Qui trình xây dựng tài liệu hướng dẫn

Một phần của tài liệu xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 11 (cơ bản) trung học phổ thông (Trang 64 - 66)

3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.2. Qui trình xây dựng tài liệu hướng dẫn

 Bước 1: Xác định mục tiêu thí nghiệm.

Đây là những dự kiến sản phẩm phải đạt trong thí nghiệm. Trong mục tiêu cần phân tích, chỉ rõ kết quả như thế nào, từ kết quả rút ra kết luận gì hay chứng minh điều gì, các thao tác kĩ thuật cần đạt được qua thí nghiệm là gì.

 Bước 2: Phân tích các thí nghiệm trong SGK

Trước hết là tiến hành các thí nghiệm theo đúng sự hướng dẫn trong SGK, mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần (7  15 lần). Sau đó, căn cứ trên toàn bộ qui trình thực hiện thí nghiệm để phân tích các yếu tố trong thí nghiệm như: điều kiện, phương pháp, kết quả thí nghiệm. Cụ thể phân tích trong qui trình bao gồm toàn bộ từ khâu chuẩn bị thí nghiệm như mẫu vật, dụng cụ, hóa chất; đến phân tích việc thực hiện thí nghiệm; đến cuối cùng là phân tích kết quả thí nghiệm có chính xác với yêu cầu đề ra hay không? Mức độ chính xác được bao nhiêu phần trăm? Thời gian thực hiện thí nghiệm trong bao lâu? Từng khâu trong các giai đoạn này được qui định thành những yếu tố trong thí nghiệm.

 Bước 3: Phát hiện những khó khăn và đề xuất những biện pháp khắc phục các thí nghiệm

Căn cứ trên cơ sở phân tích ở bước 2, phát hiện những mâu thuẫn được hình thành khi thực hiện thí nghiệm, các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm như chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ, các thao tác tiến hành, mức độ khó thực hiện của thí nghiệm... Nếu một yếu tố bất kì trong thí nghiệm gây khó khăn cho thí nghiệm thì sẽ được đánh dấu và xây dựng phương án giải quyết. Trên cơ sở những khó khăn gặp phải, chúng tôi tiến hành đồng thời các thí nghiệm khác dựa trên 3 tiêu chí: thay đổi một yếu tố, một đối tượng, một thao tác nào đó trong thí nghiệm trong khi các đối tượng khác vẫn được giữ nguyên như thí nghiệm đề ra ban đầu; bổ sung thêm vào hoặc giảm bớt đi những yếu tố, đối tượng, thao tác cần thiết hoặc không cần thiết cho thí nghiệm; bổ sung những thí nghiệm hoàn toàn mới không có trong SGK. Mô hình mà chúng tôi sử dụng theo 2 nguyên tắc chung: đảm bảo các yếu tố khác trong thí nghiệm và chỉ thay đổi yếu tố mà chúng tôi quan tâm (đặc biệt trong một yếu tố có thể có nhiều cách thay đổi khác nhau); tổ hợp các yếu tố thay đổi để tạo nên các thí nghiệm khác nhau.

56

Mỗi thí nghiệm được thực hiện từ 7 đến 15 lần lặp lại và theo đúng qui trình tiến hành một thí nghiệm, sau đó đánh giá kết quả và so sánh. Ngoài việc so sánh kết quả của những thí nghiệm trong các phương án đề xuất thì chúng tôi còn tính đến khả năng thực hiện thí nghiệm như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của từng vùng, từng địa phương, từng điều kiện thời tiết, từng cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là thao tác thực hiện sao cho dễ dàng nhất, yêu cầu của thời gian phân bố và thực hiện thí nghiệm.

 Bước 5: Xây dựng và viết tài liệu hướng dẫn

Đưa ra được 1 thí nghiệm mà chúng tôi cho là dễ thực hiện nhất dựa trên tiêu chí so sánh ở bước 4. Chúng tôi đã cụ thể từ quá trình chuẩn bị như việc chuẩn bị mẫu vật để chính xác không bị nhầm lẫn hoặc khan hiếm, chúng tôi đã chọn mẫu có độ phổ rộng cao, bổ sung thêm hình ảnh, tên khoa học, đặc điểm của cây... Các hóa chất, dụng cụ chúng tôi đã xây dựng một cách khái quát về pha hóa chất, bảo quản hóa chất, đưa ra nồng độ, dung tích sử dụng của những loại hóa chất chính xác tùy thuộc từng thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ, sử dụng dụng cụ, bảo quản dụng cụ... Xây dựng từng bước và từng thao tác thực hiện trong khâu tiến hành thí nghiệm, đặc biệt chúng tôi đã xây dựng các đoạn phim minh họa cho từng thao tác trên cơ sở GV thực hiện để hướng dẫn cho đồng nghiệp của mình. Ngoài ra chúng tôi còn bổ sung thêm cơ sở khoa học cụ thể cho từng thí nghiệm để GV có thể giải thích cặn kẽ từng thí nghiệm và từng giai đoạn kết quả trong thí nghiệm. Chúng tôi còn bổ sung thêm một số thí nghiệm có kết quả phù hợp với yêu cầu của thí nghiệm sẵn có nhằm giúp cho GV có thể linh hoạt tổ chức cho HS, hoặc thay đổi cho HS làm các thí nghiệm khác nhau [10].

57

Sơ đồ qui trình chung có thể được tóm tắt như sau:

3.2.3. Tài liệu hướng dẫn

Tham khảo thêm phần phụ lục

Một phần của tài liệu xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 11 (cơ bản) trung học phổ thông (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)