Bài 13: Thí nghiệm phát hiện diệp lục

Một phần của tài liệu xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 11 (cơ bản) trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.6. Bài 13: Thí nghiệm phát hiện diệp lục

2.6.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK

 Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5-6 HS) * Mẫu vật

Rau muống sạch: 1 bó khoảng 20 g * Dụng cụ và hóa chất

- Cốc thủy tinh (hoặc nhựa hay sứ), tốt nhất là loại có mỏ với dung tích 20 - 50 ml: 2 cái

- Ống đong bằng thủy tinh (hoặc nhựa) loại 20 – 50 ml, có chia độ: 2 cái - Ống nghiệm bằng thủy tinh (hoặc nhựa) trong suốt, loại 10 – 15 ml: 2 cái - Giá thí nghiệm (phù hợp với kích thước ống nghiệm): 1 cái

- Kéo HS: 1 cái

- Nước sạch (nước cất, nước máy, nước giếng). Nước phải trong suốt.

- Cồn 90o (loại cồn đốt y tế loại đựng trong lọ nhựa 60 ml, màu trắng, có bán tại các quầy thuốc): 1 chai

19

Tay trái cầm 1 cốc thủy tinh, tay phải cầm bút lông viết

“A” lên cốc thủy tinh  cốc A. Tượng tự với cốc thủy tinh còn lại nhưng viết “B” cốc B.

+ Đánh dấu ống nghiệm

Tay trái cầm 1 ống nghiệm, tay phải cầm bút lông viết

“A” lên ống nghiệm ống nghiệm A. Tượng tự với ống nghiệm còn lại nhưng viết “B” ống nghiệm B.

+ Đánh dấu ống đong

Tay trái cầm 1 ống đong, tay phải cầm bút lông viết

“A” lên ống đong  ống đong A. Tượng tự với ống đong còn lại nhưng viết “B” ống đong B.

 Tiến hành thí nghiệm

- Chuẩn bị mẫu lá rau muống cắt ngang (1) - Đong cồn và nước bằng ống đong (2) - Chiết rút diệp lục (3)

- Quan sát dịch rút diệp lục (4)

 Kết quả và nhận xét

- Dịch chiết rút từ lá rau muống ở ống nghiệm A có màu xanh lục (Hình 2.4).

- Dịch chiết rút từ lá rau muống ở ống nghiệm B có màu trắng (Hình 2.4). Màu xanh lục được chiết rút bằng cồn cho kết quả rõ.

Màu sắc của dịch chiết rút ở 2 ống nghiệm có sự khác biệt rõ rệt, dễ quan sát, cho thấy được độ hòa tan của các sắc tố trong nước và trong cồn khác nhau.

2.6.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm

- Có thể lựa chọn nhiều mẫu vật khác phù hợp với điều kiện thời tiết của từng vùng, từng miền, từng mùa và cơ sở vật chất của từng trường mà vẫn đảm bảo điều kiện thí nghiệm.

- Thao tác (1) khi cân 0,2 g mẫu lá rau muống đã cắt bỏ cuống và gân chính gặp khó khăn vì khối lượng mẫu thấp và không phải phòng thí nghiệm ở các trường đều chuẩn bị sẵn cân.

- Thao tác (4) khi rót dung dịch đã được chiết rút diệp lục vào ống nghiệm khó đảm bảo không có mẫu thí nghiệm lẫn vào.

A B

Hình 2.4. Dịch chiết rút từ lá rau muống

20

2.6.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm

Để khắc phục những khó khăn khi thực hiện thí nghiệm, chúng tôi đã đề xuất ra 3 phương án thực hiện thí nghiệm khác nhau theo bảng sau (Bảng 2.5) để thí nghiệm được thực hiện dễ dàng.

Bảng 2.5. Các phương án khắc phục khó khăn của thí nghiệm phát hiện diệp lục

Phương án Yếu tố thay đổi

Số thí nghiệm cần thực hiện trong 1 lần thay đổi Tổng số thí nghiệm trong 1 phương án 1 Mẫu vật: Rau ngót 3 24 Mẫu vật: Xà lách cuộn 3

Mẫu vật: Xà lách bông xanh 3 Mẫu vật: Xà lách bó 3

Mẫu vật: Cải thìa 3

Mẫu vật: Cải xanh 3

Mẫu vật: Cải ngọt 3

Mẫu vật: Cải bó xôi 3

2 Bỏ thao tác cân 0,2 g mẫu lá 8 8

3 Thêm một số dụng cụ 8 8

 Thực hiện các thí nghiệm theo đề xuất

Một phần của tài liệu xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 11 (cơ bản) trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)