3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.17. Bài 43: Thực hành nhân giống vô tín hở thực vật bằng ghép chồi (ghép mắt)
2.17.1. Thực hiện bài TNTH theo SGK
Chuẩn bị thí nghiệm (cho mỗi nhóm 5-6 HS) *Mẫu vật:
Tiến hành trên đối tượng như SGK đưa ra: Xoài, bưởi. * Dụng cụ thí nghiệm:
- Kéo, dao sắc dùng để rạch vỏ cây, cắt chồi ghép
- Dây buộc làm từ vải áo mưa dùng để buộc mắt ghép vào gốc
Tiến hành thí nghiệm
* Bước 1: Chuẩn bị gốc ghép và chồi ghép Chuẩn bị gốc ghép (1)
Rạch vỏ gốc ghép (2) Chuẩn bị chồi ghép (3) * Bước 2 : Tiến hành ghép chồi
Đặt chồi ghép lên gốc ghép (4) Buộc mấu ghép (5)
* Bước 3: Chăm sóc và theo dõi
Kiểm tra chồi ghép và tưới nước (6)
Kết quả và nhận xét
- Sau khi cởi dây quấn, nếu chồi ghép khô thì phải ghép lại ở vị trí khác của gốc ghép. Nếu chồi ghép xanh tốt sau khi cởi dây thì việc ghép thành công. Thời gian để thấy được kết quả khá lâu, việc chăm sóc, theo dõi phải cẩn thận, kĩ lưỡng (Hình 2.26, Hình 2.27).
48
2.17.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm
- Bưởi là cây có vỏ cứng, dai nên rất khó khi tiến hành rạch vỏ gốc ghép. Phần vỏ mỏng, dính sát phần gỗ trong nên khi tạo chữ T trên vỏ gốc ghép thường dễ cắt phạm vào phần gỗ làm kết quả khó thành công.
- Xoài có vỏ cứng nên khi tiến hành lấy chồi ghép theo cách trên rất khó thực hiện.
- Chồi ghép khi cắt phải tiến hành ghép ngay, khó bảo quản và để có được chồi ghép tốt cần chọn trên các cây lớn, sức sống tốt. Điều này gây khó khăn cho GV khi muốn tiến hành bài dạy này trực tiếp trên lớp.
2.17.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm
Để thí nghiệm được tiến hành dễ dàng hơn và kết quả khả quan hơn, chúng tôi đề xuất 2 phương án thực hiện thí nghiệm khác nhau theo bảng sau (Bảng 2.18):
Bảng 2.18. Các phương án khắc phục khó khăn của thí nghiệm ghép chồi
Phương án Yếu tố thay đổi
Số thí nghiệm cần thưc hiện trong một lần thay đổi Tổng số thí nghiệm trong một phương án
1 Thay mẫu vật: cây sứ Thái 1 1
2 Thay đổi thao tác (3) 1 1
Thực hiện các thí nghiệm theo đề xuất
50
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN