6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Chùa Bùi Ngỏa
Chùa Bùi Ngỏa là một trong số ít những ngôi chùa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên có niên đại cách nay khá lâu và còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị. Theo truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân ở vùng quanh đây thì chùa được xây dựng từ thế kỷ XIII, nguyên sơ ngôi chùa là một cái miếu nhỏ, được dân chúng dựng ngay bên bờ sông Đào. Đến thời Nguyễn do sự tàn phá của thiên tai bão lụt cho nên nhân dân đã dời về chợ Vạn rồi sau đó lại chuyển tới Đồng Quần Sài làng Bùi Ngỏa, xã Bùi Khổng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Dần dần dân chúng làng Bùi Ngỏa góp công sức, tiền của xây dựng thêm các công trình khác mở rộng thêm quy mô cho ngôi chùa. Tên gọi của ngôi chùa cũng bắt nguồn từ chính địa danh xây dựng chùa. Theo như địa giới hành chính hiện nay thì ngôi chùa thuộc xóm 5, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
* Nhân vật được thờ tại di tích
Chùa Bùi Ngỏa là ngôi chùa theo phái Thiền trúc Lâm cho nên ngôi chùa thờ hai nhân vật chính là: Thích Ca Mâu Ni - người sang lập ra đạo phật và Trần Nhân Tông - người sáng lập ra phái Thiền trúc Lâm - Đạo phật Việt Nam. Tuy nhiên về
sau do những biễn thiên của lịch sử, một số ngôi đền trong vùng bị phá hủy cho nên nhân dân tập trung đồ thờ tự và tượng Pháp của một số nhân vật khác vào phối hợp thờ tại chùa như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và công chúa Liễu Hạnh. Về Trần Nhân Tông, ông là một vị vua nhân từ, hòa nhã, hết lòng vì dân nhưng cũng rất quyết đoán. Trong thời gian 14 năm ở ngôi vua ông đã lãnh đạo đất nước Đại Việt hai lần chiến thắng đội quân xâm lược Nguyên Mông là đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ để đem lại thái bình cho bách tính trăm họ. Không chỉ là một nhà quân sự giỏi vua Trần Nhân Tông còn là người rất chú tâm trong việc điều hành đất nước trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, cho tới văn hóa, giáo dục... ngoài ra ông còn sáng tác rât nhiều bài thơ, phú. Đến năm 41 tuổi, nhận thấy khi đất nước đã đi vào ổn định, thái bình Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Anh Tông làm Thái thượng hoàng rồi đi tu và trở thành thủy tổ của phái Thiền trúc Lâm Yên Tử.
Còn Trần Quốc Tuấn, tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược dưới thời nhà Trần vào thế kỷ XIII. Ông là một vị tướng tài ba, lỗi lạc, là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử. Không chỉ giúp đất nước ba lần chiến thắng quân xâm lược mà ông còn để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị trong đó tiêu biểu nhất là cuốn Binh thư yếu lược. Ông đặc biệt chú trọng đến việc khoan thư sức dân, đoàn kết các tầng lớp trong dân tộc tạo thành một lực lượng thống nhất. Chính vì tài năng và đức độ của mình mà sau khi mất, ông trở thành một vị thánh trong tâm thức của nhân dân, đền thờ ông được lập nhiều nơi trên khắp cả nước.
* Kiến trúc - bài trí
Chùa được xây ở một vị trí đẹp, thoáng đãng trên một khu đất có diện tích 4000m2 và nằm phía Tây Bắc của làng Bùi Ngỏa. Chùa quay mặt về hướng Tây, phía trước chùa là cánh đồng lúa, nằm cách chùa không xa là con sông Đào uốn khúc bao bọc, phía Tây Nam là dãy núi Đại Huệ, quanh chùa lại được các cây xanh tỏa bóng mát quả lại một bức tranh hữu tình. Hiện nay, các công trình kiến trúc của chùa gồm có hệ thống cổng, tường bao, bàn thờ thập loại chúng sinh, hạ điện, trung điện và thượng điện. Công trình kiến trúc đầu tiên gặp phải khi đến chùa là cổng
chùa, cổng chùa được tạo thành bởi hai cột nanh hai bên và xây theo kiểu vòm cuốn có lối đi rộng khoảng 2m. Trên mỗi cột nanh có đặt hình búp sen chưa nở. Sát liền với hai bên cột là bờ tường kéo dài về hai phía tạo thành khuôn viên kín đáo cho ngôi chùa, ngoài ra quanh chùa còn có lũy tre bao bọc, trong sân có cây đa cổ thủ tỏa bóng tạo cho ngôi chùa một không gian thoáng mát, dễ chịu. Ngay phía dưới tán cây đa là bàn thờ thập loại chúng sinh, phía trên bàn thờ có bày biện các đồ thờ cúng như mâm chè, bát hương, đèn thờ... và khi đi qua sân chùa sẽ tới nhà hạ điện.
Do sự tàn phá của thời gian cũng như chiến tranh nên nhà hạ điện đã bị hư hại nhiều và mới được tu tạo vào năm 1990, nhà hạ điện là một ngôi nhà 3 gian với diện tích 9,40m x 5,80m. Khung nhà tạo bởi hai hàng cột và các vì kèo, các vì kèo được kết cấu theo kiểu thượng kèo hạ kẻ còn hệ thống cột trong nhà được liên kết với nhau bằng sàm mộng nâng đỡ mái. Khác với nhà trung điện và nhà thượng điện, phía trong nhà hạ điện không có sự bài trí gì nhiều.
Mặc dù cũng là một ngôi nhà 3 gian nhưng nhà trung điện lại có kích thước nhỏ hơn nhà hạ điện, diện tích nhà trung điện chỉ 7,85m x 5,18m. Về kết cấu trong nhà trung điện cũng tương tự như nhà hạ điện, điểm khác biệt rõ nét nhất là ở phần mái trước ngôi nhà được lợp ngói tây còn phần hồi lại lợp ngói nam. Chính giữa nhà trung điện có đặt một hương án bằng gỗ, phía trên có đặt mâm chè, bát hương, hoa và cọc nến để thực hiện nghi lễ thờ cúng. Ở giữa nhà trung điện và nhà thượng điện có một khoảng sân trống, giữa sân đặt một lô trung hóa hương kiểu hình dáng bông sen nở.
Trong khi nhà hạ điện và trung điện được xây dựng theo kiểu kết cấu ngang thì nhà thượng điện lại được dựng kiểu kết cấu dọc. Nhà thượng điện gồm có 3 gian với tổng diện tích gần 50m2, khung nhà thượng điện tạo bởi 4 vì kèo gỗ, kết cấu vì kèo dạng ván mê, oải kẻ, với 4 hàng chân cột. Các cột cái, cột quân, xà thượng, xà hạ, khâu đầu, hoành rui được liên kết với nhau bằng hệ thống sàm mộng rất chắc chắn, hai bên bờ nóc, bờ giải đắp trang trí rồng, nghê, phượng rất đẹp. Do là nơi thờ chính của ngôi chùa nên tại đây tập trung nhiều đồ tế khi và tượng phật. Tại gian ngoài của ngôi nhà có đặt ba bàn thờ nằm ở ba vị trí khác nhau, một bàn thờ hai cấp
ở chính giữa và hai bên gian nằm sát bờ tường mỗi bên cũng đặt một bàn thờ. Ở mỗi bàn thờ đều có cách bài trí tương tự nhau, mỗi nơi đều có biển ký, giá gương cùng các đồ tế khí khác. Kế đến là gian giữa ngôi nhà, tại đây chỉ đặt một hương án gỗ nhiều tầng nằm chính giữa gian nhà. Đây là một hương án cổ, bốn góc có chạm trổ hình rồng với những nét chạm tinh tế, sống động. Nằm phía sau hương án là bàn thờ cộng đồng, tại đây có đặt tượng của những nhân vật được thờ tại ngôi chùa bao gồm tượng Đức thánh Trần, tượng Đệ nhất thánh mẫu Liễu Hạnh. Còn nằm trong gian trong cùng là một bàn thờ gỗ ba cấp, cấp thứ nhất đặt thờ tượng Biển Thước, tượng Cửu Long và tượng Thái Thượng Lão Quân; cấp thứ hai gồm có tượng Trần Nhân Tông, Bạch Y Công Chúa và cấp cao nhất là nơi đặt ba pho tượng Tam thế.
Mặc dù đã có nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng chùa Bùi Ngỏa vẫn giữ lại được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử giúp phản ảnh phần nào được một chặng đường đã qua góp phần vào quá trình tìm hiểu về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc.