Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn gas vĩnh long (Trang 72)

Để xem xét chi tiết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta cần xem xét chúng qua các chỉ số tài chính, đặc biệt là khả năng sinh lời thông qua phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cấu thành tỷ số tài chính. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến mức tổng lợi nhuận mà còn đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể, xem xét xu hƣớng vận động của các tỷ số này qua thời gian để đánh giá chúng tốt hay xấu. Phân tích khả năng sinh lời thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của công ty Gas Vĩnh Long qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

1) Lợi nhuận sau thuế 1.000đ

(105.878)

247.597

401.532

2) Doanh thu thuần 1.000đ

28.659.365 30.290.258 35.961.573 3) Tổng tài sản bình quân 1.000đ 6.242.678 5.588.323 4.807.581 4) Vốn chủ sở hữu bình quân 1.000đ 2.961.667 3.078.664 3.332.369 5) Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA % (1,70) 4,43 8,35

6) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE % (3,57) 8,04 12,05

7) Lợi nhuận trên doanh thu

ROS % (0,37) 0,82 1,12

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011, 2012

(Phụ lục 2, trang 85 – 91)

4.2.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này cung cấp cho ta cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để đầu tƣ tạo ra lợi nhuận. Tỷ số càng cao thì lợi nhuận càng lớn, tuy nhiên lợi nhuận thƣờng đi kèm với rủi ro.

Từ số liệu bảng 4.5 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2010 của công ty âm – 1,7% là do trong năm 2010 công ty làm ăn thua lỗ, doanh thu thu đƣợc không đủ để bù đắp chi phí phát sinh. Sang năm 2011, tỷ suất này tăng lên 4,43%, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đầu tƣ sẽ thu về đƣợc 4,43 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do, năm 2011 công ty đã đƣa ra nhiều chiến lƣợc kinh doanh nhằm tăng cƣờng sản lƣợng tiêu thụ, lợi nhuận thu đƣợc tăng mạnh (tăng 333,85% so với năm 2010). Năm 2012, tỷ số lợi nhuận trên tài sản tiếp tục tăng 8,35% là do lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc trong khi tổng tài sản ngày càng giảm do công ty đang giảm dần khoản nợ vay phải trả.

4.2.4.2 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là tỷ số mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 100 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tƣ vào công ty thu lại kết quả là bao nhiêu.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong năm 2010 âm – 3,57%. Năm 2010, tỷ số này tăng lên 8,04%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở

hữu của công ty bỏ ra sẽ tạo ra đƣợc 8,04 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân sự tăng mạnh này là do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (lợi nhuận năm 2011 tăng 333,85% so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 3,95%). Năm 2012, tỷ số này tiếp tục tăng, đạt 12,05%. Tỷ số ROE tăng qua hai năm 2011 và 2012 đã chứng tỏ công ty sử dụng ngày càng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông, công ty biết cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động.

4.2.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là tỷ số phản ánh doanh thu tạo ra trong một kỳ, thông qua đó có thể nhận biết đƣợc cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2010, công ty làm ăn thua lỗ, do vậy tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2010 âm – 0,37%. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty thu đƣợc thì bị lỗ 0,37 đồng. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2010 bị âm báo hiệu chi phí đang vƣợt tầm kiểm soát của cấp quản lý. Thât vậy, năm 2010, chi phí giá vốn hàng bán phát sinh cao cộng với các khoản chi phí kinh doanh khác đã dẫn đến lợi nhuận âm, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm.

Năm 2011, công ty đã khắc phục đƣợc khoản lỗ năm 2010, thu đƣợc khoản lợi nhuận là 247.597 (ngàn đồng), tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 đạt mức 0,82%. Tỷ số này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu đƣợc sẽ tạo ra đƣợc 0,82 đồng lợi nhuận. Năm 2011, với nhiều chính sách đƣa ra, công ty đã tăng sản lƣợng tiêu thụ, kiểm soát các khoản chi phí, nhất là giá vốn hàng bán. Do vậy, năm 2011 tỷ số này đã tăng lên so với năm 2010.

Năm 2012, tỷ số này đƣợc nâng lên 1,12%. Nhƣ vậy, năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 1,12 đồng lợi nhuận. Tuy tỷ lệ vẫn chƣa đạt so với kế hoạch công ty đề ra nhƣng qua 3 năm tỷ lệ có sự chuyển biến tích cực nhƣ vậy hứa hẹn trong những năm tới lợi nhuận thu đƣợc công ty sẽ tăng lên.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

5.1.1 Ƣu điểm

Công ty Gas Vĩnh Long là trạm chiết cho Tổng công ty Saigon Petro tại Vĩnh Long. Gas SP là loại gas có thƣơng hiệu lớn, chất lƣợng đảm bảo theo tiêu chuẩn đƣợc Nhà nƣớc công nhận. Vì vậy, công ty rất có lợi thế trong việc cung ứng gas SP trong khu vực Vĩnh Long và một số tỉnh lân cận trong khu vực cho phép theo quy định.

Công ty Gas Vĩnh Long rất thành công trong việc áp dụng chiết khấu thƣơng mại cho khách hàng, vì khi áp dụng chính sách này, công ty có thể ổn định đƣợc mức sản lƣợng nhƣ kế hoạch đề ra. Bởi vì khách hàng luôn cố gắng đạt đƣợc mức sản lƣợng đƣợc hƣởng chiết khấu, thu về thêm một khoản lợi nhuận nữa ngoài lợi nhuận đạt đƣợc.

Việc công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung kết hợp với phần mềm kế toán hỗ trợ đã giúp cho công việc kế toán diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo sự thống nhất giữa các phần hành kế toán với nhau. Đồng thời, điều này đã giúp cho công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh đƣợc thuận tiện hơn, đảm bảo độ chính xác cao khi tập hợp số liệu, đối chiếu, kiểm tra khi khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế toán.

5.1.2 Hạn chế

5.1.2.1 Về công tác kế toán

- Khi hạch toán doanh thu và chi phí công ty chỉ sử dụng tài khoản cấp 1 duy nhất. Công ty không mở thêm tài khoản cấp 2, chi tiết cho việc theo dõi riêng từng loại doanh thu, từng loại chi phí phát sinh để có kế hoạch kiểm soát kịp thời.

- Phiếu xuất đƣợc dùng nhƣ là hóa đơn bán hàng thông thƣờng là không phù hợp, vì theo nguyên tắc kế toán, phiếu xuất dùng để thể hiện giá vốn cho lƣợng hàng bán ra, giá ghi trên phiếu xuất là giá vốn chứ không phải giá bán.

- Việc tính giá vốn theo phƣơng pháp trung bình theo tháng không bao gồm trị giá hàng hóa tồn kho của tháng trƣớc đã làm cho trị giá vốn của hàng bán tháng sau không đƣợc chính xác, vì giá trị hàng tồn của tháng trƣớc và giá trị nhập của tháng này mang hai đơn giá khác nhau.

5.1.2.2 Về công nợ khách hàng

Tình hình công nợ tiền phải thu của khách hàng hiện tại còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, chủ yếu đƣợc hình thành từ việc đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng để có vốn xoay vòng. Chi phí lãi vay phải trả hàng năm phát sinh tƣơng đối nhiều, trong khi công nợ tiền hàng từ khách hàng thì không thu đƣợc, do vậy, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay vòng vốn, tái sản xuất mở rộng.

5.1.2.3 Về chiến lược kinh doanh

Thị trƣờng gas SP tại khu vực Vĩnh Long và các tỉnh lân cận còn nhiều hạn chế do cạnh tranh về giá giữa các mặt hàng gas cùng loại, đại đa số ngƣời tiêu dùng chƣa chú trọng nhiều đến chất lƣợng gas sử dụng, họ chỉ quan tâm đến giá cả loại gas nào rẻ. Các đại lý bán lẻ cũng chọn bán những loại gas chất lƣợng kém, giá rẻ để thu lợi nhuận nhiều. Do vây, công ty gặp nhiều khó khăn khi đƣa thƣơng hiệu gas SP đến với ngƣời tiêu dùng.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị

- Về doanh thu: Công ty nên mở thêm tài khoản cấp 2, chi tiết để tiện cho việc theo dõi của từng loại doanh thu của công ty, bao gồm: doanh thu bán gas SP 12kg, doanh thu gas SP 45kg và doanh thu bán gas màu. Nhƣ vậy, kế toán sẽ dễ dàng theo dõi hơn trong cơ cấu doanh thu của 3 mặt hàng nói trên, theo dõi về mặt số lƣợng thông qua bảng tổng hợp sản lƣợng và theo dõi về mặt giá trị thông qua bảng tổng hợp doanh thu của từng mặt hàng cụ thể.

- Về chi phí: Công ty nên mở thêm tài khoản cấp 2, chi tiết để theo dõi từng loại chi phí phát sinh. Về giá vốn hàng bán, tƣơng tƣ nhƣ doanh thu, công ty nên theo dõi chi tiết theo từng loại mặt hàng. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, mở thêm tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết sự phát sinh của từng loại chi phí, để từ đó có kế hoạch kiểm soát chi phí một cách hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận.

- Đối với tiêu đề “Phiếu xuất”, công ty nên thay đổi tiêu đề thành “Phiếu giao hàng” nhƣ vậy sẽ chính xác hơn. Đồng thời, khi tính giá vốn hàng bán vào mỗi tháng, công ty nên lập phiếu xuất kho thay cho phiếu kế toán nhƣ hiện

tại. Nhƣ vậy, kế toán sẽ dễ dàng hơn trong việc hạch toán giá vốn hàng bán khi căn cứ vào phiếu xuất kho thay vì là phiếu kế toán.

- Về phƣơng pháp xuất kho, khi tính giá xuất kho, công ty nên cộng vào giá trị tồn của tháng trƣớc theo đúng nhƣ cách tính đƣợc quy định của Bộ tài chính. Nhƣ vậy, giá xuất kho của tháng đó sẽ chính xác hơn.

5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Công ty cần có chính sách nhằm thắt chặt công nợ khách hàng, giảm thiểu tình trạng phát sinh thêm công nợ tiền, đối với những công nợ cũ, cần nhanh chóng thu hồi. Để làm đƣợc điều đó, công ty có thể áp dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán công nợ nhanh, áp dụng mở rộng việc xếp hạng khách hàng A B C để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh. Có nhƣ vậy mới giảm thiểu đƣợc tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng, công ty giảm đƣợc khoản chi phí lãi vay phát sinh.

- Với việc áp dụng xếp hạng khách hàng theo A B C, công ty có thể đƣa ra các đợt chăm sóc khách hàng nhƣ hỗ trợ bảng hiệu cửa hàng, hỗ trợ khách hàng về các công cụ hỗ trợ bán hàng nhƣ: đồng phục nhân viên giao gas tại cửa hàng, càng chở gas,… Đặc biệt, đối với những khách hàng thân thiết, thuộc hạng A, công ty có thể hỗ trợ nhân viên tiếp thị, phát tờ rơi quảng cáo cho cửa hàng đó trong 3 ngày… Có nhƣ vậy thì việc khách hàng trung thành với công ty sẽ đảm bảo hơn, sẽ tránh đƣợc những trƣờng hợp khách hàng bỏ công ty khi bị các đối thủ khác bán phá giá. Sản lƣợng tiêu thụ sẽ ổn định hơn.

- Bên cạnh đó, tăng cƣờng mở rộng thêm thị trƣờng, ký kết thêm ngày càng nhiều các hợp đồng cung cấp mới, đặc biệt ƣu tiên giới thiệu, quảng bá về thƣơng hiệu gas SP, bƣớc đầu thay đổi nhận thức từ các chủ doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ về chất lƣợng gas bởi xã hội ngày càng phát triển, dần dần ngƣời tiêu dùng cũng hƣớng về chất lƣợng hơn là giá cả. Vả lại, vỏ bình gas SP là loại vỏ với cấu trúc thép tốt nên cũng tạo đƣợc sự an tâm từ phía khách hàng khi tin dùng vào loại sản phẩm này.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể nói hoạt động tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tiêu thụ càng nhiều thì quá trình kinh doanh sẽ càng có hiệu quả hơn. Thật vậy, với kết quả hoạt động khi doanh của công ty Gas Vĩnh Long qua ba năm 2010, 2011 và 2012 đã chứng minh đƣợc điều đó. Kết quả kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trƣớc, từ thua lỗ năm 2010 đã dần tiến tới thu đƣợc lợi nhuận ngày càng nhiều.

Năm 2010, tình hình kinh tế nƣớc ta gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các công ty, doanh nghiệp nói chung, công ty Gas Vĩnh Long nói riêng đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh trong kỳ bị thua lỗ. Tuy nhiên, với sự phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo cùng tập thể công nhân viên công ty Gas Vĩnh Long, kết quả kinh doanh của công ty các năm 2011, 2012 đã có sự chuyển biến tích cực. Sản lƣợng tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng, kéo theo lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc. Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ của thƣơng hiệu Saigon Petro bƣớc đầu đã thành công. Thị trƣờng tiêu thụ của gas SP ngày càng đƣợc mở rộng. Mặc dù hiện tại thị trƣờng gas màu vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn gas SP nhƣng trong tƣơng lai, chiến lƣợc thu hẹp dần khoảng cách giữa gas màu và gas SP sẽ là chiến lƣợc đƣợc ƣu tiên hàng đầu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng chủ lực này. Đây chính là chiến lƣợc xuyên suốt và lâu dài, là định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Nếu nhƣ sản lƣợng tiêu thụ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc kinh doanh của công ty thì công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty cũng không kém phần quan trọng. Chính nhờ vào những thông tin chính xác, kịp thời của kế toán cung cấp, Ban lãnh đạo công ty sẽ nắm bắt đƣợc đầy đủ và chính xác về tình hình hoạt động của công ty, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp kịp thời nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đƣợc thông suốt và có hiệu quả hơn. Do đó trong những năm tiếp theo bộ phận kế toán công ty nói chung và mỗi nhân viên kế toán nói riêng cần tiếp tục phát huy tính năng động, linh hoạt của mình để tình hình hoạt động của công ty luôn đƣợc báo cáo kịp thời, chính xác, có nhƣ thế hiệu quả kinh doanh của công ty mới ngày một cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Linh, 2009. Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của công ty Nông sản Thực phẩm Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại hoc Cần Thơ.

2. Nguyễn Minh Thuận, 2010. Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Thế Hƣng, 2006. Giáo trình hệ thống thông tin kế toán. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Trần Quốc Dũng. Bài giảng Kế toán tài chính. Khoa Kinh tế và Quản

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn gas vĩnh long (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)