Vai trò của các thiết chế trong việc thúc đẩy hội tụ côngnghệ số

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 27 - 32)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Vai trò của các thiết chế trong việc thúc đẩy hội tụ côngnghệ số

Truyền hình Việt Nam phải thúc đẩy hội tụ công nghệ số do môi trường quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống, xu thế phát triển mọi lĩnh vực đều liên quan đến số hóa, đến công nghệ cao, cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra mạnh mẽ. Mức độ hội tụ công nghệ số càng cao, truyền hình càng có nhiều lợi thế cạnh tranh với các ngành nghề khác. Hội tụ công nghệ số giúp ngành truyền hình tồn tại và phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu truyền thông của nhân dân. Nếu các đài PTTH không sớm hình thành, hoàn thiện các thiết chế thì không có cơ sở, không tạo được một hạ tầng kỹ thuật cho quá trình hội tụ công nghệ số, công nghệ lạc hậu sẽ ảnh hưởng không tốt trực tiếp đến khả năng sản xuất, phân phối chương trình truyền hình. Nói cách khác, các thiết chế giúp tạo dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng bộ hóa, quy chiếu hóa tất cả các giai đoạn hoạt động truyền hình về công nghệ số; giúp khắc phục, loại bỏ công nghệ lạc hậu kìm hãm đà phát triển mọi mặt của các đài, tác động tích cực đến khả năng sản xuất, phân phối chương trình truyền hình.

Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức WTO từ năm 2007. Xuất phát từ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp truyền thông cần phải số hóa toàn bộ mọi hoạt động của mình. Những tổ chức nào ý thức được sân chơi lớn này sẽ phải có các chiến lược phát triển đi kịp xu hướng thời đại. THVN không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có tích cực hội nhập, đầu tư đúng cho công nghệ, mới

giúp THVN tiếp cận với các kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến thế giới. Hội tụ công nghệ số không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và văn hóa. Nền văn hóa toàn cầu và tính tương tác của phương tiện thông tin truyền thông mới giống như là internet đã mở ra triển vọng mới, vượt xa truyền thống, phương tiện truyền thông quốc gia. Hội tụ chắc chắn sẽ mở ra thông tin thị trường tổng thể và trở thành chất xúc tác cho giai đoạn tiếp theo của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ càng làm cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Như trên có phân tích, thế giới ngày nay được coi là thế giới “phẳng”, dù cho ở đâu trên trái đất, con người đều có thể liên lạc với nhau hầu như tức thì nhờ vào mạng máy tính, điện thoại thông minh,… Sự hội tụ công nghệ số là tất yếu, THVN đã nhận thức được và bắt đầu có những bước đi phù hợp để thúc đẩy nhanh hơn quá trình này. Báo Thế Giới Vi Tính số tháng 8/2013 nói nhiều đến OTT TV (Over- The-Top Television). OTT là các dịch vụ gia tăng chạy trên nền các dịch vụ và hạ tầng mạng. OTT TV sẽ đem sóng truyền hình đến với con người ở mọi lúc, mọi nơi nếu nơi đó có hạ tầng mạng. Các đài PTTH muốn thực hiện được OTT TV không còn con đường nào khác là hội tụ công nghệ số.

THVN trong nhiều năm qua đã mang đến cho khán giả nhiều chương trình hay, hấp dẫn. Tuy nhiên, nhu cầu của nhân dân lúc nào cũng ngày càng cao. THVN không thể thỏa mãn với những thành công quá khứ, phải biết tự đổi mới, sáng tạo, phải có tầm nhìn trong hoạt động sản xuất và phân phối. Để có được nhiều chương trình hay, THVN phải đầu tư con người, công nghệ. Để có thể phân phối chương trình truyền hình đến được nhiều đối tượng khán giả hơn nữa ở mọi lúc, mọi nơi, THVN cũng phải chú trọng đến con người và công nghệ. Đổi mới công nghệ (gắn liền với các giải pháp toàn diện như về tài chính, con người, thông tin, quản lý) luôn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngành truyền hình.

Thế giới ngày nay có đặc điểm nổi bật là sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi truyền hình

không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhiều tầng lớp trong xã hội. Không phải ai cũng có thể hình dung rõ rệt diện mạo và nhất là cơ chế hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian tới như thế nào. Nhưng, có một điều chắc chắn là mỗi người đều phải tự mình nhìn lại và tự mình điều chỉnh các suy nghĩ truyền thống quen thuộc từ trước đến nay. Nhà nước đã cho phép xã hội hóa khâu sản xuất truyền hình (chỉ còn nắm độc quyền về phát sóng). Các công ty truyền thông xuất hiện ngày càng nhiều tham gia vào sản xuất chương trình, hình thành nên thị trường cạnh tranh giữa các công ty truyền thông với nhau và ngay cả với các bộ phận sản xuất của các đài PTTH trong cả nước. Trong cuộc bùng nổ về thông tin, giữa lòng cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành công chúng, điều cần thiết với những người làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thức rõ những thách thức và thời cơ, thấy được xu thế vận động làm cơ sở để xây dựng chiến lược hành động phù hợp cho sự phát triển của ngành.

Chỉ có phát triển, đổi mới công nghệ thì mới tránh được đầu tư không đúng hướng, sử dụng công nghệ lãng phí, tiếp đến có thể chiếm lợi thế về thị phần, về thương hiệu, về kinh tế. Cụ thể, một khi công nghệ số được áp dụng thành công tại các đài, các lợi ích đem lại sẽ hết sức to lớn. Nhờ có các thiết chế hoàn thiện, có các quy trình làm việc sẽ giúp tiết kiệm được thời gian nhờ vào việc dùng chung tài nguyên, chia sẻ dữ liệu trên một hạ tầng kỹ thuật thống nhất. Một tập tin khi được đưa vào hệ thống lưu trữ có thể truy xuất nhanh chóng, tái sử dụng nhiều lần, phát sóng một cách dễ dàng trên nhiều hạ tầng. Mặt khác, áp dụng thành công công nghệ số còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như các chi phí vận hành và bảo trì do các thiết bị máy tính, mạng rất phổ biến và có quy chuẩn thống nhất. THVN sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu, tiếp cận được những công nghệ mới nhất trên thế giới.

Xã hội hóa công đoạn truyền dẫn, phát sóng trong lộ trình số hóa truyền hình là xu thế chung đã được các nước tiên tiến trên thế giới thực hiện, nhằm

huy động nguồn vốn trong xã hội. Làn sóng số hoá đang vươn mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng đang từng ngày được chứng kiến sự xâm thực của làn sóng này. Để hòa cùng làn sóng, xu hướng chung đó và để thực hiện nghị quyết của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), ngày 16/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

Quyết định số 2451/QĐ-TTg về “Đề án Số hóa Truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2011 là động lực, là yêu cầu đòi hỏi các đài PTTH thúc đẩy nhanh quá trình số hóa. Đề án đã đặt ra mục tiêu là : Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất; Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất; Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước. Theo kế hoạch triển khai của Đề án, các đài PTTH tùy thuộc địa phương thuộc nhóm I, II,III hay IV có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất từ 2012 đến năm 2020. Riêng các thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội (cũ), TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (thuộc nhóm I) phải thực hiện đề án từ 2012 đến 2015. Điều này cho thấy sự thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số là cần thiết khách quan, còn hơn thế nữa là tính cấp bách của nó, bởi vì thời gian từ nay đến năm 2015 đối với các đài thuộc nhóm I không còn nhiều nữa.

* Kết luận Chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ, phân tích các khái niệm, nội dung cơ bản có liên quan đến đề tài.

- Hội tụ tạo ra sự thống nhất trong công nghệ truyền hình, thống nhất quy trình làm việc cho cán bộ, nhân viên tại các đài PTTH, số hóa hoàn toàn các công đoạn hoạt động truyền hình thông qua một hệ thống thông tin điện tử. Hội tụ công nghệ số sẽ giúp cho mọi người mở rộng được khả năng truy

cập thông tin, có được những thông tin cần thiết mọi nơi mọi lúc, truyền hình sẽ dần dần tiệm cận và hòa vào các dịch vụ đa phương tiện khác như viễn thông, internet, …

- Thiết chế là cơ cấu và các quy định để thực hiện mục tiêu thúc đẩy hội tụ số được thống nhất giữa các bộ phận hợp thành trong sự xung đột giữa lạc hậu và tiên tiến, giữa đổi mới và chống lại đổi mới trong các quy định về quy chế tài chính, chia sẻ thông tin và cung cách quản lý v.v…thiết chế được hiểu là sắp đặt, định ra, đặt ra các tiêu chuẩn, các bước thực hiện, môi trường làm việc giúp mọi cán bộ, nhân viên các đài truyền hình làm việc có quy cũ, khoa học, đúng chức trách nhiệm vụ, thuận lợi, hiệu quả trong sản xuất, phân phối và quản lý. Thiết chế có vai trò quan trọng thúc đẩy hội tụ công nghệ số. Nếu các đài PTTH sớm hình thành, hoàn thiện các thiết chế sẽ giúp tạo dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng bộ hóa, quy chiếu hóa tất cả các giai đoạn hoạt động truyền hình về công nghệ số; giúp khắc phục, loại bỏ công nghệ lạc hậu kìm hãm đà phát triển mọi mặt của các đài, tác động tích cực đến khả năng sản xuất, phân phối chương trình truyền hình.

- Các nội dung liên quan đến mối liên hệ giữa các khái niệm trên như “vốn”, “thông tin”, “nguồn nhân lực”, “quản lý” chính là các gợi ý để so sánh với thực trạng Truyền hình Việt Nam ở chương 2, từ đó đưa ra các giải pháp trong chương 3 để hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT CHẾ ĐẾN HỘI TỤ CÔNG NGHỆ SỐ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)