ phục vụ công tác truyền hình cho các đơn vị truyền thông, đài truyền hình ở khu vực. Mạng cáp quang kết nối Trung tâm với tốc độ cao cung cấp sự liên kết kho dữ liệu của Trung tâm với các đài truyền hình, cơ quan truyền thông, các đơn vị kinh tế-giáo dục … Mối liên kết đa ngành này sẽ là tiền đề tạo nên sự hợp tác, giao lưu trao đổi nội dung số giữa các đơn vị truyền thông. Mạng kết nối này cũng là cơ sở để phát triển các dịch vụ dựa trên nội dung số như mua bán chương trình truyền hình, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu…

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 55 - 58)