Về kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần kem tràng tiền (Trang 74 - 77)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

3.2.3 Về kế toán quản trị

Với xu thế hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, Việt Nam đang từng bước cải cách hệ thống kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, cung cấp

thông tin đa dạng phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp. Đây là một cơ sở để hình thành kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định.

Để giúp cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh bán hàng, Công ty nên xây dựng cho riêng mình một hệ thống báo cáo kế toán quản trị chuyên nghiệp. Hệ thống này đòi hỏi phải có người am hiểu về kế toán quản trị và quản trị doanh nghiệp thực hiện.

- Xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo quản trị cho phù hợp với công tác quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, có thể dựa trên các mô hình đã được áp dụng các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Lập dự toán chi phí, doanh thu tiêu thụ: trước hết cần xây dựng các định mức chi phí tiêu chuẩn, tìm hiểu nhu cầu, thị yếu khách hàng, kết hợp với năng lực của mình để lên kế hoạch và lập dự toán.

- Tổ chức sổ sách, tài khoản trong KTQT doanh thu: sổ chi tiết doanh thu được mở cho từng hoạt động, hàng hóa, cần đảm bảo các nội dung chính như sau: Ngày tháng ghi sổ, số liệu và ngày tháng lập chứng từ, nội dung chứng từ, TK đối ứng, số lượng, đơn giá, thành tiền, các khoản giảm trừ doanh thu.

- Thiết kế, xây dựng báo cáo KTQT chi phí, doanh thu: công ty có thể thiết kế các mẫu báo cáo như sau:

Đối với báo cáo nhanh: là báo cáo được lập theo yêu cầu của nhà quản

lý về một số nghiệp vụ nhất định: báo cáo doanh thu, báo cáo mua hàng,… có thể lập hàng ngày hoặc hàng tuần hay những thời điểm cần thiết để nhanh chóng đưa ra các quyết định mang tính chất tác nghiệp. Báo cáo này giúp cho nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong

từng thời điểm để có biện pháp xử lý kịp thời đặc biệt phù hợp cho Công ty vì mặt hàng công ty mang tính thời vụ cao. Căn cứ sổ chi tiết doanh thu để dự toán tiêu thụ, xây dựng báo cáo bán hàng. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, tìm ra các nguyên nhân để đưa ra giải pháp nhằm thúc đầy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

Đối với báo cáo định kỳ: ngoài việc cung cấp thông tin, còn giúp công

ty kiểm tra, đánh giá, ra quyết định. Các báo cáo này nên được trình bày dưới dạng đánh giá, phân tích, so sánh kết hợp với việc giải trình về số liệu. Kế toán cần xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin liên quan đến chi tiêu quản lý…, đảm bảo cung cấp thông tin cho nhà quản lý theo từng tình huống cụ thể, nhận xét, đánh giá và trình bày ý kiến cho từng phương án.

Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong nội bộ công ty, kế toán quản trị chỉ vận hành hiệu quả nếu ban quản trị biết đặt ra những yêu cầu về thông tin nội bộ. Các chỉ tiêu này cần có mối quan hệ qua lại với hệ thống thông tin kế toán, vì thế cần phải thiết lập đồng bộ và thống nhất nhằm đảm bảo cho việc truyền tải thông tin được nhanh chóng và thuận tiện. Ban quản trị cấp cao của Công ty cần thiết kế khoa học, hợp lý, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh

Như vậy trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp sẽ bao gồm hai bộ phận: Kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Hệ thống chứng từ nhằm ghi chép, lưu trữ số liệu về kế toán phục vụ cho nhu cầu của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Để tránh sự trùng lắp, phần lớn chứng từ của kế toán tài chính được sử dụng trong hệ thống kế toán quản trị. Bên cạnh đó, tuỳ theo nhu cầu về thông tin Công ty có thể thiết kế thêm một số chứng từ riêng cho kế toán quản trị. Các nguyên tắc thiết kế hệ thống chứng từ của hệ thống kế toán quản trị bao gồm: tính tin cậy của dữ

liệu; tính dễ truy cập và tính so sánh được. Nội dung của chứng từ kế toán quản trị nhất thiết phải có các nội dung như: lĩnh vực hoạt động, loại chi phí và trung tâm trách nhiệm…

Kế toán tài chính căn cứ vào các chứng từ gốc của doanh thu và phân bổ chi phí để ghi nhận vào các tài khoản tương ứng. Cuối kỳ kết chuyển các tài khoản chi phí và doanh thu, song song với đó, kế toán quản trị khai thác số liệu sâu hơn bằng cách ghi chép chi tiết theo từng yếu tố chi phí tương ứng với trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận để phân tích tình hình thực hiện của từng trung tâm trách nhiệm. Đồng thời, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí cho từng bộ phận, đánh giá được mức độ đóng góp trong việc tạo ra lợi nhuận của công ty, cũng như làm cơ sở để ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố chi phí, khối lượng và lợi nhuận.

Nếu thực hiện được những điều này việc quản lý bán hàng và hiệu quả các chiến lược bán hàng của Công ty sẽ được cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần kem tràng tiền (Trang 74 - 77)

w