Xây dựng tình huống nhằm bộc lộ tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lý văn sâm (Trang 76 - 84)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Xây dựng tình huống nhằm bộc lộ tính cách nhân vật

Phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng chính là nhân vật. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật nhằm thể hiện nhận thức và quan niệm của mình về con người cá nhân trong một xã hội nhất định. Sự thể hiện những phẩm chất xã hội – lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn với những đặc điểm tâm sinh lý của họ tạo nên tính cách. Nói cách khác, tính cách là sự thống nhất giữa cá tính và cái chung của xã hội – lịch sử.

Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh, hình tượng, các nhà văn thường coi tình huống là "cái tình thế nảy ra truyện", là "lát cắt" của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc",

"khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại" [11, tr.258]. Trong một truyện ngắn, việc tạo ra tình huống như thế nào cho độc đáo là một yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách riêng của một nhà văn. Tình huống truyện là hoàn cảnh bất thường mà ở đó con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc

thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.

Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ” [72, tr.44].

Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” [91, tr.114].

Từ những ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng đươc tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Như vậy, nhìn chung trong truyện ngắn của mình, Lý Văn Sâm thường đặt nhân vật vào những dạng tình huống sau.

3.2.1.1. Tình huống nhận thức

Tình huống nhận thức là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng.Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy.

Hình tượng con người trong truyện ngắn Lý Văn Sâm khá đặc sắc. Họ vừa là những con người bình thường vừa là những con người khác thường. Yêu thương hết mình, rất ghét sự bội tín, đặc biệt là trong tình yêu. Kẻ nào lỡ lầm bội tín trong tình yêu đều phải lãnh nhận hậu quả đáng tiếc. Để tạo được những biến đổi trong nhận thức nhân vật, Lý Văn Sâm đã đặt họ vào những tình huống để nhân vật nhận ra sai lầm, nhận ra chân lí của cuộc đời như trong: Vực thẳm, Kòn Trô, Sương gió biên thuỳ, Ngày ra đi, Nửa mảnh ngân tiền, Mũi tổ

Trong truyện Vực thẳm, nhân vật Giác có người yêu là một cô gái lai Pháp. Tuy yêu nàng thắm thiết nhưng vì những nhận thức ấu trĩ “chúng tôi gặp nhau trong ít lâu thì một

cái hố bất bình đào ra giữa hai dân tộc. Không biết tại sao lúc ấy, tôi có cái quan niệm thù ghét đối phương vô hạn” [33, 481]. Mặc cho nàng nguyện làm “Mỵ Châu của nhà Thục” mang tấm lòng son “theo bước chân anh đến những chân trời nhiệm vụ”, Giác đã kiên quyết dứt tình. Tuy nhiên, trong một phút nông nổi anh đã chiếm đoạt thân xác người yêu rồi ruồng rẫy nàng. Chính sự việc đó đã khiến anh vô cùng ân hận, nhưng những day dứt

“chua xót đến mực cùng” [43, tr.483] cũng không xóa bỏ được mối hận lòng của cô gái. Cô căm thù anh đến mức tìm đường cùng chết trên chuyến xe lao xuống vực sâu. Dù may mắn thoát chết nhưng chính những ân hận dằn vặt của lương tâm và nỗi đớn đau của tinh thần đã khiến anh “khóc trọn năm ấy” [43, tr.486] rồi tự gieo mình xuống vực sâu mất xác. Như vậy, vực thẳm trong câu chuyện trở thành một biểu tượng. Đó chính là vực thẳm của cuộc đời Giác khi anh sai lầm đánh đồng chuyện chủng tộc và những thù hận đối phương với chuyện tình yêu. Anh bỏ rơi người yêu thương của mình chỉ vì cô là người mang dòng máu lai Pháp. Những sai lầm ấy đã khiến anh phải trả một cái giá quá đắt.

Ở truyện Kòn Trô, Thể Phụng, một cô gái xinh đẹp, lạc vào rừng và được cứu thoát bởi Kòn Trô, một tướng cướp nghĩa hiệp. Sự trong sáng của Thể Phụng đã làm say đắm trái tim chàng hiệp sĩ Kòn Trô. Thế nhưng, vì một phút vô tình Thể Phụng tiết lộ cho những người bạn của mình về thời gian và địa điểm mà Kòn Trô sẽ tiễn cô. Chính sự vô tình ấy đã gây nên cái chết của chàng tướng cướp nghĩa hiệp. Mãi tới hơn bốn năm sau, nàng mới biết chuyện Kòn Trô đã chết như thế nào. Biết rõ nguyên nhân cái chết của anh chính là do sự vô tình của mình, nàng vô cùng ân hận “Thiếu phụ rên lên một tiếng não nùng: - Bây giờ mình

mới rõ” [43, tr.227], nhỏ những giọt nước mắt tiếc thương và hối hận muộn màng: “Thiếu phụ ngước mắt lên. Núi Bạch Hổ đứng sững trong cõi mịt mù của khói ngàn xanh xám. Một miếng mây trắng quấn quanh đầu đỉnh non xa như một bức khăn tang. Hình ảnh trái núi kia trải bao nhiêu năm cách biệt, vẫn còn nguyên vẹn như tấm lòng không thay đổi của một người tri kỷ.

Thiếu phụ chùi mắt, nói với chồng:

- Nắng hạ gay gắt quá làm em chói mắt, khó chịu. Mình coi đây! Nước mắt em cứ ràn rụa ra mãi thế này!”[43, tr.228].

Không chỉ đặt nhân vật vào những tình huống nhận thức để họ nhận ra lỗi lầm, mà dưới ngòi bút của Lý Văn Sâm quá trình nhận thức của nhân vật diễn ra hết sức tự nhiên.

Trong truyện ngắn Răng Sa Mát, ở cuối truyện, người vợ phản bội của Răng Sa Bang được ông tha chết vì đang mang trong mình một bào thai. Chính sự khoan dung độ lượng của người chồng đã khiến người đàn bà tội lỗi ấy nhận thấy sai lầm của mình:

“Người đàn bà gục xuống và kêu lên:

- Mình ơi! Hãy trở lại mà giết em! Tội em đáng chết lắm!...” [43, 275].

Tương tự, nhân vật Cả Khăng, một tên trùm của bọn mọi Khà Ná, trong truyện Ngày ra đi đã từng theo giặc gây ra cái chết cho nhiều chiến sĩ tham gia kháng chiến. Nhưng sau khi được tha chết bởi Nhơn, một viên chỉ huy kháng chiến theo đuổi mục đích cao cả “Anh em phải cầm súng chiến đấu là vì sự sống còn của Đất Nước, vì chánh nghĩa, chớ không vì khát máu” [43, tr.578] thì Cả Khăng đã trở về đường ngay nẻo chính. Thậm chí, con người ấy còn liều mình đánh đổi mạng sống để cứu ân nhân của mình thoát chết. Trong một cuộc chiến đấu, Nhơn bị thương và lạc vào sóc Mọi Khà Ná, anh đã được Cả Khăng cứu. Trong lúc cõng Nhơn chạy khỏi trận địa, Cả Khăng đã bị trúng tên mà chết.

Sự phản tỉnh trong tâm hồn của Cả Khăng đã thể hiện sức mạnh cảm hóa của con người cách mạng đồng thời cho thấy niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Đây chính là điểm tiến bộ trong cách nhìn người của Lý Văn Sâm.

3.2.1.2. Tình huống hành động

Tình huống hành động có thể hiểu là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính. Điều này có thể thấy rõ trong rất nhiều truyện ngắn của Lý Văn Sâm.

Đặt trong bối cảnh đầy thử thách của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân vật của Lý Văn Sâm buộc phải bộc lộ đầy đủ phẩm chất và lý tưởng của mình thông qua hành động. Đó là những hành động nghĩa hiệp hướng đến đích cao đẹp: cống hiến cho non sông, đất nước. Phong trong Sương gió biên thùy, Hùng trong Sứ mạng, Cả Tiễn trong Mũi Tổ, anh Tư lục lộ trong Tiếng rên trong rừng lạnh, Trực trong Ngày ra đi có thể khác nhau về đời sống, cách hành động nhưng họ lại cùng chung tính cách nghĩa hiệp và tinh thần hi sinh cho Tổ Quốc.

Ở truyện Sứ mạng, Lý Văn Sâm đã xây dựng một tình huống giàu kịch tính. Một người chiến sĩ trên đường thực thi sứ mạng đặc biệt, lại tình cờ chung xe với người trong mộng. Chính khoảnh khắc gặp gỡ vô tình ấy đã góp phần bộc lộ tính cách nhân vật một cách rõ nét.

Hùng là một chiến sĩ với vẻ ngoài kiêu hãnh của một lục lâm hào kiệt, đang trên đường thực thi sứ mạng. Tưởng chừng gió sương đã làm tâm hồn chàng trở nên chai sạn. Thế nhưng khi gặp vẻ mạnh mẽ, quyết liệt của Thư, Hùng đã thốt lên đầy thán phục “Lần

thứ nhất tôi gặp một người đàn bà kỳ lạ, vừa là một địch thủ khác những kẻ tầm thường.”

[43, tr.372]. Con người ngang tàng ấy trong khoảnh khắc lại bộc lộ cái phần chân thành, sâu kín nhất của tâm hồn. Đứng trước vẻ đẹp tâm hồn của cô gái chung đường, sự cứng rắn trong từng lời nói, cử chỉ là để che lấp sự bối rối của anh. Tuy chưa biết người con gái chung đường là ai nhưng trong mong ước, Hùng vẫn mong “Nếu cô tên Thư thì đẹp biết mấy”. Và thật là cảm động khi điều anh mong ước trở thành hiện thực. Tuy biết tấm lòng Thư gửi gắm cho mình “Đến bây giờ tuy chưa biết mặt Hùng nhưng tôi không bao giờ có ý

nghĩ lấy chồng nếu tôi chưa gặp được Hùng […] người mang tên Hùng hẳn phải là người anh dũng hơn người. Nếu không làm được người chiến sĩ gìn giữ Núi Sông thì cũng không đến nỗi chết hèn mọn như cây cỏ!” [43, tr.380] song với sứ mệnh trên vai Hùng vẫn cương quyết ra đi để lại sau lưng lời nhắn gửi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đường không quan san lắm Lẽ đâu người lạc đường”

HÙNG

(Tặng vị hôn thê không bao giờ cưới) [43, tr.383]

Hành động dứt khoát của Hùng thể hiện chí khí và tính cách những con người thời đại, đặt tình nước trước tình nhà. Chính tính cách ấy tạo nên sức mạnh to lớn trong những năm tháng hào hùng nhưng cũng đầy mất mát hi sinh của đất nước.

Khi xây dựng nhân vật Anh Tư lục lộ, một người dân quân dũng cảm ở truyện ngắn

Tiếng rên trong rừng lạnh, Lý Văn Sâm cũng đặt nhân vật vào một hoàn cảnh ngặt nghèo của những ngày Nam bộ kháng chiến. Trong một lần phá cầu và chuẩn bị rút lui, trước sự đe dọa của tiếng súng truy đuổi và tiếng xe thiết giáp của quân Anh - Ấn, anh Tư lục lộ vẫn quyết định lùi lại để cứu hai mẹ con người đàn bà xa lạ bị sót lại bên kia cầu. Dù biết nguy

hiểm, anh vẫn dứt khoát: “Tôi phải cứu mẹ con nhà này mới được! Tôi, rủi có bề nào, xin anh em đùm bọc vợ con tôi.” [43, Tr.421]. Kết quả của hành động dũng cảm là anh cứu được người nhưng bản thân lại bị kẹt chân giữa cầu và chết trong đau đớn. Một năm sau, khi trở lại cánh rừng già ấy, người ta vẫn thấy nắm xương khô treo lủng lẳng giữa hai khúc ván cầu chưa kịp rời ra. Đặt nhân vật vào tình huống buộc phải lựa chọn giữa con người cá nhân và con người cộng đồng, Lý Văn Sâm một mặt ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp của nhân vật, mặt khác tạo ra tiếng nói đấu tranh thúc giục mọi người đứng lên chung sức, chung lòng xóa hết những tiếng rên đau thương của dân tộc.

Tương tự, trong truyện Đường vào đất Thục, Lý Văn Sâm đã lựa chọn khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai người bạn cũ để thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Việt, một anh chiến sĩ trẻ trở về thăm mẹ. Không may, anh bị lọt vào ổ phục kích và bị bắt làm tù binh. Éo le thay, người chỉ huy đội phục kích ấy lại là người bạn vong niên thân thiết của anh. Chính trong tình huống éo le ấy tác giả đã giúp người đọc nhìn thấy tình người cao quý. Người bạn này sau đó đã vờ thực thi lệnh bắn nhưng thực chất là tìm cách cứu và trả anh về với cuộc kháng chiến. Như vậy, việc tạo dựng tình huống gặp gỡ đầy kịch tính ấy đã cho thấy niềm tin và sự cảm thông của tác giả với những con người trong cảnh Từ Thứ quy Tào nhưng lương tâm vẫn còn ánh sáng như người bạn của Việt.

Bên cạnh tạo ra những tình huống gặp éo le đầy kịch tính, Lý Văn Sâm còn rất khéo léo khi mượn các câu chuyện dã sử để bộc lộ những tính cách tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và con người quê hương ông nói riêng. Trong truyện Nửa mảnh ngân tiền

hay Trời như muốn sáng tác giả đã kể những câu chuyện tình cảm động. Câu chuyện của chàng Tuyết Sĩ và nàng Thùy Nương (Trời như muốn sáng) trong bối cảnh “Tiếng khóc than nỉ non cùng mưa gió những tháng ngày dài. Ruộng không ai cày. Nhà không người ở. Dân tình đói khổ” [43, tr.640], là một chuyện tiêu biểu cho sự thủy chung của con người, mà đặc biệt là phụ nữ. Tuyết Sĩ với chí nguyện “múa kiếm chống đỡ giang sơn” [43, tr.639] đã được vợ chàng khích lệ bằng tình yêu và lời thề nguyện “theo anh đến tận cùng quả đất”. Tình yêu ấy được khắc ghi bằng hai chữ “tuyết hận” trên ngực đôi bạn trẻ như “hai chữ son khắc vào núi đá”. Thế nhưng, Lý Văn Sâm không để câu chuyện của mình dừng lại

ở đó, ông đặt nhân vật mình vào một tình huống đầy những mâu thuẫn buộc phải chọn lựa. Bão giông cuộc sống chia cách, đẩy chàng và nàng về hai hướng cuộc đời. Chàng Tuyết Sĩ đầy chí nguyện năm xưa, nay biến thành gã hành khất đi khắp kinh thành để tìm lại người

cũ. Thùy Nương, người vợ thủy chung, nay lại biến thành một nàng ca kĩ mua vui cho đời. Thế rồi, họ gặp nhau. Tình cảnh éo le ấy đã biến người chồng thương vợ thành một kẻ ôm mối hận lòng. Trước những lời mỉa mai, cay đắng của chồng, người vợ chỉ biết “ôm lưỡi dao vào lòng khóc ngất” [43, tr.642]. Cuối cùng để minh chứng cho tấm lòng và sự thủy chung, nàng đành chọn cái chết đầy đau đớn khi thích khách Trương Phụ không thành “Một

người ca kỹ vô danh vì mang tội thích khách Trương Phụ mà bị chặt tay, chặt chân, bỏ ngoài thành” [43, tr.642]. Chính sự kết thúc trong bi kịch của người vợ đã thức tỉnh tâm hồn Tuyết Sĩ “Trong đêm hôm ấy, gã hành khất thường lưu trú bên mái tây đình lại lén

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lý văn sâm (Trang 76 - 84)