Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 62 - 64)

9. Kết cấu của Luận văn

2.7.2.Nguyên nhân chủ quan

Thiếu nhạy bén trong tư duy kinh tế thị trường nên chưa thấy tính cấp bách trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin lưu trữ, trao đổi, kiểm soát quyền truy xuất kho nội dung đa phương tiện hình ảnh, âm thanh. Từ đó, làm cơ sở xây dựng thành công về lâu về dài một môi trường kỹ thuật số cho các công tác từ ý tưởng, kịch bản, sản xuất, phân phối sản phẩm truyền hình thông qua nhiều dịch vụ đa dạng như internet, các thiết bị di động kỹ thuật số.

Các đài truyền hình thường xuyên tuyển dụng nhân sự mới vào bộ máy tổ chức để đảm bảo các chức năng của đài vận hành không sai sót. Tuy nhiên, tuyển dụng quá chú trọng vào bằng cấp nên đôi khi vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực KH&CN, gây cản trở không nhỏ cho phát triển công nghệ. Trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực KH&CN chưa thực sự đáp ứng được các

yêu cầu trong xu thế hội tụ công nghệ số. Tư tưởng bảo thủ, chủ quan, quan liêu của một bộ phận người làm KH&CN ngành truyền hình làm chậm đà phát triển công nghệ. Sử dụng lao động có năng lực KH&CN không phù hợp với công việc.Các đài cũng không có các chương trình liên kết đào tạo ngành truyền hình ở bậc đại học, nên đã không tạo được nguồn nhân lực ổn định có trình độ cao cho mình.

Chậm đổi mới về các chính sách trong quản lý KH&CN. Chẳng hạn như HTV, các định hướng, kế hoạch về khuyến khích, ưu tiên đầu tư mua sắm thiết bị HD còn nhiều hạn chế. Chậm xây dựng các quy chuẩn, quy trình làm việc thống nhất trên nền tảng công nghệ số, khác hẳn quy trình làm việc với các hệ thống máy analog trước đây.

Cơ chế tổ chức, quản lý thiếu năng động, sáng tạo, không theo kịp sự phát triển của công nghệ truyền hình số.

Chậm triển khai các dự án liên quan đến phát triển hạ tầng cơ sở cho các dịch vụ đa phương tiện như truyền hình trên internet, trên các thiết bị di động, IPTV, OTT…

* Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 đã phân tích toàn cảnh hiện trạng của THVN và khảo sát, phân tích 3 đài đại diện cho ngành truyền hình có quy mô khác nhau VTV, HVTV, HTV về lịch sử hình thành, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật…và cũng tập trung làm rõ nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu là thực trạng các mặt của các đài về vốn, cơ chế tài chính; về nguồn nhân lực; về thông tin và về quản lý công nghệ.

Tác giả đã rút ra các nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt kém của truyền hình trong việc thực hiện số hóa. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các nguyên nhân hạn chế còn tồn tại làm cơ sở để có các giải pháp hợp lý trong chương 3, giải quyết toàn bộ các khó khăn, hạn chế của hiện trạng.

CHƢƠNG 3.

NHỮNG GIẢP PHÁP CHỦ YẾU THÖC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI TỤ CÔNG NGHỆ SỐ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hình thành các thiết chế nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ công nghệ số truyền hình việt nam (Trang 62 - 64)