Thực trạng về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 53 - 55)

9. Kết cấu của Luận văn

2.5.2. Thực trạng về nguồn nhân lực

Tiếp tục phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, lãnh đạo Đài tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự, tinh gọn, linh hoạt, phù hợp tình hình phát triển của Đài và thích nghi với những thay đổi liên tục trong hoạt động thông tin truyền thông hiện nay.

Trong năm 2012, Đài đã tiến hành các công việc sau liên quan đến tổ chức nhân sự và đào tạo:

- Thực hiện thủ tục bổ nhiệm mới cho 8 cán bộ quản lý, điều động 3 cán bộ và bổ nhiệm lại 4 cán bộ.

- Ký kết 105 hợp đồng lao động các loại, thực hiện quyết định nâng bậc lương đóng bảo hiểm xã hội cho 79 cá nhân, làm thủ tục nâng lương cho 188 cá nhân, thực hiện thủ tục nghỉ hưu cho 20 cá nhân, xét tuyển viên chức cho 45 cá nhân.

- Tổ chức kỳ thi tuyển dụng năm 2012 đối với các chức danh Biên tập – phóng viên, đạo diễn – quay phim, kỹ sư, biên phiên dịch với 350 hồ sơ, trong đó 34 cá nhân trúng tuyển.

- Cử nhân sự tham gia các khóa đào tạo kiến thức chuyên môn như kỹ thuật thu âm thanh stereo, lớp quay phim bằng thẻ nhớ và truyền tin 3G, lớp Phương pháp sử dụng ngôn ngữ truyền hình, Phương pháp lãnh đạo, cùng các lớp đào tạo các kỹ năng khác như an ninh quốc phòng, Quản lý năng lượng, giám sát thi công xây dựng,.. cho 306 cá nhân. Liên kết với các trường Đại học tại Úc, Thụy Điển tổ chức các khóa đào tạo về Sản xuất tin thời sự, sắp xếp chương trình truyền hình, quản lý cấp cao, quản lý chiến lược về kinh doanh cho 99 cá nhân tham gia.

- Chăm lo phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên; dành nhiều kinh phí cho công tác đào tạo để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ của đội ngũ phóng viên biên tập, trình độ và tay nghề đội ngũ kỹ thuật viên để đáp ứng với yêu cầu phát triển của Đài; trong năm 2012, đã sắp xếp công tác chuyên môn và cử Phóng viên, Biên tập, Kỹ sư, Chuyên viên tham gia học các lớp về lý luận cao cấp chính trị và trung cấp chính trị.

Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực

Theo các báo cáo của HTV, nguồn lực con người luôn được quan tâm phát triển. Công tác tổ chức nhân sự, kiện toàn bộ máy về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu của Đài trong giai đoạn hiện nay.

- Đài đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời quan tâm chăm lo quyền lợi, đời sống người lao động : Nâng bậc lương đúng thời hạn quy định, giải quyết nâng lương trước hạn đối với người có thành tích trong công tác; giải quyết chế độ nội bộ theo chức danh, ngạch bậc vị trí công tác; điều chỉnh bổ sung các chế độ nội bộ, cộng tác viên phù hợp tình hình doanh thu và nhiệm vụ cơ quan; động viên khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong tuyên truyền và chuyên môn; chăm lo các dịp lễ tết.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực được lãnh đạo Đài quan tâm, tập trung đầu tư. Đài đã bố trí kinh phí mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tập trung đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động, bước đầu tạo được sự đổi mới trong công tác quản lý, công tác sản xuất chương trình, từng bước xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Đài là một đơn vị vững mạnh về truyền thông trong nước và quốc tế.

- Công tác tuyển dụng nhân sự được tiến hành công khai, minh bạch qua đó giúp Đài bổ sung nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng hàng năm.

Tuy nhiên, theo các ý kiến chuyên gia cho rằng nguồn lực con người chưa được khai thác triệt để, hiệu quả như mong muốn do yếu tố khách quan và chủ quan. Dưới góc độ quản lý con người, truyền hình cũng bước vào giai đoạn xã hội hóa quyết liệt. Như đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội

ngày càng được nâng lên, và trí tuệ ấy ngày càng được quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chính truyền hình cũng đang tìm mọi cách để hấp thu trí tuệ xã hội để đầu tư cho sự phát triển. Điều đó sẽ càng trở nên quan trọng khi phân công lao động và chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đạt đến trình độ cao. Sản phẩm truyền hình là kết quả của một chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau. Để có những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, tất cả các công đoạn đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng và được hoàn thành với trình độ chuyên môn cao. Yêu cầu công việc cho thấy việc tự đào tạo lẫn nhau, tự nâng cao trình độ là điều cần nhưng chưa thể là điều kiện đủ. Truyền hình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi không tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành. Trong hoạt động quản lý ở truyền hình, xã hội hóa các nguồn lực lao động là một xu hướng tất nhiên không thể cưỡng lại được. Dù có nhiều cố gắng trong đào tạo nguồn lực con người, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu làm chủ công nghệ, phát triển lên công nghệ số. Việc đáp ứng nguồn lực này cho hoạt động HTV còn mang tính đối phó, thiếu đâu thì bổ sung đó, cần làm việc gì thì đào tạo kiến thức để làm việc đó.

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)