Ngôn ngữ đời thường phản ánh sự giao lưu văn hoá của một vùng đất mới

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lý văn sâm (Trang 89 - 118)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ đời thường phản ánh sự giao lưu văn hoá của một vùng đất mới

Đồng Nai nằm ở vị trí trung tâm, là nơi gặp gỡ giao lưu giữa các nền văn hóa. Đây cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu của văn hóa Nam bộ. Đặc biệt sự

giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở Đông Nam bộ thể hiện rõ nét qua các hành vi tín ngưỡng, tập tục thờ cúng, trang phục, lễ nghi, ngôn ngữ …

Lý Văn Sâm vốn là nhà văn của đất rừng Nam bộ. Từ bé nhà văn đã sống giữa không gian rừng thẳm sông dài, có điều kiện gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, ông cũng là một trí thức Tây học. Chính những điều kiện riêng ấy giúp Lý Văn Sâm am hiểu cả cách nghĩ, cách nói cũng như phong tục tập quán của đồng bào thiểu số lẫn cách biểu đạt uyển chuyển mượt mà. Sự am hiểu đó được tác giả chuyển tải vào trong tác phẩm của mình một cách hợp lý, sinh động. Đặc biệt qua cách ông miêu tả và xây dựng nhân vật.

Khi cần phải miêu tả hay biểu đạt ý tưởng của những nhân vật người miền núi , nhà văn thường sử dụng văn phong giản đơn, không trau chuốt. Vốn tư duy thô sơ, mộc mạc nên trong ngôn ngữ của người miền núi thường xuất hiện những hình ảnh ví von, so sánh cụ thể với những sự vật gần gũi, quen thuộc. Và các nhà văn với sự tinh tế và nhạy bén đã nhanh chóng nắm bắt để dưa vào trong tác phẩm của mình. Chẳng hạn trong truyên ngắn Vợ chồng A Phủ Tô Hoài cũng đã sử dụng cách nói của người Mèo để nói về A Phủ “Đứa nào được A

Phủ cũng bằng được con trâu tốt, chẳng mấy lúc mà giàu” [55, tr.12]

Trong nhiều truyện ngắn, ông đã sử dụng rất thành công các yếu tố ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số. Do cách tư duy đơn giản, mộc mạc nên cách gọi tên và so sánh của họ cũng rất cụ thể. Đến cách dùng từ trong xưng hô của người dân như “đám đế” (loài cây sậy mọc ở các ruộng bưng); “sụt tròi”(thắp đuốc chai lên). Trong truyện Răng Sa Mát là cách dùng từ “bạp” (chỉ người cha trong xưng hô) rất khác với cách gọi của người kinh. Đặc biệt ở truyện ngắn Đìu hiu lau lách, lời hát của cô gái người Thổ như đưa người đọc đến với vùng thượng du Bắc bộ

“Khỏi pây theo nặm

Tàng pây quây chắc ký sơn xuyên”

(Khói thu xây buồn trong lau lách đìu hiu) [43, tr.430]

Đó là thứ ngôn ngữ của kiểu tư duy đơn giản khi con người sống gần với tự nhiên, lời ăn tiếng nói của họ thể hiện sự chất phác, thật thà. Có thể nói, nhờ lồng vào tác phẩm lời ăn tiếng nói của các tộc người thiểu số, Lý Văn Sâm đã tạo được sự hấp dẫn cho tác phẩm. Đồng thời, nhà văn cũng cung cấp những hiểu biết thêm về ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng như lối ứng xử giao tiếp của những tộc thiểu số ở vùng núi rừng Đông Nam bộ.

Ngoài ra, Lý Văn Sâm còn sử dụng lối xưng hô quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây như mình thay cho cách gọi anh, em trong quan hệ vợ chồng,

mậy, mầy thay cho mày. Chẳng hạn trong truyện Hồn Do Thái khi Dương hỏi Bình: “Ở đâu

mậy Bình?” và câu trả lời là “Vô chòi che hum mà ở. Lén lút ở đây tao sợ có ngày Ngọc Hoàng giũ sổ” [43, tr. 391]

Nhiều nhân vật trở nên sống động cũng nhờ phần lớn vào cách nói năng, ứng phó mà tác giả tạo ra cho họ. Khi cần, nhà văn vẫn để cho nhân vật buông ra những lời thô tục. Đó là dụng ý của nhà văn khi xem ngôn ngữ là một trong những yếu tố tạo nên tính cách của con người.

Bên cạnh đó cách ví von, cách miêu tả của Lý Văn Sâm rất giản dị, không cầu kì khi lựa chọn câu từ “giọng ễnh ương buồn như tiếng trống cơn đưa ma […] một miếng trăng tái

xanh treo đủng đỉnh trên cành tre [43, tr.393], cảnh trời “mây đen giăng mắc trên đỉnh đầu

thiên hạ” [43, tr.403]. Các sự vật được so sánh rất gần gũi “Tàn cây thốt nốt đong đưa theo gió giống như những cái quạt lớn” [43, tr.458] hay “những thân cây mì mập mạp như bắp tay” [43, tr.658].

Ngoài ra, nhiều truyện ngắn của Lý Văn Sâm mang đậm khẩu khí Nam bộ. Có những tác phẩm tác giả gần như sao chép nguyên mẫu từ cuộc sống như các truyện Cà Ngá hay

Chớp bể mưa nguồn

Đây là cuộc nói chuyện giữa Bà Hai và con dâu là chị Nhâm.

Bà tằng hắng một cái rồi cất tiếng gọi:

- Hai à!

Tức thì có tiếng đàn bà đáp lại

- Dạ!

Bà ngừng tay ngoáy trầu hỏi:

- Trong buồng có dột không con?

- Dạ, thưa má không.

- Láo! Tao nghe tiếng nước rớt lách tách suốt đêm … tao quáng mắt chớ có ù tai đâu mà dấu tao.

Bỗng bà nghe tiếng con dâu hít mũi. Bà chớp mắt nhìn ngọn lửa đang rung trên bấc, hỏi gấp:

Đoạn hội thoại trên mang dấu ấn ngôn ngữ Nam bộ, từ lối xưng hô đến lời nói của nhân vật đều gần gũi, quen thuộc với con người nơi đây.

Khi miêu tả tâm trạng nhân vật, Lý Văn Sâm cũng sử dụng cách nói dân dã. Trong truyện Cà Ngá, ông viết “tủi mừng hết nói”. Miêu tả cảnh thua trận của kẻ thù, nhà văn so sánh “giặc tháo chạy như chuột” [43, tr.662]. Trong truyện Lạc Loài , ông lại sử dụng lối so sánh khác, rất độc đáo: “Em nó khóc tỉ tê như đàn cò đưa đám” [43, tr.403].

Mặc dù sử dụng khá nhiều yếu tố ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày để xây dựng tác phẩm, nhưng ông không lạm dụng từ địa phương, tiếng lóng. Trong những trường hợp cần thiết, nhà văn đã phiên âm hay diễn giải thêm một số yếu tố ngôn ngữ của các sắc dân thiểu số mà người đọc vẫn không cảm thấy “chướng”. Ngược lại, điều này còn khiến ta có cảm tưởng như được tiếp xúc trực tiếp với những con người thực mà tác giả yêu mến và thấu đáo cả tâm tình của họ. Chẳng hạn trong truyện ngắn Cà Ngá, Lý Văn Sâm khi nhắc đến lời nói của Cà Ngá hay những câu hát ngộ nghĩnh của người Sê Tiêng ông luôn kèm lời giải thích

“Đô ra ta rơ bư!”

(Nắng bể cái đầu trâu)

Tron bơ nui Sê Tiêng hanh bằng nhau Tron bơ rua hanh. Pin ghé Đảng leo tron, bơ nui Sê Tiêng hang tren bơ lân khom …[43, tr.660].

(Đường người Sê Tiêng đi giống như đường voi đi. Có Đảng lãnh đạo, người Sê Tiêng chỉ đi một con đường mà thôi)

Đối với những địa danh lạ, nhà văn cũng thêm thắt những câu rất rõ như trong truyện Mũi Tổ khi nhắc đến địa danh Hố Nai ông viết “Dưới những trũng sâu, trên nệm lá tre mục,

xao xác dấu chân nai. Cái tên Hố Nai vì thế mà có” [43, tr.297]

Bên cạnh việc xử lí tinh tế các yếu tố ngôn ngữ bình dân, Lý Văn Sâm còn rất có tài trong việc sử dụng những lớp ngôn ngữ trang trọng, mượt mà, trau chuốt. Lý Văn Sâm là người có vốn học vấn khá rộng, là một trí thức Tây học, vì thế ngôn ngữ của ông có sự khúc chiết, rõ ràng và mạch lạc. Kòn Trô, một nhân vật mang dáng dấp của chính tác giả, khi tiễn chân Thể Phụng ra khỏi cửa rừng đã ngâm mấy câu thơ bằng tiếng pháp trong tâm trạng xúc động:

“Mais je demande en vain quelques moments encore, Je temps m’eschappe et me fuit.

Je dis à cette nuit: “Sois plus lente” et l’ảuore Va disiper la nuit…” [43, tr.222]

Dịch nghĩa : Thật vô ích quá đã thêm một vài khoảnh khắc Thời gian thoắt đi xa lánh tôi

Đêm nay tự nhủ: Hãy chầm chậm hơn nữa … và bình minh sẽ hiện ra (Thế Phong) [47, 456 – 457]

Ngoài ra ngôn ngữ đầy chất văn chương còn thể hiện ở cách so sánh mượt mà với những lời văn trau chuốt. Trong Thần Ngư độngtác giả viết: “Ánh nắng một buổi hè, vàng

tươi như một màu sơn mới, chan hoà khắp cảnh lâm tuyền (…). Tà huy xuống thấp dần. Ngàn cây chìm trong khói nước lờ mờ” [43, tr.231]. Hay trong nửa mảnh ngân tiền, ngôn ngữ được sử dụng rất trau chuốt, hoa mĩ “Có hai đứa tóc xanh yêu nhau, thề đi trọn đường

đời, tay trong tay, lòng bên lòng. Gã là dũng sĩ. Nàng, vốn gái đài trang gót son đỏ hỏn. Nhưng khói lửa của đoàn quân chinh Nam nổi lên làm đau lòng những kẻ quốc sĩ. Gã hiên ngang vung gươm chém. Đôi mảnh tình, ra đi vì tiếng gọi núi sông cao cả” [43, tr.514]. Ngôn ngữ ở đây đã được nhà văn chọn lọc kỹ càng, có nhiều kiểu so sánh rất đặc sắc như

“Một miếng mây trắng quấn qua đỉnh đầu non xa như một chiếc khăn tang. Hình ảnh trái núi kia trải bao nhiêu năm cách biệt, vẫn còn nguyên vẹn như tấm lòng không thay đổi của một người tri kỷ” [43, tr.462].

Mặt khác, ông cũng rất chú trọng sử dụng lớp từ Hán Việt trong tác phẩm của mình. Có lẽ chính quê hương Đồng Nai với những con người mã thượng, có cách nói năng trang trọng cũng thể hiện rõ nét trong sáng tác của Lý Văn Sâm. Có những đoạn văn lớp từ Hán Việt xuất hiện với tần xuất cao như trong Sương gió biên thuỳ, tác giả viết “Họ là người đã

từ nơi “tử địa” đi tìm “sinh lộ”. Kinh đô đã thất thủ rồi. Những thị trấn muôn trùng người, những thành quách lâu đài, tiêu biểu cho một nền kiến trúc văn minh đã lọt vào tay quân đội Phù Tang sau một đêm bạo hành” [42, tr.336]. Tuy nhiên để diễn tả đúng cách ăn nói của nhân vật, nhà văn còn kết hợp lối nói trang trọng giàu tính ước lệ ấy với ngôn ngữ dân dã sao cho phù hợp với nội dung sự việc, tình huống hay tâm trạng của nhân vật. Chẳng hạn, Lý Văn Sâm đã viết “Người chiến sĩ thứ nhất đã ngã gục trong Đất Nước mình là Lực.

Trong bọn người về cố quận, chưa thấy ai trở lại nghiêng mình bên mồ người chí sĩ đã mang tuổi xanh từ hải ngoại trở về và đã để rụng tuổi xanh trên nửa đường sương gió” [43, tr.430].

Lý Văn Sâm khá thành công trong việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm và hình tượng nhân vật. Điều này khiến cho tác phẩm của ông vừa có chất văn

chương bác học vừa có sự chân thành giản dị, dễ hiểu tạo nên sức hấp dẫn với người đọc không chỉ thuộc tầng lớp trí thức mà còn thuộc cả tầng lớp dân dã đúng như Bùi Quang Huy đã nhận xét “Cùng với ngôn từ, những cảm xúc lãng mạn đã đem đến giọng điệu khi mềm

mại thiết tha, lúc ngang tàng, hào sảng trong văn chương Lý Văn Sâm” [47, tr.232]

Tóm lại, với cách thức xây dựng nhân vật riêng, cách vận dụng ngôn ngữ mang đặc trưng thổ ngơi Nam bộ và đậm dấu ấn sự giao lưu văn hóa của một vùng đất mới, Lý Văn Sâm đã khẳng định tài năng và cá tính của mình đồng thời đem đến cho tác phẩm những thành công đáng kể. Với lối viết giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhà văn đã tạo nên sự uyển chuyển, mượt mà cho câu chuyện. Bằng chất liệu ngôn ngữ ông đã hấp dẫn thuyết phục được người đọc nhiều thế hệ , bởi đó chính là phương tiện để ông bộc lộ cái nhìn đầy tình cảm yêu thương với con người và quê hương.

Tiểu kết

Có thể khẳng định rằng, cùng với nội dung thấm đẫm tinh thần nhân văn và hình thức nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là trong việc xây dựng hình tượng nhân vật,Lý Văn Sâm đã làm nên diện mạo độc đáo cho truyện ngắn của mình trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1945 - 1954. Với sự tìm tòi, đổi mới không ngừng trong quá trình sáng tạo, Lý Văn Sâm đã khéo léo vận dụng các phương thức xây dựng tình huống độc đáo, nắm bắt những khoảnh khắc có ý nghĩa của cuộc sống để tạo ra những nhân vật ấn tượng và sống động, vừa thể hiện tính cách của con người Nam bộ vừa thể hiện ước mơ lãng mạn của nhà văn về con người. Những hình tượng ấy vừa giúp người đọc nắm bắt hiện thực đồng thời nhận ra cá tính sáng tạo của nhà văn. Điều này lý giải vì sao các nhân vật của ông có sức hấp dẫn và tác phẩm của Lý Văn Sâm được độc giả đương thời đón nhận một cách nồng nhiệt.

Tuy nhiên, trong một số truyện ngắn, nhà văn áp đặt tâm trạng và ý nghĩ của mình vào nhân vật tạo ra những yếu tố khiên cưỡng, máy móc. Điều này thể hiện khá rõ trong những truyện ngắn Lý Văn Sâm viết nhằm minh họa cho ý tưởng tranh đấu của mình. Trong những tác phẩm ấy, nhân vật trở thành cái loa phát ngôn cho nhà văn. Đúng như nhận xét thẳng thắn của Hoàng Tấn, một nhà văn có mối quan hệ thân thiết với Lý Văn Sâm

“…những tác phẩm đầu tay ấy, bút pháp chưa vững vàng, đọc chưa thật cuốn hút say mê, đôi chỗ còn giả tạo, anh đã thi vị hóa núi rừng một cách quá đáng và tiểu tư sản hóa nhân

vật của mình một cách khiên cưỡng.” [88, tr.70 – 71]. Song một vài khiếm khuyết nhỏ ấy không thể làm nhòe những chân giá trị mà nhà văn đã đem lại cho đời. Bởi xét đến cùng, dù là thiên tài cũng không thể tránh được những điều sai sót. Điều quan trọng là những chắt lọc tâm hồn để tạo nên tiếng nói yêu thương cống hiến cho đời.

KẾT LUẬN

1. Lý Văn Sâm là một trong số không nhiều những nhà văn Đồng Nai viết nhiều và viết hay về quê hương, đất nước và con người Nam bộ đặc biệt là về quê hương rừng thẳm sông dày của chính ông. Ông có những đóng góp lớn cho văn học nước nhà bằng những tác phẩm có giá trị, nhất là ở thể loại truyện ngắn.

Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Lý Văn Sâm đã thể hiện được nét riêng trong cách cảm và cách nghĩ về mảnh đất và con người Đông Nam bộ. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng dồi dào và mãnh liệt trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông. Với phương thức sáng tạo riêng, Lý Văn Sâm đã dựng lại những trang sử bằng nghệ thuật ngôn từ về quê hương và con người Đồng Nai từ thuở hoang sơ, vắng vẻ của bước đầu tiên mới hình thành đến những ngày anh dũng, hào hùng trong khói lửa chiến tranh. Truyện ngắn của ông giai đoạn trước năm 1945 cho đến khoảng 1955 đã truyền lại cho bạn đọc đương thời và thế hệ đi sau tấm lòng yêu thương và gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương. Qua những trang viết của Lý Văn Sâm, ta có thể nhận ra một con người, một tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương “nhau rún”. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp, tiếng nói, tấm lòng của ông trở nên vô cùng ý nghĩa. Nó tác động lớn đến tầng lớp thanh niên trí thức, và nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Chính điều đó đã đem đến cho ông một chỗ ngồi xứng đáng không chỉ trên văn đàn công khai Sài Gòn những năm kháng Pháp mà mãi đến ngày nay. Khi nhắc đến văn học Đồng Nai người ta không thể không nhắc đến Lý Văn Sâm. 2. Sống và viết giữa lòng đô thị, trong những ngày khói lửa chiến tranh, không có điều kiện để nói hết những điều muốn nói. Lý Văn Sâm đã chọn cho mình một cách thức thể hiện riêng và ông đã đạt được nhiều thành công với sự lựa chọn ấy. Qua sáng tác của Lý Văn sâm, bức tranh toàn cảnh của quê hương Đồng Nai, vùng đất “thâm u và cao cả”, trong thời kỳ hoang dã được dựng lên với những địa danh, những nhân vật vừa cụ thể vừa mang màu sắc huyền bí được thể hiện trong một thế giới nhân vật đa dạng phong phú và mang đậm màu sắc văn hóa của vùng đất phương Nam. Dường như, nhà văn không bỏ sót một hình ảnh nào về nơi đây. Tất cả những khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên hay những hấp dẫn cuốn hút của mảnh đất Đồng Nai đều được nhà văn thâu tóm trong những trang viết đầy

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lý văn sâm (Trang 89 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)