6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật
Miêu tả nội tâm nhân vật thể hiện khả năng nắm bắt và lí giải đời sống, bộc lộ rõ quan niệm về con người của nhà văn. Thế giới nội tâm của con người vốn vô cùng phức tạp. Thông qua việc miêu tả thế giới ấy, nhà văn sẽ thể hiện những cảm xúc suy nghĩ của bản thân về cuộc đời và xã hội. Việc miêu tả nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm không tuân theo một quy tắc riêng nào. Có những tác phẩm nhà văn đi sâu, miêu tả nhiều nét tâm lý của nhân vật nhưng cũng có những tác phẩm nội tâm nhân vật chỉ được phác hoạ qua một vài câu, chữ. Nhưng dù được miêu tả bằng cách thức nào, thế giới nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm cũng khá sinh động, chứa đựng nhiều cảm xúc và vượt ra khỏi phạm vi thể hiện của ngôn ngữ.
Nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm có đời sống nội tâm khá phong phú. Nhà văn thường đi sâu khai thác tâm lý hình tượng người sống ở miền rừng Nam bộ hay những nỗi xót xa, ngậm ngùi của con người trong nghịch cảnh. Nhưng có lẽ đặc sắc hơn cả đó là yếu tố nội tâm của những trí thức mới trong bối cảnh kháng Pháp. Nhà văn có thể trực tiếp miêu tả biểu hiện nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách là người kể chuyện. Nhưng biện pháp mà ông thường dùng nhất đó là biểu hiện nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ của chính nhân vật. Bằng cách xây dựng những đoạn độc thoại nội tâm hay đối thoại nội tâm, Lý Văn Sâm đã để nhân vật tự phơi bày, biểu hiện những diễn biến tâm trạng của mình thông qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói, nhà văn đã đạt được những thành công nhất định khi nhập thân, sống cùng nhân vật để đồng cảm với niềm vui,
nỗi buồn của họ. Nhờ vậy, ông đã thể hiện hết những cung bậc cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp trong nội tâm nhân vật một cách chân thực và sống động.
Trong truyện Ngàn sau sông Dịch, Lý Văn Sâm đã nhập thân với Trọng để cảm nhận hết những day dứt, dày vò đang diễn ra trong cõi lòng nhân vật. Ông như sống cùng nhân vật, thấu hiểu những đổi thay trong trạng thái cảm xúc của Trọng khi sống giữa thực tế đầy những lo toan, vướng víu. Trọng đã từng ôm ấp ước vọng làm “một tiếng thác đổ động
sơn ngàn” [43, tr.501], thế nhưng hoàn cảnh gia đình với sự “níu áo” của ba đứa con đã ngăn chặn bước đường của anh “Trọng có cảm giác như có một bàn tay giá lạnh vừa bóp quả tim mình. Chân trời sụp xuống thành những tấm vách thành chắn ngang bước chân ngang tàng của gã” [43, tr.501]. Lời thì thầm trong cái nghiến răng đã thể hiện rõ nỗi đau xót của Trọng “Cơm áo, vì cơm áo cả!”. Để giải tỏa những nỗi đau thương đang gặm nhấm cõi lòng, anh chỉ có thể buồn tủi giãi bày trên trang giấy “Tơ lòng gã đã chảy trên trang giấy như giòng tơ nhỏ của một con tằm. Nhưng đời nào cũng như đời nào, kiếp con tằm là kiếp khổ
Cho nên gã rất lấy làm lúng túng giữa cái khám gia đình mà gã thấy chợt như: “cái kén” của con tằm…” [43, tr.501]. Ở đây, có sự đan xen, kết hợp rất tự nhiên giữa lời người kể chuyện với lời nhân vật. Ta khó có thể nhận ra đâu là lời nhà văn đâu là những suy nghĩ của nhân vật.
Bên cạnh đó, với điểm nhìn linh hoạt, nhà văn đã miêu tả một cách tinh tế từng trạng thái cảm xúc của Trọng khi tiếp Cương, một người bạn thất cơ lỡ vận mà anh và cả gia đình từng mong mỏi, trong cảnh nghèo túng. Quá trình chuyển biến tâm lý, tình cảm của Trọng được Lý Văn Sâm miêu tả theo đúng logic tâm trạng trong cuộc sống thường nhật của con người. Miêu tả những day dứt trong lòng Trọng, Lý Văn Sâm không ngoài mục đích bộc lộ tính cách trọng tình, trọng nghĩa của nhân vật. Có trọng tình trọng nghĩa, Trọng mới mong mỏi thốt thành lời “…Giá bây giờ có anh Cương về thăm tôi và ở luôn đây thì vui biết mấy”. [43, tr.501]. Mới có những lời mời hết sức chân thành “Anh ở đây với chúng tôi, có
mắm ăn mắm, có muối ăn muối”. Nhà chật nhưng tấm lòng của anh với bạn lại vô cùng rộng rãi. Nhưng mong ước và hiện thực cuộc sống nghèo túng không thể hòa hợp cùng nhau, vì thế cuối Trọng đành để vợ tiễn bạn đi bằng một bài diễn văn mà theo lời Cương là
“hỗn láo”. Nỗi đau xót, dằn vặt của Trọng được Lý Văn Sâm nhận xét tỉ mỉ, diễn đạt sâu
mặt, để cho vợ giàn xếp “việc nhà” … Trọng đứng rình bên sông, thấy bóng Cương lủi thủi bước xuống đò... Lòng Trọng se thắt, Trọng nói thầm lên trong sự nghẹn ngào:
- … Nhưng Cương ơi! Đời là bể khổ” [43, tr.505].
Trong Nắng bên kia làng, một truyện ngắn viết theo lối tự truyện, việc Lý Văn Sâm diễn tả quê ngoại của nhân vật Tôi với sự nghèo nàn, buồn bã, lặng lẽ, đáng yêu của nó dường như để đưa vào đó tâm sự của chính mình, một con người ôm hoài vọng không thoả mãn được nên nhìn sự mênh mông của núi rừng để mà tiếc nhớ “Sở dĩ người ta khổ vì lòng
nhiều thắc mắc, người ta lúng túng vì đời mình không có lý tưởng” [43, tr.592]. Sự nhận thức ấy khiến anh rơi vào tâm trạng của một kẻ bơ vơ, lạc lõng giữa xã hội chỉ toàn những kẻ tầm thường, giả dối. Vì ý thức được tất cả trách nhiệm của một kẻ làm trai trong hoàn cảnh nước nhà nguy biến nên con người ấy mới trải qua những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt khi không thể thực hiện ước nguyện “lướt lên hàng đầu của dân tộc để làm hàng rào
ngăn một sức mạnh đang tiến vào đất nước” [43, tr.594]. Thực tế cuộc sống với tiếng thổn thức của con và lời thở than của vợ biến anh thành một kẻ bạc nhược. Dù cố gắng kìm giữ nhưng niềm tủi cực “chua hơn chanh, xót hơn muối”[43, tr.600] vẫn khiến anh trào nước mắt. Niềm căm giận bản thân khiến anh bị giam cầm nơi cái giếng của sự dằn vặt, khổ đau. Sự đau khổ của người có ý thức nhưng vì hoàn cảnh không ai hiểu mình, ôm vết thương lòng, giương mắt nhìn tài năng hao mòn mà không thể làm gì lại càng xót xa gấp bội.
Bằng trái tim đa cảm của người nghệ sĩ, Lý Văn Sâm không chỉ lột tả những chuyển biến tinh vi trong tâm hồn nhân vật mà ông còn dùng nó để thể hiện chính tiếng lòng thổn thức của mình. Tiếng lòng của một con người ôm ấp đầy mộng ước cao cả nhưng buộc phải sống giữa những bủa vây của hiện thực nghèo khổ, vợ bìu con ríu hay sự kéo lôi của những kỷ niệm, ước vọng, tư tưởng dày vò. Không chỉ vậy, những xót xa, trăn trở của Huyền, Trọng, Mùi hay Hoàng còn thể hiện tâm trạng khát khao vươn lên khỏi thực tại cuộc sống của người trí thức. Đồng thời, thông qua chuyển biến nội tâm nhân vật, người đọc còn có thể thấy cả tấm lòng cao quý của nhà văn.