Mô hình văn bản chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt phi nghi thức

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 54 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Mô hình văn bản chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt phi nghi thức

So với cách mô hình hóa văn bản thuộc phong cách sinh hoạt nghi thức, cách mô hình hóa văn bản thuộc phong cách sinh hoạt phi nghi thức phức tạp hơn. Do ở tiểu loại phong cách này, người tạo lập văn bản thường hướng theo cảm xúc, nghĩ gì viết nấy, thoải mái trong câu từ, cấu trúc, ít theo khuôn phép cố định. Vì vậy, các mục trong nội dung có thể đổi vị trí cho nhau tùy theo cách trình bày của người tạp lập văn bản.

2.3.2.1.Thư chia buồn của cá nhân

Bảng 2.7: Mô hình thư chia buồn của cá nhân

Phần mở đầu A Viết tên và địa chỉ của đối tượng tiếp nhận thư

B Chào hỏi Phần nội dung C Chia buồn D Kể chuyện tâm sự E Động viên F Cầu nguyện Phần kết thúc G Chào tạm biệt

H Kí tên, đưa thông tin của người viết

• Ghi chú:

 Các mục D, E, F G có thể vắng mặt;

 Các mục C, D, E, F có thể đổi vị trí cho nhau.

• Văn bản điển hình:

Thưa chị,

53

ngày sắp tới thực sự là khủng khiếp với chị. Dù vậy, chị hãy cố gắng giữ gìn sức khoẻ để chờ ngày pháp luật trừng trị những kẻ man rợ giết người ấy.

Em thư muộn cho chị vì em không thể nào viết được những ngày qua, cứ đọc tin trên mạng, trên báo là lại khóc. Em cũng là một người mẹ hiện có con đang du học ở xa. Con gái lớn của em nhỏ tuổi hơn cháu Tuấn, hiện đang du học ở Anh, rất bé bỏng và thơ ngây.

Hai vợ chồng em đều đã từng học tại Nga những năm 1978-1986. Có lẽ đó là thời kỳ đẹp nhất của nước Nga mà cho đến bây giờ, cả nhà em vẫn trân trọng và giữ gìn những kỷ niệm ấy. Khi nghĩ đến tương lai của các con, đã có lúc chúng em nghĩ đến nước Nga. Nhìn quanh mình, thấy nhiều người xưa đi Nga về bây giờ thành đạt, nhiều người có địa vị hẳn hoi. Giáo dục của Nga những năm trước thực sự rất giá trị mặc dù chưa được toàn diện.

Nhưng trước khi quyết định cho con đi học, em đã có biết là xã hội Nga bây giờ đã thay đổi và phân hoá. Bạn bè em, bà con quen biết hiện làm ăn ở đó cũng có nói rằng “khó khăn” lắm. Họ kể nhiều chuyện tiêu cực: tham nhũng, loạn lạc,... Nhưng mình cứ nghĩ đó chỉ là vài điển hình thôi, không phải là cả xã hội. Bây giờ cũng mong là vậy. Khi gửi con đi du học ở Anh, chỉ nghĩ đơn giản là vì cháu không biết tiếng Nga. Ở thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện học tiếng Nga khó khăn nên cho cháu học ở nước nói tiếng Anh cho thuận tiện. Chúng em đâu có ngờ nước Nga bây giờ bất an đến vậy.

Ba hôm trước, con gái em ở Anh e-mail về nói là: “Mẹ ơi chuyện xảy ra với anh Tuấn ở Nga như vậy là quá khủng khiếp. Tất cả học sinh học tại Anh đang quyên góp chữ ký. Bây giờ chúng con cũng rất sợ và cảnh giác khi ra đường”. Em đọc thư của con mà cũng lo vô cùng.

Sự việc xảy ra với cháu Tuấn không bút nào diễn ra được nỗi đau của những người mẹ. Xin chị nhận từ gia đình em lời chia buồn... Tuấn ơi, cháu ở suối vàng hãy yên nghỉ, mọi người sẽ đấu tranh để tìm ra lẽ phải và pháp luật sẽ trừng trị bọn người man rợ đó.

54

Bảng 2.8: Mô hình văn bản ghi sổ tang của cá nhân

Phần mở đầu A Ghi thời gian viết sổ tang

Phần nội dung

B Bày tỏ sự thương tiếc

C Kể chuyện tâm sự

D Xin lỗi

E Đánh giá thành tích, ca ngợi người chết

F Chia buồn

G Động viên

H Hứa hẹn, nhắn nhủ với người chết

Phần kết thúc I Xưng hô với người chết

J Kí tên, ghi thông tin của người viết

• Ghi chú:

 Trừ mục F và mục J, các mục còn lại đều có thể vắng mặt;

 Mục A có thể được ghi ở phần kết thúc;

 Trừ mục A và mục J, các mục khác đều có thể đổi vị trí cho nhau.

• Đối với dạng thức chia buồn này, vì chúng quá linh hoạt, gần với lời ăn tiếng

nói hằng ngày nên nếu chúng tôi chọn một văn bản làm điển hình thì e rằng khiên

cưỡng. Bất cứ văn bản nào viết theo dạng thức này có thể chứa đựng một hay nhiều

thông tin trong bảng trên.

2.3.2.3. Văn bản chia buồn của người tham gia diễn đàn, nhật kí mạng

Bảng 2.9: Mô hình văn bản chia buồn của người tham gia diễn đàn, viết nhật kí mạng

Phần mở đầu A Hô gọi tên người chết

Phần nội dung

B Đưa tin về người chết

C Bày tỏ lòng thương tiếc

D Đánh giá công lao, ca ngợi người chết

E Chia buồn

F Kể chuyện tâm sự

G Cầu nguyện

55

Phần kết thúc I Chào vĩnh biệt

• Ghi chú:

 Thông tin về người viết nhật kí mạng được hiển thị trên đầu trang, thông tin

về người bình luận chia buồn hiển thị trước dòng bình luận;

 Bất kì mục nào cũng có thể vắng mặt;

 Tất cả các mục trên đều có thể đổi vị trí cho nhau.

• Nhìn chung, cách bình luận diễn đàn, viết nhật kí mạng rất linh hoạt, giống

với lời ăn tiếng nói hằng ngày, chứa đựng một hay nhiều thông tin như trong bảng

trên. Ở dạng thức chia buồn này, vì tính linh hoạt của nó nên chúng tôi cũng không

đưa ra văn bản điển hình.

Nhìn chung, nếu xét về mặt khuôn hình, văn bản chia buồn không có khuôn hình cố định, cứng nhắc. Mỗi hình thức chia buồn sẽ theo một mô hình riêng.

Trên đây, chúng tôi đã mô hình hóa được chín dạng thức chia buồn bằng tiếng Việt.

Để tạo lập một văn bản chia buồn tiếng Việt, người tạo lập cần tuân theo các bước sau đây:

Bước 1: xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan như địa vị, tuổi tác, tư cách của người chia buồn (mà lựa chọn phương thức chia buồn), xem xét hoàn cảnh chia buồn, mối quan hệ giữa người chia buồn và người được chia buồn (mà quyết định hình thức chia buồn tự nhiên hay văn hóa);

Bước 2: lựa chọn một trong chín dạng thức chia buồn trên; và Bước 3: tiến hành tạo lập văn bản theo mô hình.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, ngoài việc xác định thuật ngữ “văn bản” phân biệt với khái niệm “diễn ngôn”, chúng tôi đã làm được hai việc: chỉ ra các phương tiện liên kết sử dụng trong diễn ngôn chia buồn đồng thời chỉ ra cái quan trọng hơn trong phân tích các văn bản chia buồn là mạch lạc; thiết lập được chín mô hình chia buồn bằng tiếng Việt. Việc này sẽ làm cho việc tạo lập văn bản chia buồn tiếng Việt dễ dàng hơn.

57

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ NGHĨA NGỮ DỤNG CỦA

DIỄN NGÔN CHIA BUỒN TIẾNG VIỆT

Chương ba có nhiệm vụ nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của diễn ngôn chia buồn tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi trình bày các chiến lược chia buồn và lịch sự trong giao tiếp chia buồn tiếng Việt.

3.1. Hành động ngôn từ

Trong hoạt động giao tiếp, các nghi thức lời nói không chỉ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn có vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa những người tiếp. Nói cách khác, bên cạnh chức năng truyền đạt thông tin, ngôn ngữ còn được dùng để thực hiện hành động. Các hành động thực hiện bằng lời nói đó được gọi là hành động ngôn từ.

Lí thuyết về hành động ngôn từ do J. L. Austin khởi xướng và J. R. Searle phát

triển. Theo Austin, trong giao tiếp có ba loại hành động ngôn từ: hành động tạo ngôn

(locutionary act), hành động ngôn trung (illocutionary act)và hành động xuyên ngôn

(perlocutionary act).

Hành động tạo ngôn là hành động tạo nên những biểu thức có nghĩa (bằng sự

vận động của cơ quan phát âm hoặc cử động tạo ra chữ viết) (“The act of “saying

something” in this full normal senseI call, i.e. dub, the performance of a locutionary act”[70, tr.94])

Hành động ngôn trung là hành động mà khi nói một điều gì đó cũng là khi

người nói thực hiện hành động đó bằng cách nói năng (“performance of an act in

saying something as opposed to performance of an act 0/saying something” [70,

tr.99]). Đích của phát ngôn phân biệt các hành động ngôn trung với nhau.

Hành động xuyên ngôn là hành động nhằm gây ra những biến đổi trong nhận thức, trong tâm lí và trong hành động của người tiếp nhận phát ngôn đó (“Saying something will often, or even normally, produce certain consequential effects upon the feelings, thoughts, or actions of the audience, or of the speaker, or of other persons: and it may be done with the design, intention, or purpose of producing

58

them” [70, tr.101]).

Về trạng thái tâm lí, mỗi kiểu hành động ngôn trung đều mang theo một trạng thái tâm lí nhất định. Nhìn chung, trạng thái tâm lí của người tạo lập văn bản là xót xa cho người chết và thông cảm với nỗi đau của thân nhân người chết. Người tạo lập văn bản bao giờ cũng mong muốn người chết ra đi thanh thản, gặp may mắn và người thân nhân của người chết thì bớt đau buồn.

Theo chúng tôi khảo sát, trong các văn bản chia buồn có các hành động ngôn trung sau: Hành động cảm thán; Hành động phân ưu; Hành động khóc thương; Hành động cầu nguyện; Hành động tán dương; và Hành động hứa hẹn;

Ở đây, chúng tôi không phân tích thành hai mục “hành động ngôn từ trực tiếp”

và “hành động ngôn từ gián tiếp” vì trong mỗi loại hành động kể trên có cả hành

động ngôn từ trực tiếp lẫn hành động ngôn từ gián tiếp. Vì vậy, chúng tôi phân tích theo từng hành động và chia mục hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp bên trong đó để đảm bảo về mặt logic trình bày.

Vì chúng tôi sẽ sử dụng các khái niệm “hành động ngôn từ trực tiếp” và “hành động ngôn từ gián tiếp” trong phân tích nên trước khi đi vào phân tích hành động ngôn từ, chúng tôi nêu cách hiểu khái quát về hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp.

Một hành động ngôn từ được coi là trực tiếp nếu hành động ngôn trung của nó được người tạo lập văn bản thể hiện hiển ngôn để người tiếp nhận văn bản có thể nhận biết nó một cách trực tiếp.

Một hành động ngôn từ được xem là gián tiếp nếu hành động ngôn trung không được thể hiện hiển ngôn mà hành động ngôn trung của nó phải được người nghe nhận thức sau quá trình suy luận. Nói cách khác, hành động ngôn từ gián tiếp là hành động sử dụng các phương tiện biểu đạt của hành động ngôn từ này để đạt tới

59

hiệu lực ngôn trung của một hành động ngôn từ khác.

3.1.1. Hành động cảm thán

Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ [3, tr.237]

Có thể hiểu hành động cảm thán là một hành động ngôn từ mà ở đó người nói bộc lộ tức thời tình cảm, cảm xúc của mình trước một sự vật, hiện tượng nào đó có tác động lớn đến người nói.

Muốn hiểu hành động cảm thán, cần phải đặt chúng trong hoàn cảnh cụ thể. Từ việc khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy người Việt dùng hành động cảm thán bằng biểu thức ngôn hành nguyên cấp (không có động từ ngôn hành) chứ không dùng biểu thức ngôn hành tường minh. Ví dụ như không dùng “tôi than phiền…” mà lại dùng “chán quá!”.

Hành động cảm thán chúng tôi khảo sát được là các hành động trực tiếp bằng

câu cảm thán hoặc gián tiếp bằng biểu thức cầu khiến, nghi vấn hoặc trần thuật.

3.1.1.1.Hành động cảm thán trực tiếp

Xúc động quá!

Đau đớn lắm thay.

Thật là một thảm họa ...

Thật khủng khiếp!

Người nói trực tiếp sử dụng câu cảm thán với các từ ngữ “quá”, “thay”, “thật”,

thật là” kèm với các dấu câu (chấm lửng, chấm cảm) để biểu thị cảm xúc.

3.1.1.2. Hành động cảm thán gián tiếp

• Dạng 1: Hành động cảm thán bằng câu cầu khiến

Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của Giáo sư.

Xin ngả mũ kính phục trước tài năng và nhân cách của Thầy Nguyễn Tài Cẩn.

Cháu là một người trẻ tuổi, cháu xin mạn phép thay mặt thế hệ trẻ Nghệ An nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung: Xin khắc ghi công lao to lớn mà ông đã

60

dành cho đất nước Việt Nam.

Về mặt ngữ pháp, các câu trên có dấu hiệu hình thức của hành động cầu khiến (biểu thị qua các từ ngữ “xin”, “xin mạn phép”). Tuy nhiên, xét về hiệu lực ngôn

trung, các câu trên có hiệu lực của hành động cảm thán: bày tỏ tình cảm, sự tôn kính,

biết ơn,…

• Dạng 2: Hành động cảm thán bằng câu nghi vấn

Người thân cô, thế cô sao không được bảo vệ mà lại có thể bị tấn công đến chết?

Tại sao vụ việc xảy ra nghiêm trọng như vậy?

Về mặt ngữ pháp, các câu trên có dấu hiệu hình thức của hành động nghi vấn

(biểu thị qua từ ngữ “sao”, “tại sao”, dấu chấm hỏi). Song, xét về hiệu lực ngôn trung

của hành động nói, các câu trên đều có hiệu lực ngôn trung của hành động cảm thán. Kiểu nghi vấn để cảm thán mang tính cảm xúc cao, thể hiện sự xúc động trong lòng người nói, diễn tả người nói không chấp nhận sự việc, phải cất lên thành lời.

• Dạng 3: Hành động cảm thán bằng câu trần thuật

Một thế giới đã mất đi rồi.

Thật buồn khi nghe tin anh ấy mất.

Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật

Theo quan niệm của Phật giáo, “Tiếp dẫn Đạo sư” là đấng thờ tự chuyên làm

công việc tiếp nhận và đưa linh hồn về Phật quốc. Chính vì vậy mà một câu niệm “Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật” biểu thị sự quy kính trong tâm hồn, và mong mỏi ơn cứu độ. Đây là một câu cảm thán.

Về mặt ngữ pháp, các câu trên có dấu hiệu hình thức của hành động trần thuật (biểu thị qua câu trần thuật, dấu chấm cuối câu). Tuy nhiên, xét về hiệu lực ngôn

trung của hành động nói, các câu trên đều có hiệu lực ngôn trung của hành động cảm

thán.

3.1.2. Hành động phân ưu

Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên), “phân ưu” có nghĩa là “chia

61

(bằng ngôn ngữ, không phải bằng hiện vật) là hành động nói năng mà thông qua hành động đó, người nói muốn bày tỏ sự chia sẻ, đồng cảm, xoa dịu vết thương đối với gia đình của người chết.

3.1.2.1. Hành động phân ưu trực tiếp

Theo lí thuyết của Austin, hành động phân ưu thuộc nhóm hành động ứng xử

(behabitives) [70, tr.159]. Theo lí thuyết của Searle, nó thuộc nhóm hành động biểu

cảm (expressives) [71, tr.12].

Trong diễn ngôn chia buồn, hình thức câu chữ được dùng để biểu thị trực tiếp lời phân ưu phải hội tụ được hai điều kiện: một là, có chứa động từ ngôn hành biểu

thị ý nghĩa chia buồn: “chia buồn”, “phân ưu”; hai là, các động từ đó phải được sử

dụng đúng hiệu lực ngôn trung, tức là dùng ở thời gian hiện tại, SP1 phải ở ngôi thứ nhất, SP2 phải ở ngôi thứ hai.

Ở dạng đầy đủ, câu ngôn hành phân ưu có đầy đủ các thành phần: SP1 + động từ ngôn hành phân ưu + SP2 + nội dung phân ưu.

Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt của các thành phần mà ta có các dạng sau:

• Dạng 1: khuyết thành phần SP1và nội dung phân ưu

Xin thành kính phân ưu với gia đình chị Nguyễn Băng Toàn cùng toàn thể tang quyến.

• Dạng 2: khuyết thành phần SP2

Chúng tôi xin chia buồn sâu sắc về trận động đất vừa xảy ra gây nhiều thiệt hại cho Hy Lạp

• Dạng 3: khuyết cả thành phần SP1, SP2 lẫn nội dung phân ưu

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)