Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 82 - 126)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Dưới góc độ quản lý con người, truyền hình cũng bước vào giai đoạn xã hội hóa quyết liệt. Như đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội ngày càng được nâng lên, và trí tuệ ấy ngày càng được quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chính truyền hình cũng đang tìm mọi cách để hấp thu trí tuệ xã hội để đầu tư cho sự phát triển. Điều đó sẽ càng trở nên quan trọng khi phân công lao động và chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đạt đến trình độ cao. Sản phẩm truyền hình là kết quả của một chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau. Để có những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, tất cả các công đoạn đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng và được hoàn thành với trình độ chuyên môn cao. Yêu cầu công việc cho thấy việc tự đào tạo lẫn nhau, tự nâng cao trình độ là điều cần nhưng chưa thể là điều kiện đủ. Truyền hình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi không tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành. Trong hoạt động quản lý ở truyền hình, xã hội hóa các nguồn lực lao động là một xu hướng tất nhiên không thể cưỡng lại được.

Cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và có năng lực tổ chức để có thể đảm bảo đài truyền hình hoạt động đúng chức năng và phục vụ nhu cầu xem truyền hình càng ngày càng cao của mọi đối tượng khán giả, mọi lúc, mọi nơi.

Đối với các vấn đề về tuyển chọn, giữ chân người được tuyển dụng, ngành truyền hình cần thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của ứng viên, tạo môi trường làm việc thân thiện ngay từ vòng phỏng vấn cũng là những "chiêu" giữ người hiệu quả. Một nhà quản lý có thâm niên trong nghề, hiện đang là giám đốc một kênh truyền hình cho rằng : Những người làm truyền hình giỏi rất có cá tính, nên môi trường làm việc luôn được

quan tâm hàng đầu. Môi trường tốt còn giúp sàng lọc hiệu quả bởi sản phẩm truyền hình là sự cộng hưởng năng lực, những người không có khả năng phải tự rút lui. Các công ty Truyền thông cũng xác định những chiến lược đào tạo cụ thể, liên kết với các đài truyền hình lớn để dần chuyên nghiệp hóa. Lợi thế của ngành truyền hình là thu hút rất đông nguồn nhân lực trẻ, xây dựng kế hoạch đào tạo bài bản, giữ người bằng môi trường chuyên nghiệp chính là cách để phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực này.

* Công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo cũng cần cân nhắc kỹ về khả năng chuyên môn nghiệp vụ. Đưa những người vừa có tài, vừa có tâm làm công tác quản lý dễ gây thiện cảm với nhân viên, được nhân viên nể phục.

* Về thù lao sản xuất, tất cả các chương trình trước khi bắt đầu thực hiện cần khai rõ các chức danh để khi hoàn thành làm bảng căn cứ tính chi phí theo chức danh công việc, tránh sự bất công và thiếu sót, tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Đối với các sản phẩm đạt chất lượng cao, khi khen thưởng cần nêu rõ thành tích từng cá nhân và có hình thức khen thưởng phù hợp cho các cá nhân, tránh khen chung chung.

* Chú trọng việc phân bổ kinh phí cho hoạt động của các đài, cần tạo ra các quỹ hoạt động vì sự nghiệp đài hoặc lương phụ cấp hàng tháng cho nhân viên hỗ trợ giá tiêu dùng tăng cao.

* Quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Đào tạo nâng cao năng lực nhân viên tại các đài truyền hình cần phải thiết thực, bám sát nhu cầu nhân viên, nhu cầu phát triển đài. Nên để cho các đơn vị trong đài nêu ý kiến, đề xuất về nghiệp vụ cần bổ sung, cần nâng cao từ đó các cấp lãnh đạo, quản lý tổng hợp lại đưa ra các chương trình giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, các đài cũng nên có chiến lược tạo nguồn nhân lực về lâu dài có trình độ, hiểu biết về truyền hình sâu sắc bằng cách liên kết với các trường đại học kỹ thuật mở chuyên ngành truyền

hình trong các trường để đào tạo có bài bản, giảm được chi phí đào tạo lại, đào tạo bổ sung kiến thức khi được tuyển dụng vào các đài truyền hình.

Đối với các biểu hiện tiêu cực về chức trách, về năng lực, các nhà quản lý các đơn vị cần mạnh dạn luân chuyển công tác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Điều này là cần thiết vì mục tiêu phát triển không ngừng của ngành truyền hình càng ngày càng yêu cầu chuyên nghiệp hóa. Xây dựng những chế độ chính sách nhất quán đối với từng bộ phận của đài, cho cụ thể từng đối tượng để đảm bảo cuộc sống giúp họ yên tâm trong công tác, nâng cao trách nhiệm hỗ trợ về nghiệp vụ giữa các đơn vị trong đài truyền hình.

Tóm lại, khi xây dựng thành công mạng liên kết MAM, với các giải pháp toàn diện như tổ chức, quản lý; cơ chế tài chính; chính sách nguồn nhân lực, … HTV sẽ đạt được nhiều mục tiêu phát triển :

* Đạt dược hiệu quả quảng bá, tuyên truyền, xã hội. Phục vụ công ích quốc gia, phục vụ tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, truyền bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, tăng cường giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa. Đưa được các chương trình truyền hình của HTV và đối tác đến mọi miền đất nước thông qua kỹ thuật truyền dẫn vệ tinh, các hạ tầng viễn thông đa phương tiện. Đảm bảo mọi gia đình Việt Nam được hưởng miễn phí các chương trình truyền hình HTV, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Chương trình mở rộng các kênh phát sóng ra nước ngoài phục vụ kiều bào các nước lân cận : Lào, Thái Lan, Myanmar, Cam- puchia.

* Tạo được một trung tâm lưu trữ số hóa với quy mô lớn, phối hợp liên kết khai thác làm phong phú, đa dạng nguồn dữ liệu, kho dữ liệu của HTV và cùng nó là truyền dẫn các chương trình địa phương.

* Đạt được hiệu quả kinh tế. Việc liên kết đa ngành, đa địa phương tạo ra nguồn thu mới cho việc phối hợp khai thác kho dữ liệu, tăng nguồn thu cho quảng cáo.

* Kết luận Chƣơng 3

Từ những hạn chế yếu kém và xác định được các nguyên nhân của các thực trạng trình bày ở chương 2, trong chương 3, luận văn đã nêu ra các giải pháp chủ yếu phù hợp với giả thuyết đặt ra từ đầu. Đó chính là hoàn thiện thiết chế về tổ chức, quản lý (nhằm xây dựng một bộ quy chuẩn, quy định về ứng xử, tương tác với MAM); hình thành thiết chế về thông tin; giải pháp về tài chính; giải pháp về nguồn nhân lực.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống lưu trữ, truy xuất, trao đổi dữ liệu đa phương tiện (MAM) là những bước đầu tiên thực hiện một môi trường số hóa, một thiết chế thông tin. Mối liên kết giữa các đài qua sử dụng chung MAM sẽ đạt hiệu quả cao về tuyên truyền và kinh tế. Với hệ thống MAM này, các đài PTTH sẽ giải quyết được các bài toán về công nghệ số, về đa dạng hóa khâu phân phối sản phẩm tăng nguồn thu, về năng lực đội ngũ nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Truyền hình Việt Nam chỉ có thể phát triển nhanh, đuổi kịp với sự phát triển truyền hình thế giới nhất là trong thời đại kỹ thuật số khi ngành truyền hình nhanh chóng và chủ động hội tụ công nghệ số. Bắt đầu từ thế hệ sóng mặt đất và bây giờ là giao thời giữa việc xóa bỏ sóng mặt đất chuyển qua thế hệ cáp, vệ tinh và kỹ thuật số thế hệ mới. Vấn đề hội tụ công nghệ số đang được ngành truyền hình xem xét nghiêm túc để có lộ trình phát triển ngành phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị.

Chương 1 và chương 2 là các cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động các thiết chế đến quá trình hội tụ công nghệ số của truyền hình Việt Nam.

Chương 3, bằng các phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu và tham khảo các ý kiến chuyên gia, luận văn đã đề xuất giải pháp khả thi thúc đẩy hội tụ số để quản lý công nghệ được hiệu quả, tác động tích cực đến quy trình tổ chức, hoạt động sản xuất, phân phối của mình, tạo được một môi trường số hóa để mở rộng cung cấp dịch vụ trên mọi hạ tầng đa phương tiện. Đó là xây dựng MAM. Đây là cơ sở để các đài đồng bộ hóa kỹ thuật số, hội tụ các công nghệ truyền hình các khâu về công nghệ số. Trên cơ chế tự nguyện, các đài truyền hình cần phải hình thành các hệ thống MAM chung theo khu vực để chia sẻ tài nguyên số đạt hiệu quả cao hơn về quảng bá, tuyên truyền và hiệu quả kinh tế (tiết kiệm chi phí, lợi nhuận đạt cao nhất). Thực hiện thành công hội tụ công nghệ số càng sớm, truyền hình càng có nhiều lợi thế cạnh tranh với các ngành nghề khác.

Những nội dung đã phân tích qua cả 3 chương đã nêu trên giúp làm sáng tỏ tên đề tài nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh là đúng, mục tiêu nghiên cứu đã hoàn thành, các đề xuất giải pháp ở chương 3 là khả thi, trong đó, ưu tiên nhất là giải pháp hình thành thiết chế thông tin – xây dựng mô hình mạng cơ sở dữ liệu MAM, cùng các giải pháp hoàn thiện thiết chế tổ chức và quản lý, quy trình làm việc thống nhất mọi hoạt động cho một đài truyền hình.

KHUYẾN NGHỊ

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ xem xét và đề ra cơ chế phối hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng, thuê, trao đổi cung cấp dịch vụ ... giữa các đơn vị trong ngành truyền hình và viễn thông để thuận lợi cho các đài truyền hình xây dựng mối liên kết để sử dụng chung cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng, lưu trữ và chia sẻ tài nguyên số.

Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các đài thông qua các hình thức hợp tác, liên kết, tiếp cận với các nguồn vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi ... để thực hiện số hoá đồng bộ, hiệu quả.

Nhà nước tạo điều kiện để các đài có thể phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước cũng như ngoài nước để đào tạo cán bộ sau đại học, đào tạo chuyên gia, cán bộ chuyên môn có trình độ cao phục vụ quá trình số hóa ngành truyền hình.

Khuyến nghị các cấp thẩm quyền có chính sách phù hợp để phát triển công nghệ truyền hình số và hỗ trợ thiết bị thu xem số cho người dân, đặc biệt tại các địa bàn khó khăn, để người tự nguyện chuyển đổi sang dùng truyền hình số mặt đất thay cho dịch vụ truyền hình analog.

Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin tuyên truyền về thời điểm, lộ trình chấm dứt truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số tại các địa phương. Các đài cần xây dựng các chuyên đề, phóng sự về kế hoạch số hóa truyền hình, thiết lập số điện thoại nóng hỗ trợ người dân, xây dựng trang thông tin điện tử về số hóa truyền hình mặt đất…. Đài THVN là đài quốc gia sẽ chủ trì, phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về vấn đề số hóa cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan hoạt động trong lĩnh vực truyền hình.

Tạo hành lang pháp lý để các đơn vị truyền hình tham gia cung cấp dịch vụ trên hạ tầng viễn thông (sản xuất chương trình ứng với các định dạng màn hình khác nhau như : máy thu hình dùng trong gia đình, máy tính xách tay, điện thoại di động – mobileTV, thiết bị cầm tay khác…).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Ca (2000), Quản lý và đổi mới công nghệ , Tài liệu giảng dạy dành cho học viên khoa Quản lý Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội.

2. Ban Quản lý Kỹ thuật , Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh , (2012),

Báo cáo Quản lý kỹ thuật năm 2012.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Thông tin và truyền thông (2010), Sách trắng về Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ban hành ngày 28/05/2009, Quy định về viê ̣c liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

7. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo kế hoạch phát

triển Kinh tế - Xã hội, dự toán thu chi ngân sách 2013, kế hoạch đầu tư phát triển 3 năm 2013-2015.

8. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo thực hiện chiến

lược phát triển Thông tin Việt Nam đến năm 2010.

9. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo Tổng kế t hoạt

động năm 2011 tại Đại hội công nhân viên chức, TP.HCM.

10. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo Tổng kết hoạt

động năm 2010 tại Đại hội công nhân viên chức, TP.HCM.

11. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo Tổng kết hoạt

động năm 2009 tại Đại hội công nhân viên chức, TP.HCM.

12. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Dự án Đầu tư xây dựng và trang thiết bị cho Trung tâm Lưu trữ và Kỹ thuật truyền thông.

13. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

14. Hội thảo Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 32 (năm 2012),

http://lhthtq.vtv.vn/Ky-yeu-hoi-thao/116.vtv

15. Hội thảo Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 31 (năm 2011),

http://lhthtq.vtv.vn/Ky-yeu-hoi-thao/103.vtv

16. Hội thảo Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 30 (năm 2010),

http://lhthtq.vtv.vn/Ky-yeu-hoi-thao/104.vtv

17. Trần Hương Lan (2010), Hội tụ - xu hướng tất yếu của ngành viễn thông toàn cầu,Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bưu Điện.

18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nghị đi ̣nh 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2006, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

20. Quyết định 22/2009/QĐ-TTg ngày 16-02-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

21. Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

22. Quyết định số 1448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020.

23. Lê Thanh Sinh, Nguyễn Hữu Thảo (2011), Triết học kinh tế - một số vấn đề thực tiễn, NXB Thanh niên.

24. Từ điển bách khoa mở, tiếng Anh, http://en.wikipedia.org

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 : Tổng kết hoạt động 2012 và Kế hoạch hoạt động 2013.

PHẦN I:

TỔNG KẾT HOA ̣T ĐỘNG NĂM 2012

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012

Năm 2012 là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Tình hình kinh tế thế giới biến động rất phức tạp, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấ p,..đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhập có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 82 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)