Giá trị văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 84)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật

Mỗi di tích đều kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, ghi đậm dấu ấn kiến trúc, tài năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông. Ở đó thể hiện tâm hồn, khối óc và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tiền bối qua từng viên gạch, từng nét hoa văn, từng đường chạm khắc; thông qua các lễ hội, tín ngưỡng thờ cúng... chúng ta còn hiểu được lối sinh hoạt, nếp văn hóa được truyền từ đời sang đời khác, trải qua không biết bao thế hệ cho tới tận hôm nay. Cho nên mới nói mỗi tích đều mang trong mình cả giá trị văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể.

Đối với mỗi hệ thống di tích khác nhau, thì kết cấu kiến trúc, cách bài trí, tính thẩm mỹ cũng khác nhau do đặc thù ở từng loại hình di tích. Chẳng hạn, đối với hệ thống di tích đền - chùa do gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng như thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ Phật, thờ các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc có công với quê hương đất nước... thì lối kiến trúc và cách bài trí sẽ có những sự khác biệt so với các di tích thuộc hệ thống di tích nhà thờ họ. Bởi khi đến với nhà thờ họ

là chúng ta đến với văn hóa riêng của từng dòng họ, và nó không có một khuôn mẫu chung cho tất cả. Những dòng họ lớn mạnh thì có thể sẽ xây dựng được nhà thờ họ lớn hơn, khang trang hơn... Tuy nhiên, mặc dù là trong một hệ thống di tích, song không phải di tích nào cũng đều giống nhau. Mà mỗi di tích là một chỉnh thể riêng biệt, không có sự bắt chước, rập khuôn điều này thể hiện rõ nhất qua kiến trúc cũng như thủ pháp điêu khắc ở mỗi di tích. Điều này không chỉ phản ánh con mắt thẩm mỹ của người nghệ nhân mà còn phần nào phản ánh được thời kỳ lịch sử xây dựng di tích đó.

Các đề tài thường được các nghệ nhân thể hiện thông qua các mảng điêu khắc trên các mảng kiến trúc của các di tích. Đó có thể là khung nhà, xà, cột, con rui, tấm ván cửa... trên mỗi bộ phận lại được trang trí những nội dung nhất định. Thường thì đề tài được trang trí nhiều nhất tại các di tích là đề tài về bộ tứ linh, cá chép hóa rồng, tùng, cúc, trúc, mai, hoa lá, vân mây... đây là những đề tài được các nghệ nhân sử dụng nhiều nhất. Tùy vào mỗi di tích mà các đề tài trên được chạm khắc và phân bố vị trí khác nhau, hình tượng con rồng có khi được chạm trổ một cách tinh tế, mềm mại nhưng cũng có lúc rất hung tợn, dữ dằn. Những mái đao ở các đền - chùa có lúc là chim phương lúc thì uốn mình, khi thì xòe cánh trông rất sinh động. Kết hợp với đó là các họa tiết vân mây, hoa lá giúp cho bức tranh tổng thể trở nên hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Bên cạnh đó, một số đề tài phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân cũng được chạm trổ, giúp phản ánh lại được đời sống sinh hoạt, nét văn hóa của người dân thời kỳ này. Ngoài ra, tại các di tích còn có một số lượng lớn các biển hiệu, các câu thơ, câu đối được treo phía hai bên cột cũng như giữa các gian nhà. Đây cũng là một trong những nguồn sử liệu quan trọng để xác định niên đại cũng như giá trị của di tích.

Bên cạnh các vật liệu bằng gỗ thì các vật liệu khác như đá, đồng cũng được các nghệ nhân điêu khắc tỷ mẩn. Những hòn đá dùng để kê chân cột, hay những chiếc lư hương bằng đá, bằng đồng với đề tài "lưỡng long triều nguyệt" được chạm trổ một cách sinh động, không khô cứng, tạo sự trang nghiêm cũng như thêm vẻ linh thiêng cho các đồ vật. Và dù là trên bất cứ vật liệu gì thì tất cả đều được cả

nghệ nhân sử dụng các công cụ đơn giản như lưỡi đục để chạm khắc ngay trên bề mặt của vật liệu, như thế đủ thấy được tài nghệ chạm trổ của những người thợ lúc bấy giờ.

Cũng như hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên cả nước, hệ thống di tích trên địa bàn Hưng Nguyên đều thể hiện được những truyền thống quư báu, tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, thờ phụng các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, những người có công với quê hương, đất nước để tưởng nhớ đến công lao của họ như đền thờ Nguyễn Biểu, đền thờ Đinh Bạt Tụy, đền Vua Lê, đền Xuân Hòa, đền Rậm... còn có các nhà thờ họ duy trì nét thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời nay cũng thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. như nhà thờ họ Lê Sĩ, nhà thờ họ Phạm, nhà thờ họ Võ chi cụ Tú Lang, nhà thờ họ Trần Đăng, nhà thờ họ Ngô, nhà thờ họ Hoàng...

Giá trị văn hóa - nghệ thuật của các di tích không chỉ dừng lại ở đó, mà nó còn được thể hiện qua các lễ hội, các dịp thờ cúng trong năm. Có thể kể tên một số lễ hội tiêu biểu như:

Lễ hội đền Rậm: Đến với đền Rậm chúng ta sẽ được tham dự lễ hội kéo dài

trong hai ngày. Lễ hội ở đây tập trung vào hai phần chính là rước thần vi hành xung quang làng xã vào chiều 21 tháng 2 âm lịch và lễ đại tế vào ngày hôm sau. Thông thường ở các lễ hội truyền thống tại các di tích khác ở Nghệ An thường có một đội tế nhưng riêng đền Rậm thì phần đại tế được nhiều đội tế thực hiện. Trước tiên là đội tế chung, sau đó là các làng, các họ lần lượt tế riêng nên phần đại tế kéo dài hàng ngày, bao giờ hết lượt mới thôi. Tuy nhiên không khí lễ hội thì vẫn náo nức, người dân làng Xuân Nha hôm đó như chủ nhà đón tiếp anh em, bạn bè tứ xứ về dự hội. Lê hội ở đền Rầm ít bị gián đoạn như ở các địa phương khác, không trông chờ vào ai, tự cộng đồng làng xã đứng ra tổ chức, duy trì từ xưa đến nay góp phần thăng hoa di sản văn hóa phi vật thể, cốt cách dân tộc được giữ gìn, truyền thống, bản sắc văn hóa được nuôi dưỡng, lưu truyền.

Lễ hội đền thờ Hoàng Nghĩa Lương: Theo lời các cụ già địa phương thì trước

Lương và Hồng quốc công Hoàng Nghĩa Kiều), dân làng Dương Xá và nhiều làng khác trong tổng Phù Long đã tổ chức lễ hội long trọng để hiến dâng lễ vật, tưởng niệm Hoàng Nghĩa Lương và các võ tướng, danh thần. Những năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống khá giả lễ hội được tiến hành 2 - 3 ngày. Trong thời gian đó ở đền thờ Hoàng Nghĩa Lương sẽ diễn ra một số hoạt động về lễ và hội theo phong tục cổ truyền và quy định của nhà nước phong kiến. Ở phần lễ, trình tự có các nội dung gồm lễ Khai quang tẩy uế: Làm tổng vệ sinh ở trong và ngoài đền để chuẩn bị tế thần và đón quan lại nhân dân về dự lễ. Lễ mộc dục: Tắm rửa tượng, các đồ thờ. Lễ yết cáo: Báo cáo với cụ Hoàng Nghĩa Lương, trời đất, thần linh, tổ tiên về thời gian, nội dung lễ hội, đồng thời mời các vị về tham dự. Lễ rước: Tổ chức rước kiệu, bài vị của các võ tướng, danh thần ở một số đền thờ, nhà thờ của làng Dương Xá về hợp tế ở đền thờ Hoàng Nghĩa Lương, Hoàng Nghĩa Kiều,... cầu xin trời đất, thần linh, các danh tướng, danh thần tiếp tục phù hộ cho gia đình, quê hương đất nước... những điều tốt đẹp. Lễ tạ: Cảm ơn Hoàng Nghĩa Lương, các thần linh, tổ tiên đã về dự lễ hội, trực tiếp ban phúc và xin lượng thứ cho con cháu ở những điều gì chưa được chu đáo.

Ở phần hội, trong một không gian rộng trước đền thờ sẽ có các hoạt động văn nghệ dân gian, những trò chơi thể thao mang đậm tính chất thượng võ lạc quan như: đấu vật, đánh cờ, chọi gà, chơi đu, hát ví... thu hút rất đông người đến tham dự. Thông qua ngày giỗ, ngày tết, lễ hội con cháu trong họ, nhân dân, du khách thập phương có dịp tập trung viếng thăm đền thờ, gặp gỡ giao lưu, tham gia các sinh hoạt văn hóa hướng về cội nguồn, ở đó mọi người có điều kiện hiểu biết về sự tích, công lao đánh giặc, khai hoang của Hoàng Nghĩa Lương, họ tự nguyện hiến dâng các vật phẩm được làm ra từ bàn tay lao động sáng tạo của minh như: trầu, rượu, hoa, mâm xôi, thịt... tưởng niệm Hoàng Nghĩa Lương và các võ tướng, danh thần. Lễ hội diễn ra ở đền thờ cũng là nơi gặp gỡ giao duyên của các nam thanh nữ tú trong vùng, thông qua các sinh hoạt hát ví, chơi đu... nhiều đôi nam nữ, trai tài gái sắc đã kết duyên thành nghĩa vợ chồng. Các cuộ thi đấu vật, đấu võ không chỉ là cuộc vui mà còn biểu dương tinh thần thượng võ của dân tộc. Lễ hội đền thờ Hoàng

Nghĩa Lương tưng bừng náo nhiệt hàng năm đã phản ánh truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần lạc quan yêu đời của nhân dân xứ Nghệ.

Lễ hội đền Thanh Liệt - xã Hưng Lam: Lễ hội tại đây đều được tổ chức rất

quy mô và trang trọng. Lễ hội được thực hiện qua các bước: Cúng thần ở đền Thanh Liệt, lễ hội trên sông Lam, thi vớt hến, cào hến.

Cúng thần ở đền Thanh Liệt. Hàng năm, nhân dân tổ chức đại tế ở đền Thanh Liệt vào ngày 6/2 và mồng 10/6 (âm lịch). Bên cạnh việc thắp hương tưởng nhớ cung tiến các vật phẩm làm ra, cầu mong thần thánh phù hộ cho cuộc sống của dân làng được thịnh vượng, cư dân làng Thanh Liệt còn tổ chức các trò chơi dân gian. Lễ cầu Yên vào ngày 6/2 (âm lịch). Trước khi vào lễ hội chính, dân làng chuẩn bị mâm cỗ phục vụ lễ hội. Tế thần gồm có lễ khai quang, lễ mộc dục, lễ yên vị, lễ yết cáo mời chư vị thần linh về dự, xin cho trời quang mây tạnh để làng hành lễ.

Lễ rước thần trên sông Lam, tổ chức thành đoàn thuyền rước một cách cung kính. Phải đưa 5,6,7 thuyền làm nghề ghép lại, đưa ra ngã ba sông (bãi Phủ) để báo cáo, cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng được yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Các thuyền phải được tập duyệt trước đó từ 3 đến 4 ngày, đến chiều mồng 5/2 là phải hoàn thành. Vào 5 giờ sáng ngày 6/2 toàn bộ dân làng, già trẻ vào đền làm lễ cúng tế. Trước đền có ba cửa hội, 20 cờ phướn, trống chiêng tưng bừng. Hàng trăm người hình thành đoàn rước các thần ra sông Lam gồm: đức Vua Thủy quốc, đức Vua Thiên vương, Hà Bá, Sát Hải Đại vương, Mẫu Liễu Hạnh, Nghĩa Liệt vương, Độc Cước Đại vương; thuyền rồng… đưa lên đoàn thuyền ghép. Trên thuyền cũng sắp xếp các khám thờ, đồ tế khí, kiệu long đình, kiệu mai luyện, vật phẩm như hoa, quả, bánh, tiền vàng, cháo nổ… gọi là cỗ tam sinh. Theo sau là hàng chục đoàn thuyền của dân làng chài Thanh Liệt, Vũng Hà, Phù Long, Phù Thạch (xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) cùng bơi theo hộ vệ. Các thuyền đều có kết hoa, treo cờ, đèn nến, khói hương nghi ngút. Hai bên mạn thuyền quanh bàn tế và hai bên thuyền rồng đều có đội ngũ túc trực mặc đồng phục, tay cầm bát bửu, mái chéo đứng hộ vệ nghiêm trang. Dân gian có câu:

Đưa các Hoàng Thượng qua sông Cầu lộc, hến, cá cùng một lòng vui vẻ

Đoàn rước bơi đến thượng cận (làng Nghĩa Sơn, xã Hưng Long) làm lễ, rồi tiếp tục tiến đến ngã ba sông nơi sông La (Hà Tĩnh), gặp sông Lam (Nghệ An) thì dừng lại làm lễ kỳ yên. Sau các lễ thỉnh, tế các chư vị thần linh, chủ tế được thần linh ngự đồng, cầm hương vái lên mâm ngũ quả, cúng, sau đó rải xuống sông các thứ như cháo, nổ, ngô, lúa, gạo, muối, hoa quả, tiền vàng và đốt bài cúng (cỗ phùng tán). Đây cũng là tục lễ cầu ngư, kỳ yên, cầu cho người dân bắt được nhiều tôm, cá, hến, giắt. Trong quá trình tiến hành các thủ tục thờ cúng, luôn luôn có 4 chiếc thuyền (hai chèo, hai lái) liên tục bơi ngược, bơi xuôi hay bên đoàn thuyền, trong không khí rộn rã của tiếng trống chiêng, tiếng hô đồng thanh của đoàn hộ vệ trên thuyền.

Bên cạnh lễ hội, dân làng Thanh Liệt còn tổ chức các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, múa võ, thi hát ví giặm trước đền, nhưng vui nhộn và để lại ấn tượng nhất là đua thuyền trên sông Lam (còn gọi là đấu trạo). Người đua thuyền là những người cào hến, đánh cá hàng ngày. Thuyền đua được chọn có trang trí đẹp, chuyên dùng để phục vụ cho lễ hội của hai làng Thanh Liệt và Phù Long. Hội đua có bốn chiếc thuyền, bốn chiếc nốc dạo, nam mặc áo trắng quần xanh, nữ mặc áo trắng quần đen. Thuyền đua dài, thấp, mỗi thuyền có 15 tay chèo và người cầm chịch. Bốn chiếc nốc dạo có 12 người, các cô gái trẻ vừa chèo, vừa hát ví, hát giặm làm cho không khí lễ hội thêm sôi nổi vui vẻ.

Triều Khẩu một xã ba thôn

Trước sông Lam Thủy sau hòn Thành Sơn Gẫm xem nào đó đâu hơn

Dưới thuyền trên bộ đường quan thông hành Trên thần, dưới Phật, giữa đình Chung quanh cổ thụ đường thành xây cao

Trước thời có ruộng có cầu Sau thời làng nốc đua nhau sum vầy

Cả dân làng trên bờ reo hò, thanh niên trên thuyền đua, nốc dạo đánh trống rất náo nhiệt. Sau phần thực hiện nghi thức, phổ biến quy định, thể lệ cuộc thi (số

người, số thuyền, vị trí, quãng đường, giải thưởng) cuộc đua bắt đầu. Thi bơi bắt đầu từ chân cầu làng Thanh Liệt đến ngã ba Tam Giang là đích của cuộc đua. Đội nào đến trước thì giật cờ ngũ sắc sẽ được lĩnh thưởng.

Sau cuộc đua thuyền đến phần thi lặn bắt hến trên sông Lam. Đoạn sông trước đền Thanh Liệt là nơi diễn ra trò thi lặn bắt hến. Số người tham gia là 10 thanh niên trai tráng khỏe mạnh. Người cầm chịch là cụ già, mặc áo đỏ, chít khăn thủ rìu, tay cầm cờ làm hiệu lệnh. Hai chiếc thuyền nan đưa 10 thanh niên ra vùng nước giữa sông. Một hồi trống nổi lên, 10 thanh niên lặn xuống bắt hến. Trên bờ nhân dân đánh trống reo hò cổ vũ cuộc đua.

Lễ hội rước hến có xuất xứ từ thời Lê - Nguyễn đến nay vẫn được duy trì. Những tục lệ, nét ứng xử, giao tiếp, văn hóa truyền thống còn lưu giữ trong lễ hội hàng năm là sự cố gắng của nhân dân làng Thanh Liệt huyện Hưng Nguyên. Đền Thanh Liệt cũng được ngành Văn hóa Thể Thao - Du Lịch cho tu bổ, làm cho lễ hội xuân ở vùng đất này được thấm đượm tính nhân văn sâu sắc.

Còn đối với những di tích nhà thờ họ, với truyền thống đạo lý uống nước

nhớ nguồn từ ngàn đời nay thì cứ vào ngày giỗ của người được thờ cao nhất trong nhà thờ con cháu sẽ tiến hành lễ đại tế một lần tại nhà thờ. Chẳng hạn đối với nhà thờ họ Lê Sĩ, lễ đại tế được tổ chức vào ngày mất của cụ Lê Sĩ Triệt tức ngày 10/11,

nhà thờ họ Võ chi cụ Tú Lang tổ chức lễ đại tế vào ngày 15/7 là ngày mất của cụ tổ Võ Trọng Cẩn hoặc có khi chuyển sang ngày 12/9 nhằm tưởng nhớ tới những con cháu họ Võ đã hy sinh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931)... Thông qua lễ tế tại nhà thờ họ là một lần nữa con cháu trong dòng họ có cơ hội được sum họp cùng nhau, trước hết là để ôn lại truyền thống tốt đẹp của các bậc tiền nhân nhằm nhắc nhở nhau cũng như giáo giục các thể hệ con cháu sau này phải biết đến

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)