Lịch sử hình thành và nhiệm vụ của HTV

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 39 - 45)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.1. Lịch sử hình thành và nhiệm vụ của HTV

Sau chiến thắng 30/4/1975, được tiếp quản từ Đài Truyền hình của chế độ cũ, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu phát sóng buổi đầu tiên từ ngày 01/5/1975. Trụ sở chính của HTV đặt tại số 14 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM. Tổ chức và hoạt động của HTV dựa vào Quy chế tổ chức và hoạt động được Ủy ban Nhân dân TP.HCM ban hành kèm theo quyết định số 15/2007/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM ký ngày 2/3/2007 như sau :HTV là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính

quyền thành phố, đồng thời là tiếng nói của nhân dân TP.HCM, chịu sự lãnh đạo của Thành ủy và sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời HTV còn chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Đài Truyền hình Việt Nam. HTV là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được giao biên chế và được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

HTV có 4 nhiệm vụ chính :

+ Hoàn thành nhiệm vụ chính trị của HTV theo yêu cầu của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố.

+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cho các loại hình báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

+ Duy trì, phát triển và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; quản lý cơ sở vật chất, tài sản của HTV theo quy định của Nhà nước.

+ Tạo nguồn thu để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và cải thiện đời sống cán bộ, viên chức, người lao động của HTV.

2.4.2.Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực * Tổ chức bộ máy

HTV hiện có một Tổng Giám đốc, kiêm Tổng Biên tập phụ trách theo chế độ thủ trưởng và một số Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc.

Tổng Giám đốc HTV do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố bổ nhiệm; các Phó Tổng Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc.

+ Các đơn vị có con dấu để giao dịch, không có tài khoản : Ban Chương Trình, Trung tâm phát hình, Trung tâm Tin tức, Ba Chuyên đề, Ban Văn nghệ, Ban Khoa giáo, Ban Thể dục thể thao, Ban Ca nhac, Ban Thiếu nhi, Trung tâm Sản xuất chương trình, Ban Quản lý kỹ thuật

+ Các đơn vị không có con dấu, không có tài khoản : Ban Tổ chức-Đào tạo, Văn phòng, Ban Tài chính, Ban Kế hoạch-Dự án, Ban Bảo vệ, Ban Biên tập các chương trình nước ngoài, Ban Tu liệu, Ban Khai thác phim truyền hình, Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh, Trung tâm Truyền dẫn phát sóng. - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc HTV : Trung tâm Dịch vụ truyền hình, Trung tâm Truyền hình cáp, Hãng phim truyền hình, Tạp chí truyền hình. Đây là các đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

- Văn phòng Đại diện HTV tại Hà Nội.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV (gọi tắt là HTV TMS). Công ty HTV TMS, là doanh nghiệp trực thuộc Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, đảm nhiệm việc cung cấp và khai thác các dịch vụ truyền dẫn, phát sóng trên nhiều hạ tầng như : truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình qua vệ tinh…tại khu vực Nam Bộ.

* Nguồn nhân lực

Các cán bộ lãnh đạo của Đài đều được đào tạo chuyên ngành về báo chí. Số lượng phóng viên, biên tập viên tại Đài đạt khoảng 400 người, hơn 600 cán bộ - viên chức đạt trình độ Đại học và khoảng 50 cán bộ - viên chức đã được đào tạo chương trình thạc sĩ . Đài truyền hình còn sử dụng lực lượng lao đô ̣ng cộng tác viên bên ngoài Đài để tham gia sản xuất chương trình . Hằng năm, Đài thường xuyên tổ chức nhiều chương trình đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ của các cán bộ - nhân viên khối biên tập, khối kỹ thuật, nâng cao chất lượng chương trình của Đài.

Tổng số lao động làm việc tại Đài truyền hình TP.HCM tính đến 09/2012 là 2200 người trong đó phóng viên, biên tập, quay phim chiếm 42%.

Tổng nhân lực của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.2: Tổng nhân lực của Đài Truyền hình TP.HCM

(Tính đến tháng 9.2011)

Đơn vị Tổng số

Trình độ chuyên môn Ghi chú Trên đại học Đại học CĐ/TC Tổng biên chế 972 49 626 165 673 nam và 299 nữ (600 biên chế, 372 hợp

đồng ngoài biên chế)

Lãnh đạo Đài (1 TGĐ, 2

P.TGĐ) 3 2 1

Hiê ̣n còn thiếu 01/02 phó tổng GĐ (Theo cơ chế cũ thì có 03 P.TGĐ, còn theo mô hình Đài đang đề xuất thì có 4 P.TGĐ) Cán bộ lãnh đạo /quản lý các Trung tâm , Phòng, Ban 73 3 66 4 Khối Hành chính 135 5 61 5 64 trình độ phổ thông Khối Kỹ thuật 197 23 114 22 38 trình độ phổ thông

Phóng viên 566 2 560 4

Quay phim 74 0 64 2 8 trình độ phổ thông

Hợp đồng ngoài biên chế 372 14 275 34 49 Cộng tác viên 1.300

(Nguồn: Các bảng số liệu năm 2011 - Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh)

2.4.3. Hiện trạng trang thiết bị kỹ thuật HTV

Quy trình số hóa sản xuất và phát sóng tại Đài tiếp tục được điều chỉnh cho hoàn thiện và hợp lý hơn. Công tác sản xuất chương trình, tiếp nhận file

dần được chuẩn hóa, kiểm soát và hạn chế được nhiều lỗi kỹ thuật, nhất là các nguồn chương trình xã hội hóa. Hiện nay 100% các kênh chương trình của Đài đã được phát sóng bằng file bởi hệ thống máy chủ. Việc quy định các chuẩn file, chuẩn âm thanh trong thời gian qua cũng đã góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật các chương trình HTV trên sóng.

Bên cạnh đó, Đài luôn quan tâm đến công tác đầu tư thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất của cơ quan theo tiêu chí hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả. Đài tiếp tục đầu tư trang thiết bị theo định hướng sản xuất chương trình truyền hình độ phân giải cao (HD hóa) ở tất cả các khâu : tiền kỳ, hậu kỳ, lưu trữ, truyền dẫn và phát sóng, tiến tới việc phát sóng HD trên các hạ tầng của HTV.

Thực hiện quy định của Chính phủ về việc số hóa truyền dẫn phát sóng, Đài đã sớm lập ra lộ trình và đang từng bước triển khai công tác này.

- Đối với truyền hình mặt đất : trong năm 2012 đã hoàn tất giai đoạn tiền khả thi, thiết kế mạng đơn tần phát sóng truyền hình số mặt đất.

- Đối với truyền hình cáp : lên kế hoạch giảm dần số kênh analog, có chính sách khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng đầu thu số.

- Đối với truyền hình vệ tinh : đã hoàn tất việc chuyển đổi phát sóng sang vệ tinh Vinasat-2 vào tháng 10/2012. Dịch vụ truyền hình vệ tinh, phủ sóng toàn quốc sử dụng chuẩn DVB-S và MPEG-4, đã có 14 đài PT-TH địa phương cùng tham gia gói dịch vụ này của HTV.

Đài cũng đã tăng cường làm việc, hợp tác chặt chẽ với các công ty kỹ thuật truyền thông, các Đài PTTH trên cả nước nhằm truyền dẫn tín hiệu chương trình HTV trên nhiều hệ thống mạng phát sóng. Đến nay các chương trình của HTV đã có thể xem được trên hầu hết các dịch vụ truyền hình như K+, AVG, SCTV, MyTV, NetTV(Viettel), OneTV(FPT)… Hệ thống 61 trạm phát lại tại khắp các địa phương trên cả nước cũng đã đưa sóng truyền hình HTV vươn xa, phục vụ đông đảo nhân dân, tạo được niềm tin nơi các Đài bạn về năng lực và cam kết trách nhiệm của HTV. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng cho sự hợp tác nhiều mặt trong tương lai.

Phù hợp với xu thế phát triển kỹ thuật, nhu cầu cá nhân hóa việc xem truyền hình, Đài cũng nghiên cứu tìm các phát triển những dịch vụ mới, cung cấp chương trình HTV trên nhiều hạ tầng thiết bị như PC, laptop, tablet, smartphone…

Tháng 8/2012, Đài đã thành lập công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV, tham gia cung cấp các dịch vụ kỹ thuật truyền thông truyền hình nhằm đáp ứng những thách thức từ sự hội tụ công nghệ số, cũng như đáp ứng các quy định của Luật viễn thông và quy hoạch về hoạt động quản lý phát thanh truyền hình của Chính phủ. Các công việc Công ty đã thực hiện như sau :

- Hoàn thiện trang thiết bị đáp ứng nhu cầu hoạt động tại văn phòng 02 bis Nguyễn Thị Minh Khai để chuẩn bị tiếp nhận bàn giao HTVC.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp công nghệ, hạ tầng phục vụ cho các dự án truyền dẫn: cáp, số mặt đất, vệ tinh, truyền hình qua mạng Internet trên nhiều hạ tầng truyền dẫn cho nhiều thiết bị (OTT-Over the top).

- Xúc tiến đàm phán để ký hợp đồng hợp tác với các đơn vị: Ban quản lý khu Thủ Thiêm, SPT, MV-Sisco, IBM, E-info, Next, DMMT, MCS, GreenSiam, ZDFE, ...

Các hệ thống máy móc thiết bị mới mà HTV đầu tư ít nhiều đều có liên quan, hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin. Hệ thống DDR trên xe màu, trong phim trường, hệ thống các bàn dựng hậu kỳ Avid, hệ thống phát hình Etere, hệ thống lưu trữ Petasite của Sony, hệ thống giám sát các máy phát sóng NEC, R&S…tất cả đều là những máy tính và hoạt động trên môi trường mạng.Để đáp ứng nhu cầu sản xuất gia tăng, tổng mức đầu tư thiết bị kỹ thuật trong năm 2010 tăng khoảng 17% so với năm 2009, năm 2011 tăng khoảng 20% so với năm 2010… Công tác ứng dụng công nghệ MPEG-4 H264 trong truyền dẫn vệ tinh, mô hình lưu trữ tư liệu bằng LTO, truyền tin bằng internet và 3G là những bước phát triển công nghệ nổi bật của HTV và được đánh giá cao tại các liên hoan truyền hình toàn quốc vừa qua. Nhiều mô hình của HTV đã trở thành chuẩn mực để các đồng nghiệp học tập sao chép

như mô hình phát sóng tự động, mô hình sản xuất tin tức, xe truyền hình lưu động.

HTV đã đưa vào sử dụng hệ thống máy phát hình bằng file Etere, hệ thống phát sóng mới với 5 máy phát, hệ thống dựng Avid HD cho Trung Tâm Sản Xuất Chương Trình và hãng phim TFS. Đây đều là những thiết bị đồng bộ, tiên tiến bậc nhất hiện nay. Các dự án phim trường HD, xe màu HD là những dự án lớn, công nghệ hiện đại với mức đầu tư cao, đã hoàn thành trong năm 2011.Với vai trò là một cơ quan tuyên truyền có quy mô tổ chức lớn như HTV, công tác bảo mật, an ninh mạng luôn là một vấn đề trọng điểm. Ví dụ, trong năm 2010 trang web HTV đã bị tấn công 3 lần, phải dừng hoạt động mất 10 giờ. Nhận thức tầm quan trọng của việc bảo mật, tăng cường đảm bảo an ninh mạng, ngăn chặn xâm nhập hệ thống, HTV đã đầu tư hệ thống firewall của hãng Cisco và Zyxel, thiết lập các máy trạm Linux. Cuối năm 2009, HTV đã đầu tư hơn 10.000USD mua bản quyền phần mềm diệt virus, cài đặt cho hơn 400 máy vi tính và 50 máy trạm phục vụ công tác dựng và làm tin. Khả năng nhiễm và lây lan virus trên máy tính vẫn có thể xảy ra do đặc thù công việc của các phòng ban cần phải sử dụng internet, USB. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hết sức cẩn trọng, nâng cao cảnh giác để việc sử dụng máy tính và mạng được an toàn. Đài cũng vừa ban hành quy chế sử dụng máy tính và mạng máy tính tại cơ quan.

Việc số hóa kho tư liệu cũng đã được tiến hành thử nghiệm với quy mô hạn chế để tìm ra mô hình phù hợp và tối ưu nhất. Năm 2010 Đài đã đầu tư thêm 5 trạm phát sóng cho các địa phương tại Bình Định, Hà Tĩnh, Phú Quý, Hòa Bình và Quảng Trị. Năm 2011, đầu tư lắp đặt một trạm phát dự phòng quy mô lớn tại núi Bà Đen và 10 trạm phát lại công suất nhỏ ở các địa phương.

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)