6. Bố cục của luận văn
2.3. Di tích nhà thờ họ
Nhà thờ họ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ (hay cửa họ).
Từ thực tế cho thấy nhà thờ họ sẽ được xây cất với quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính và đóng góp của các suất họ (từng thành viên nam) và theo địa vị xã hội của những người vai vế trong dòng họ. Phần nội thất, gian giữa thường kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu (chuôi vồ) để xây bệ thờ. Trên bệ thờ đặt các linh toạ hoặc giá gương hoặc (vì tay ngai chạm hình rồng nên còn có tên khác là long ngai). Ngai sẽ là nơi để bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ
nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị.
Hằng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để đại bộ phận có xu hướng khuếch đại quan hệ họ hàng", nối lại mối quan hệ lỏng lẻo.
2.3.1. Nhà thờ họ Võ chi cụ Tú lang
Dựa vào tên gọi của di tích nhiều người đều đã nhận ra đây là nhà thờ của một chi và chi đó có cụ tổ là cụ Tú lang, vậy có phải cụ tổ chi này tên là cụ Tú lang không? Trong quá trình chúng tôi về tại địa phương tìm hiểu cũng như dựa vào các tài liệu ghi chép lại thì được biết thực ra cụ tổ của chi có tên đầy đủ là Võ Trọng Cẩn, sở dĩ cụ còn được gọi là cụ Tú lang bởi lẽ xưa kia cụ đi thi và từng đỗ tú tài nhưng do chán ghét chế độ lúc bấy giờ cho nên cụ đã quyết định sống ở quê và làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho nên nhân dân vẫn thường gọi là cụ Tú lang.
Năm 1858 sau khi thi đỗ tú tài, cụ Võ Trọng Cẩn đã không tiếp tục theo con đường khoa cử nữa mà quyết định dùng sử hiểu biết của mình để bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo vì thế cụ đã cho dựng ngôi nhà 3 gian 2 hồi để tiện cho việc hành nghề bốc thuốc của mình và đây cũng chính là ngôi nhà được sử dụng làm nhà thờ họ sau này. Từ khi xây dựng cho tới nay ngôi nhà đã trải qua rất nhiều biến động, nó từng 3 lần bị thực dân Pháp đốt phá vào những năm 1895, 1930 và 1931, lại do ảnh hưởng của bão lụt nên phải di chuyển địa điểm của nhà thờ họ đến vị trí ngày hôm nay. Khởi thủy của nhà thờ lúc mới được xây dựng nó nằm trong một khuôn viên rộng tới 6000m2 nhưng hiện nay khuôn viên toàn bộ di tích chỉ là 744m2. Hiện nay di tích thuộc địa phận làng Phù Xá, xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và được sự coi sóc của các thế hệ con cháu trong dòng họ. Đây là một dòng họ có truyền thống cách mạng và di tích này cũng là một cái nôi của phong trào yêu nước từ phong trào Cần Vương cho tới phong trào cách mạng ở những năm 1970.
* Nhân vật - sự kiện lịch sử - Cụ Tú lang
Cụ Tú lang tên thật là Võ Trọng Cẩn sinh năm 1819 trong một dòng tộc có võ công, văn nghiệp. Theo ghi chép tại gia phả cùng nhiều tài liệu khác của dòng họ
Võ đại tôn ở xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên cho thấy thủy tổ của dòng họ này có nguồn gốc từ làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương đã vào định cư tại Hưng Xá từ thế kỷ XV. Cụ Võ Trọng Cẩn là hậu duệ thứ 12 của dòng họ này. Sinh ra trong một dòng họ nổi tiếng lại vốn tư chất thông minh nên ngay từ nhỏ cụ đã quyết tâm học tập nhằm tiến thân theo con đường khoa cử. Bằng sự nỗ lực của mình trong khoa thi 1858 cụ đỗ tú tài, nhưng vào lúc này cụ thấy rõ sự suy vong của triều Nguyễn, đồng cảm với nỗi khổ của dân chúng cho nên cụ đã từ bỏ con đường trước kia mình lựa chọn và sử dụng sự hiểu biết của mình để chữa bệnh cứu dân nghèo và cũng từ đó cái tên cụ Tú lang gắn liền với cụ. Vốn là một người có kiến thức lại thêm tấm lòng bao dung, yêu thương mọi người nên cụ đã cứu được rất nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Tiếng lành đồn xa ngày càng được nhiều người biết đến, không chỉ có người dân trong vùng mà dân chúng ở các vùng lân cận cũng tìm đến cụ để chữa bệnh. Không chỉ lo việc cứu dân giúp đời, đối với gia đình cụ vẫn luôn răn dạy con cháu việc cố gắng học hành nhưng việc học là để biết sở học của mình còn không nên tham gia chốn quan trường vì lúc này nếu tham gia thì chỉ làm tôi tớ cho giặc, thay vào đó cụ khuyến khích con cháu học nghề thầy thuốc và nghề dạy học để giúp ích cho đời.
Đức độ và uy tìn nghề nghiệp của cụ càng làm cho mọi người kính trọng. Đến năm 1898 cụ mất, con cháu và nhân dân quanh vùng vô cùng thương tiếc, đám tang của cụ lúc bấy giờ là đám tang nổi tiếng của tổng Phù Xá trước đây mà cho tới tận ngày nay người dân địa phương vẫn còn truyền tụng. Không phải là một vị tướng oai phong lẫy lừng đánh giặc giữ nước, cũng không phải là một vị quan chức cao vọng trọng nhưng nhờ vào tấm lòng bao dung của cụ đối với người dân mà tên tuổi của cụ vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Sau khi cụ qua đời, ngôi nhà của cụ được con cháu sử dụng làm nhà thờ cho cụ.
- Sự kiện lịch sử
Trong quá trình tồn tại của mình nhà thờ họ Võ chi cụ Tú lang không chỉ chứng kiến biết bao biến động đổi thay của lịch sử mà nơi đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cả một giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đó. Vào mỗi giai đoạn lịch sử, dòng họ này lại sinh ra những người con ưu tú sẵn sàng hy sinh vì sự tự do cho quê hương, đất nước và cứ mỗi lần như thế nhà thờ họ Võ chi cụ Tú lang lại trở thành cái gai trong mắt của bọn chính quyền thực dân.
Khi phong trào Cần Vương diễn ra, con trai cụ Võ Trọng Cẩn là Võ Trọng Việng đã tích cực tham gia trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Ông còn được giao cho nhiệm vụ chỉ huy đội quân kháng Pháp tại địa phương và nhà thờ họ Võ trở thành một trong những địa điểm hội họp, luyện tập bí mật của nghĩa quân. Tuy nhiên, đến năm 1895 cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại, Võ Trọng Việng rơi vào tay giặc. Mặc dù bị giặc bắt và tra tấn nhưng ông không hề chịu bị khuất phục, chính vì thế bọn thực dân Pháp đã đưa ông về quê và xử chém ông ngay tại chợ Vực, chúng còn bêu đầu ông trên ngọn tre đầu làng hòng uy hiếp tinh thần của dân làng Phù Xá nói riêng và tổng Phù Long nói chung. Không dừng lại ở đó chúng còn đốt phá nhà thờ họ Võ và toàn bộ gia sản của ông., bọn chúng không ngờ rằng chính những việc làm đầy tội các đó đang phản lại chính những điều chúng mong muốn. Chỉ hai năm sau đó, con cháu họ Võ đã phục dựng lại nhà thờ ngay trên nền đất cũ.
Con trai cả của Võ Trọng Việng là Võ Trọng Đài, ông sinh năm 1879 và lớn lên trong cái nôi của phong trào yêu nước. Chứng kiến cái chết đầy bi hùng của cha ông lại càng căm phẫn trước sự độc ác của kẻ thù cho nên trong đầu ông luôn nung nấu ý chí trả thù nhà đền nợ nước. Sau khi con đường Đông Du sang Nhật bị thất bại, Võ Trọng Đài là người đầu tiên của huyện Hưng Nguyên đi sang Thái Lan, tại đây ông được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ Trại Cày cùng với Đặng Thúc Hứa, lúc đó ông 35 tuổi. Tiếp nối các thế hệ đi trước, Võ Trọng Cánh là chắt của cụ Võ Trọng Cẩn cũng tham gia tích cực trong phong trào yêu nước, sau khi được học tập và rèn luyện ở Trại Cày ông được cử về quê dưới vỏ bọc là một thầy đồ dạy chữ Hán để thực hiện nhiệm vụ liên lạc và tuyển chọn những thanh niên ưu tú đưa sang Trại Cày học tập và rèn luyện. Một lần nữa nhà thờ họ được sử dụng làm nơi gặp gỡ, liên lạc, nơi ăn nghỉ cho các thanh viên trước khi sang Thái Lan. Chỉ trong một thời gian ngắn Võ Trọng Cánh cùng Võ Trọng Tấn và Võ Trọng Ân đã đưa được một số người người xuất dương qua Thái Lan trong đó có: Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lê Xuân Đào... đến cuối năm 1926 cơ sở hoạt động tại nhà thờ họ Võ ngừng hoạt động do Võ Trọng Cánh bị thực dân Pháp bắt, thay vào đó năm 1928 nhà thờ họ lại trở thành cơ sở hoạt động của Tiểu tổ Tân Việt ở làng Phù Xá.
Đến những năm 1930 - 1931 khi phong trào yêu nước bước sang một gian đoạn mới thì nhà thờ họ Võ cũng mang trên mình những trọng trách mới. Nơi đây trở thành nơi diễn ra cuộc họp phân công nhiệm vụ cho những đảng viên làng Phù Xá nói riêng, tổng Phù Long nói chung để triển khai kế hoạch cho cuộc biểu tình toàn phủ Hưng Nguyên diễn ra vào ngày 12/9/1930. Đến tháng 10, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Trọng Cánh chi bộ Đảng làng Phù Xá được thành lập tại nhà thờ họ Võ do Võ Trọng Cánh làm Bí thư. Trong chi bộ có 7 người mà có đến 4 đảng viên là con em họ Võ, từ đây nhà thờ họ Võ trở thành cơ sở sinh hoạt, hội họp của chi bộ. Tuy nhiên, từ sau cuộc biểu tình 12/9 thực dân Pháp đã tương cường chính sách "khủng bố trắng". Tháng 11/1930 chúng cho lập đồn binh ở làng Phù Xá và cho lính về đốt phá nhà thờ họ Võ. Đến đầu những năm 1931, Võ Trọng Cánh bị giặc bắt trong một đợt lãnh đạo nhân dân đến nhà địa chủ vay gạo cứu đói. Không khuất phục được ông đến ngày 2/4/1931 chúng xử bắn ông và một lần nữa cho lính về làng đốt nhà thờ họ Võ và nhà ở của Võ Trọng Cánh. Sau khi chúng rút đi, con cháu trong dòng họ đã dựng một căn nhà 3 gian lợp tranh trên nền đất cũ để có nơi hương khói.
Năm 1935 vừa ra tù, Võ Trọng Ân đã tích cực hoạt động góp phần khôi phục lại cơ sở Đảng Hưng Nguyên bị địch phá vỡ sau phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Bấy giờ Hưng Nguyên chưa khôi phục được Ban chấp hành Phủ ủy nhưng một số đồng chí như Võ Trọng Ân, Chu Huy Mân đã đứng ra lãnh đạo phong trào ở Hưng Nguyên. Nhà thờ học Võ từ chỗ chỉ là cơ sở hoạt động của chi bộ Đảng Phù Xá, nay đã trở thành địa điểm hoạt đổng của Tổng ủy, Phủ ủy và Tỉnh ủy Nghệ An.
Trong gian đoạn tiếp theo từ 1940 đến 1945 nhà thờ họ Võ đã diễn ra nhiều sự kiên quan trọng chẳng hạn vào tháng 9/1940 tại đây diễn ra một hội nghị lớn cho lãnh đạo và cán bộ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với nội dung học tập và triển khai Nghị quyết VII của Quốc tế Cộng sản. Từ năm 1941 đến 1495 tổ chức VIệt Minh ở Hưng Xá đã lấy nhà thờ học Võ làm nơi hội họp, sinh hoạt, bàn bạc triển khai lực lượng chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền. Từ năm 1946 - 1948, nhà thờ là nơi mở lớp bình dân học vụ. Từ năm 1949 - 1952, nhà thờ là nơi Phụ nữ
huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cơ sở. Từ năm 1953 - 1958, nhà thờ là địa điểm hội họp của cán bộ tổng Phủ Long. Từ năm 1965 - 1969, nhà thờ là nơi cơ quan lương thực nông sản của huyện đóng khi sơ tán.
Trải qua một chặng đường dài cùng lịch sử dân tộc, chúng ta thấy rằng kể từ khi được cụ Tú lang xây dựng, nhà thờ họ Võ là nơi gắn bó với nhiều chí sĩ yêu nước và cách mạng. Mặc dù bị địch đốt nhiều lấn, nhưng khi xây dựng lại nhà thờ họ Võ vẫn là nơi gặp gỡ, hoạt động của cán bộ, tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc và cả khi đất nước độc lập, hòa bình đủ cho thấy được vai trò sự ảnh hưởng của nhà thờ họ Võ đối với con cháu họ Võ nói riêng và vùng đất Hưng Nguyên nói chung.
* Kiến trúc - bài trí
Trong quá trình nghiên cứu về di tích này chúng tôi nhận thấy đây là di tích bị đốt phá nhiều nhất trên địa bàn huyện Hưng Nguyên mà cứ sau mỗi lần bị đốt phá nhà thờ chỉ còn trơ lại trên nền đất cũ, cho nên cứ sau mỗi lần bị phá hoại con cháu trong họ lại dựng lên một ngôi nhà tranh 3 gian để hương khói cho tổ tiên mình. Đến năm 1936 để tránh sạt lở đất cho nên con cháu họ Võ đã chuyển nhà thờ từ ngoài đê vào vị trí như hiện nay, công trình còn tồn tại cho đến ngày nay không phải là do con cháu trong họ dựng lại như những lần trước mà công trình này nguyên là nhà của Án sát Nguyễn Quốc Thưởng. Để giúp con cháu có chỗ hương khói tổ tiên và tưởng niệm những người có công, cụ Án đã nhượng lại ngôi nhà 3 gian 2 hồi, lợp ngói âm dương chuyển từ làng Phúc Hậu (nay thuộc xã Hưng Xuân) về làng Phù Xá. Các công trình chính của nhà thờ họ hiện nay gồm: cửa cổng, sân và nhà thờ.
Cổng nhà thờ mới được xây dựng vào năm 2007, được tạo thành bởi hai cột trụ và lối vào được khép mở bằng hai cánh cửa sắt. Qua cánh cổng sắt là bước vào sân của nhà thờ, khoảng sân khá rộng được lát gạch bát tràng tạo cho nơi đây một không gian sạch sẽ, thoáng đãng. Trước sân có xây một tắc môn hình bán nguyệt, mặt trước có khắc ghi công trạng và di huấn của cụ Võ Trọng Cẩn để nhắc nhở con cháu trong dòng họ. Xung quanh sân nhà thờ được trồng nhiều loại cây ăn quả tạo sự gần gũi và tươi mát cho nơi này. Công trình chính của di tích là nhà thờ. Do sự
tàn phá của thời gian nên nhà thờ đã bị xuống cấp nên đã trải qua nhiều đợt trùng tu tôn tạo, gần đây nhất là vào năm 2007. Ngôi nhà có 3 gian, khung nhà được làm bằng gỗ, vì kèo kết cấu kiểu kẻ chuyền giá chiêng. Mái nhà được lợp ngói âm dương tạo nên sự cổ kính cho ngôi nhà, bờ nóc được trang trí rồng, nguyệt. Ở bờ dải góc tạo hình cuốn mũi đao, ba phía ngôi nhà đều xây bằng tường gạch và để lấy ánh sáng từ bên ngoài ngôi nhà được trổ cửa sổ ở cả hai hồi. Nhà sử dụng hệ thống cửa ván để đóng mở lối ra vào, nền nhà lát gạch. Tổng diện tích của ngôi nhà là 87,66m2.
Bài trí trong nhà thờ họ cũng khá đơn giản, tất cả được tập trung vào gian giữa của ngôi nhà vì đây là nơi thờ chính. Chính giữa gian nhà đặt một hương án bằng gỗ được trang trí bằng các đường nét chạm trổ tinh tế với những đề tài trang trí