Vấn đề lựa chọn kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Vấn đề lựa chọn kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

Có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp. Nhìn tổng thể, có bốn hướng phân loại chính:

Hướng thứ nhất: câu đơn và câu ghép;

Hướng thứ hai: câu đơn, câu ghép và câu đặc biệt; Hướng thứ ba: câu đơn, câu ghép và câu dưới bậc; và Hướng thứ tư: câu đơn, câu phức và câu ghép.

Đối với mỗi hướng phân loại, định nghĩa về mỗi loại câu cũng khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi theo hướng phân loại thứ nhất, không chia tách câu đơn với câu phức; công nhận câu đặc biệt là một dạng của câu đơn.

Theo đó, câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp bao gồm câu đơn (gồm câu đơn

hai thành phần, câu đơn dưới bậc, câu phức và câu đơn đặc biệt) và câu ghép.

Dưới đây là cách chúng tôi nhìn nhận câu đơn, câu ghép: Câu đơn là một cụm chủ - vị chính làm nòng cốt.

Trong các văn bản chia buồn của tín đồ Phật giáo, do câu dài, mang nhiều thông tin nên thường được tách thành nhiều dòng (viết dưới dạng các cụm từ). Trong khảo sát, chúng tôi xem xét tính hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa để xác định câu. Ví dụ:

Ban hướng dẫn gia đình phật tử Việt Nam trên thế giới vừa nhận được tin: phật tử Như Khai Nguyễn Thị Bình

sinh năm Bính Tý tại Bình Định

Hiền thê của Huynh trưởng Như Thật Nguyễn Công Minh: Phó Trưởng Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam trên thế giới Phó trưởng Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Quốc Nội

Vừa tạ thế tại Saigon Việt Nam.

Tuy gồm nhiều dòng, chúng tôi xem cả phần trên mới là một câu vì tính hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung của nó. Như vậy, những câu tương tự như

câu trên sẽ được trình bày lại ở dạng bình thường rồi mới phân tích:

Ban hướng dẫn gia đình phật tử Việt Nam trên thế giới vừa nhận được tin: phật tử Như Khai Nguyễn Thị Bình, sinh năm Bính Tý, tại Bình Định, hiền thê của

27

huynh trưởng Như Thật Nguyễn Công Minh: phó trưởng Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam trên thế giới, phó trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam Việt Nam tại quốc nội vừa tạ thế tại Saigon Việt Nam.

Câu ghép là “câu gồm hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm trong số đó có tư cách

(tương đương) một nòng cốt câu đơn (hai thành phần) tức không cụm chủ - vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào.” [3, tr.200]

Theo đó, chúng tôi xét những câu như thế này được xem là câu ghép:

Phân ưu muộn vì vắng mặt trong những ngày hè.

Lễ di quan tiến hành lúc 7 giờ ngày 4.9 (ngày 19.7 âm lịch) và an táng vào lúc 8 giờ cùng ngày tại nghĩa trang Truông Ổi, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, chúng tôi thống kê được tổng số và tỉ lệ của câu đơn và câu ghép trong các văn bản chia buồn như sau:

Bảng 1.4: Số lượng các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

Số lượng câu Đơn vị tính: câu Phương tiện chia buồn Tổng số câu Phân loại

Câu đơn Câu ghép

Điện, thư, phát biểu 288 287 1

Sổ tang 102 97 5

Báo 279 251 28

Diễn đàn, nhật kí mạng 370 320 50

Vòng hoa 107 107 0

Trướng điếu 14 14 0

Website của các tín đồ tôn

giáo 508 500 8

28

Bảng 1.5: Tỉ lệ các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

Tỉ lệ Đơn vị tính: % Phương tiện chia buồn Tổng số câu Phân loại

Câu đơn Câu ghép

Điện, thư, phát biểu 100.00 99.65 0.35

Sổ tang 100.00 95.10 4.90

Báo 100.00 89.96 10.04

Diễn đàn 100.00 86.49 13.51

Vòng hoa 100.00 100.00 0.00

Trướng điếu 100.00 100.00 0.00

Website của các tín đồ tôn

giáo 100.00 98.43 1.57

TỔNG CỘNG 100.00 94.48 5.52

Hình 1.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

Nhìn một cách tổng quát, câu đơn chiếm đại đa số trong các văn bản chia buồn (94.48%). Trong khi đó, câu ghép được sử dụng rất ít (chỉ 5.52%). Trên vòng hoa, trướng điếu chỉ tuyệt đối không có câu ghép. Sở dĩ có điều này là vì tính chất của văn bản chia buồn thường ngắn gọn, súc tích. Hiếm có một loại diễn ngôn nào mà tỉ lệ

94,48 5,52

Đơn vị tính: %

Câu đơn Câu ghép

29

câu đơn so với câu ghép lại chiếm gần như tuyệt đối như vậy.

Đáng chú ý, trong số các câu đơn được khảo sát thì các câu đơn khuyết chủ ngữ chiếm một số lượng đáng kể (hơn 15%). Đó là các câu chia buồn bắt đầu bằng “xin”, “nguyện”, “cầu nguyện”, “thành kính phân ưu,…”:

Xin gửi đến gia đình thầy lời chia buồn sâu sắc nhất.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí!

Cầu mong ông về suối vàng bình an ! Xin gửi tới gia đình ông lời chia buồn sâu sắc nhất.

Thành kính phân ưu với Ban hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam.

Xin cầu nguyện cho linh hồn cụ được thanh thản về Nước Chúa.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày về vấn đề lựa chọn kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp và nhận thấy đa số các câu được sử dụng là câu đơn, trong đó các câu khuyết chủ ngữ được sử dụng chiếm một số lượng đáng kể.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)