6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
Ðể khắc phục tình trạng nêu trên, cần có cái nhìn từ hai phía. Thực tế cho thấy, công tác quản lý di tích ngày càng trở nên cấp thiết. Các di tích nên được phân loại, có đầy đủ hồ sơ, đánh giá hiện trạng rõ ràng. Các cơ quan chức năng thường xuyên bám sát di tích, khảo sát, điều tra, phát hiện kịp thời những chỗ hư hỏng, xuống cấp, cùng bàn bạc với cộng đồng tìm cách khắc phục, không phải chờ đến lúc dư luận "kêu cứu" mới quan tâm tới, không nên gây khó khăn, phiền hà khi làm thủ tục, giấy tờ, tạo ra những bức xúc trong xã hội không đáng có. Trong lúc kinh phí của Nhà nước còn hạn hẹp, việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, tu bổ di tích là rất
quan trọng. Trong thời gian qua, công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa được thể hiện rõ nét nhất và hiệu quả nhất trong lĩnh vực lễ hội và tôn tạo di tích.
Bên cạnh việc giải quyết vấn đề kinh phí, ngành văn hóa, thể thao và du lịch có thể lựa chọn lực lượng nghệ nhân và thợ chuyên nghiệp trong việc sửa sang, tu bổ di tích. Ðó là những nghệ nhân, những người thợ giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và quan trọng nhất là có khả năng phục hồi, tái tạo những giá trị nguyên gốc của di tích bị lu mờ qua thời gian. Cần tiếp thu sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, những bậc cao niên giàu kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư trong vấn đề này.
Tíếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích. Tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý và bảo vệ di tích quốc gia.
Phối hợp với ngành chức năng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, các tổ chức chính trị xă hội trên địa bàn huyện như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa, gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Đồng thời triển khai đến các Đoàn viên thanh niên xã, thị trấn đăng ký đảm nhận chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xanh tại điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, coi đây là công trình thanh niên, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ trẻ. Các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa.
Tiếp tục kiện toàn và phát huy vai trò nhiệm vụ của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa huyện Hưng Nguyên và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển du lịch huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2014 - 2015, định hướng năm 2020,
nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã của địa phương và định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa có trên địa bàn các xã, thị trấn. Dành một phần nguồn vốn từ ngân sách huyện, nguồn vốn an toàn khu để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các xã, thị trấn.
Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa. Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan du lịch đến địa bàn. Chính quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch nên có sự liên kết với các hoạt động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn Nghệ An; xây dựng các chương trình du lịch, tuyến du lịch cụ thể, phong phú đến các điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn các xã, thị trấn.
Tiểu kết chương 3
Di tích lịch sử văn hóa là báu vật của ông cha để lại, đây là những minh chứng hùng hồn, khẳng định giá trị tinh hoa văn hóa, đạo lý nhân văn, là niềm tự hào về trang sử truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc nói chung và huyện Hưng Nguyên nói riêng. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, sự tàn phá của chiến tranh, sự khắc nghiệt của tự nhiên nhưng các di tích vẫn đứng đó như muốn thách thức cùng thời gian. Nó đã để lại cho hậu thế những giá trị to lớn về lịch sử, về văn hóa nghệ thuật và cả về kinh tế xã hội.
Trong những năm qua, nhờ đường lối đúng đắn của đảng cùng với sự quan tâm của chính quyền cấp tỉnh cũng như các cấp chính quyền địa phương nên công tác bảo tồn, trung tu di tích trên địa bàn toàn huyện đã bước đầu đem lại những hiệu quả tích cực; góp phần lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ở địa phương, giúp ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định. Nhất là việc thiếu nguồn ngân
sách cũng như đào tạo nguồn cán bộ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn, dẫn tới việc một số di tích trên địa bàn chưa thể tiến hành tu bổ kịp thời nên tình trạng đang dần xuống cấp.
Để cho công tác bảo tồn, trung tu các di tích đem lại hiệu quả cao cần vào có sự vào cuộc, quan tâm hơn nữa từ các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Cần đề ra được các giải pháp hợp lý, kịp thời, cộng với đó là sự tham gia tích cực từ phía người dân, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động người dân hiểu biết về giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ về sức người, sức của để góp phần thực hiện việc bảo tồn, trung tu mau chóng đem lại kết quả.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện Hưng Nguyên, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
1. Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng có lịch sử phát triển rất lâu đời. Từ hàng ngàn năm trước nơi đây đã có dấu tích của thời kỳ đồ đá mới và thậm chí còn có thể có sự xuất hiện của con người ở đây từ thời kỳ trước đó. Với việc nằm ở hạ lưu dòng sông Lam lại có một vị trí địa lý thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy cho nên từ sớm ở đây đã hình thành nên trung tâm kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả một vùng rộng lớn.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, cùng với sự đa dạng, phong phú trong đời sống; sự sáng tạo, cần cù trong lao động, sản xuất; anh dũng, quật cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nên đã để lại trên địa bàn huyện rất nhiều di tích, trong số đó có 111 di tích đã được xếp hạng. Đây cũng là mảnh đất sản sinh ra những hiền tài cho đất nước như: Đinh Bạt Tuy, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Hoàng Nghĩa Lãng, Nguyễn Trường Tộ, Ngô Tuân... những dòng họ văn hóa lớn như dòng họ Đinh, dòng họ Phạm, dòng họ Trần Đăng, dòng họ...
2. Những di tích lịch sử ở Hưng Nguyên không đơn thuần chỉ là những công trình kiến trúc mang yếu tố tín ngưỡng hay tâm linh mà ẩn đằng sau đó là cả một công trình nghệ thuật, là bàn tay khối óc của những nghệ nhân điêu khắc, là sự gắn kết giữa anh em, họ hàng, giữa các làng xóm với nhau. Nó mang trên mình những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa nghệ thuật, kinh tế xã hội. Đó là tâm huyết, là sự sáng tạo của các thế hệ đi trước muốn lưu giữ, truyền lại các giá trị truyền thống quý báu cho các thế hệ sau.
3. Hệ thống các di tích nằm rải rác trên địa bàn huyện, điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ từ cộng đồng dân cư, từ kinh tế xã hội trên cả vùng là tương đối đồng đều. Các di tích không quá hoành tráng mà nằm xen lẫn hài hòa với tự nhiên, cảnh quan xung quanh. Tạo cho các di tích một không gian cổ kính, linh thiêng.
4. Trải qua sự biến động của thời gian, tác động từ các yếu tố tự nhiên cũng như sự tàn phá của chính bàn tay còn người đã khiến không ít di tích đang xuống
cấp, nhiều di tích không còn giữ được kiến trúc, không gian như ban đầu. Một số di tích đã trở thành phế tích, đây là một trong những mất mát to lớn đối với nhân dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù trong thời gian qua đã có những việc làm cụ thể để khắc phục tình trạng trên nhưng do nguồn ngân sách còn hạn hẹp, lực lượng cán bộ chuyên trách không đáp ứng đủ yêu cầu thực tế cho nên công tác bảo tồn, trung tu di tích chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.
5. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu hóa thì việc lưu giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc là cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là cách nhanh nhất để hạn chế sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai, giáo dục các thế hệ sau này về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thông qua các di tích, các lễ hội hàng năm. Vì vậy cần có những biện pháp kịp thời để cứu lấy những di tích này. Công việc này không phải chỉ một cả nhân, tổ chức mà nó đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Có như vậy mới có thể thực hiện công tác bảo tồn, trung tu để phát huy được hết các giá trị mà di tích đem lại. Có như vậy mới xây dựng được một nước Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1996), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (1992), Văn hóa Việt Nam sử cương, Nxb văn hóa thông tin,
Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hưng Nguyên (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên (tập 1), Nxb Nghệ An.
4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hưng Nguyên (2007), Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên (tập 2), Nxb Nghệ An.
5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ủy Nghệ An (1998), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tập 1), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Câu lạc bộ Hán Nôm Nghệ An (2013), Sắc phong Nghệ An, Nxb Nghệ An.
7. Nguyễn Đổng Chi (cb) (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb
Nghệ An.
8. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
9. Cao Xuân Du phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính (1968), Chú giải và khảo luận, Đại việt sử ký toàn thư (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội.
10. Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương khoa lục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Phạm Đức Dương (2001), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á.
Nxb KHXH, Hà Nội.
12. Lê Quý Đôn (1992), Đại Việt thông sử (bản dịch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Trần Kim Đôn (2011), Địa lý tỉnh Nghệ An, Nxb thời đại, Hà Nội.
14. Gia phả dòng họ Lê Sĩ, chữ Hán năm 1878, lưu tại nhà thờ họ Lê Sĩ.
15. Gia phả dòng họ Lê Sĩ, bản dịch viết lại năm 2007, lưu tại nhà thờ họ Lê Sĩ. 16. Ninh Viết Giao (2007), Từ điển nhân vật xứ Nghệ, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Min.
17. Ninh Viết Giao (2003), Về văn hóa xứ Nghệ (tập 1), Nxb Nghệ An.
18. Ninh Viết Giao (2004), Về văn học dân gian xứ Nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộ.
20. Ninh Viết Giao (2006), Nghệ An - đất phát nhân tài, Nxb Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh.
21. Ninh Viết Giao (cb) (1998), Hương ước Nghệ An, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Ninh Viết Giao (cb) (1993-1995), Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ (tập
4), Nxb Nghệ An.
23. Ninh Viết Giao (1978), Thơ văn xô viết Nghệ Tĩnh (in lần thứ 2), Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh xuất bản.
24. Ninh Viết Giao (cb) (2009), Địa chí văn hóa Hưng Nguyên - Nxb KHXH, Hà Nội. 25. Ninh Viết Giao (cb) (2004), Văn bia Nghệ An, Nxb Nghệ An.
26. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở văn hóa thông
tin Nghệ An ấn hành.
27. Nguyễn Quang Hồng (2000), Thêm một số ý kiến về Lam Thành - Phù Thạch, Tạp chí NCLS số 2 (327).
28. Nguyễn Quang Hồng (2003), Thêm một số ý kiến về Lam Thành - Phù Thạch, Tạp chí NCLS số 3 - 4.
29. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh ĐNA,
Nxb KHXH, Hà Nội.
30. Kỷ yếu hội thảo khoa học (1997), Văn hóa truyền thống các tỉnh bắc trung bộ, Nxb KHXH, Hà Nội.
31. Kỷ yếu hội thảo khoa học (1997), Văn hóa dòng họ Nghệ An, Nxb Nghệ An. 32. Đinh Xuân Lâm(CB), Đại cương lịch sử Việt Nam, (tập1), Nxb Giáo dục. 33. Phan Huy Lê (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Bùi Dương Lịch (1996), Nghệ An Ký, (bản dịch của Nguyễn Thị Thảo), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (tập1), Nxb KHXH, Hà Nội. 36. Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (tập2), Nxb KHXH, Hà Nội. 37. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (tập3), Nxb KHXH, Hà Nội. 38. Lý lịch di tích đền ông Hoàng Mười, lập năm 2002, lưu tại Ban quản lý di tích
39. Lý lịch di tích nhà thờ họ Lê Sĩ, lập năm 2002, lưu tại Ban quản lý di tích - danh thắng tỉnh Nghệ An.
40. Lý lịch di tích đền thờ Hoàng Nghĩa Lương, lập năm 2004, lưu tại Ban quản lý di tích - danh thắng tỉnh Nghệ An.
41. Lý lịch di tích đền Rậm, lập năm 2007, lưu tại Ban quản lý di tích - danh thắng tỉnh Nghệ An.
42. Lý lịch di tích núi Lam Thành, lưu tại Ban quản lý di tích - danh thắng tỉnh Nghệ An.
43. Nhiều tác giả (1984), Lịch sử Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh.
44. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Nhiều tác giả (1995), Hưng Nguyên - Những trang lịch sử, Nxb Nghệ An.
46. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh, pháp lệnh số 14/LCT/HDDNN7, ban hành ngày 04/4/1984.
47. Trương Hữu Quýnh (cb) (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Trương Hữu Quýnh (2003), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Quyết định phân cấp quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
(Số 1017/QĐ.UBND.VX)
50. Hà Hùng Tấn (2007), Lễ hội và danh nhân Việt Nam, Nxb thông tin, Hà Nội. 51. Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và giới thiệu (1981), Tên làng xã Việt
Nam đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.