Liên kết trong văn bản

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 38 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Liên kết trong văn bản

Để làm nên tính chặt chẽ về hình thức của văn bản, liên kết yếu tố quan trọng

nhất. “Liên kết là mạng lưới quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ được tạo nên bởi các

phương thức liên kết nhằm gắn các thành phần trong câu, trong đoạn, giữa các đoạn lại với nhau trong văn bản một cách chặt chẽ” [1, tr.59].

Văn bản chia buồn đặc biệt ở chỗ ngắn gọn, súc tích, mỗi đoạn thường chỉ gồm một câu. Chính vì vậy mà liên kết ở cấp độ văn bản cũng chính là liên kết giữa các câu lại với nhau.

Về hướng tiếp cận, ở đây, chúng tôi đi vào phân tích theo phương tiện liên kết, từ phương tiện liên kết mà suy ra tác dụng đối với nội dung văn bản để đảm bảo mặt logic trong trình bày.

2.2.1.1. Phép nối

Phép nối là phương thức liên kết trong đó câu sau sử dụng từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp. Nhờ phép nối mà câu sau gắn bó với câu trước, được hiểu trên nền tảng của câu trước, làm cho nội dung văn bản logic, chặt chẽ.

Trong các văn bản chia buồn, phương tiện nối chủ yếu là quán ngữ.

Trước hết, tập thể du học sinh ở Frankfurt xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của Tuấn.

[…]

Một lần nữa xin gửi lời chia buồn đến gia đình Tuấn, mong bác và anh chị vượt qua được nỗi đau này. Cầu mong Tuấn được yên nghỉ.

2.2.1.2. Phép lặp

Phép lặp là phương thức liên kết trong đó câu sau sử dụng yếu tố ngôn ngữ đã sử dụng ở câu trước.

37

ngữ pháp.

• Lặp từ vựng là dạng lặp mà câu sau có từ hoặc cụm từ của câu trước được

nhắc lại:

Tiếc cho đất nước mất đi một tài năng. Tài năng đó lại ngã xuống trên nước Nga, vốn nổi tiếng chống chủ nghĩa phát xít, kỳ thị chủng tộc.

Trong phép lặp, đôi khi chỉ có một bộ phận được nhắc lại:

Đây được xem là một thảm họa thiên tai lịch sử của Vương Quốc Thái Lan. Đối với thảm hoạ này, […]

Đại từ “này” có nhiệm vụ thay thế cho bộ phận không được lặp.

Trong trường hợp lặp tên riêng, đôi khi chỉ có bộ phận chính được lặp lại, đại từ thay thế “này”, “đó”, “ấy” cũng được giản lược:

Được tin cụ Thomas Trần Văn Hiền tạ thế, Ngô Minh xin chia buồn cùng nhà thơ Trần Mạnh Hảo và Giáng Tiên và gia quyến. Xin thắp một nén nhang vái về phương Bắc tiễn đưa cụ về miền Cực Lạc.

Nhờ vào lặp từ vựng mà chủ đề được duy trì. Nhờ đó mà nội dung văn bản rõ ràng, dễ hiểu.

• Lặp ngữ pháp là dạng lặp mà cấu trúc cú pháp được nhắc lại.

Mình khâm phục nghị lực sống ấy. Mình yêu quý con người ấy...

Bi yêu má nhất! Bi thương má nhất!

Cấu trúc câu được lặp lại, các câu nối tiếp nhau một cách dồn dập có tác dụng nhấn mạnh nội dung.

2.2.1.3. Phép thế

Phép thế là phương thức liên kết trong đó câu sau sử dụng từ ngữ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ với từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

Phép thế có hai dạng: thế đại từ và thế đồng nghĩa.

• Thế đại từ: là dạng thế mà ở đó yếu tố dùng để thay thế là đại từ.

Được tin đại huynh Thái Chánh Phối Sư Thái Thế Thanh đăng tiên vào lúc

2:00 giờ sáng ngày 15-11-2003 (nhằm ngày 22-10-Qúy Mùi) tại bệnh viện Bascon (Santa Clara Velley Medical Center) Bắc California Hoa Kỳ.

38

Ngài ra đi là một mất mát lớn cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói chung, và Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh nói riêng, cho công cuộc phục hưng đạo pháp.

Thế đại từ có hai tác dụng: hồi chỉ hoặc khứ chỉ.

Em biết những ngày qua và những ngày sắp tới thực sự là khủng khiếp với chị. Dù vậy, chị hãy cố gắng giữ gìn sức khoẻ để chờ ngày pháp luật trừng trị những kẻ man rợ giết người ấy.

(Thế có tác dụng liên kết hồi chỉ)

Chính quyền các cấp thuộc các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục thực hiện tốt các việc sau đây:

Huy động lực lượng, phương tiện tìm kiếm […]. Triển khai thực hiện […].

Hỗ trợ kịp thời […].

Biểu dương, khen ngợi kịp thời […].

(Thế có tác dụng liên kết khứ chỉ)

Trong các văn bản chia buồn tiếng Việt, liên kết hồi chỉ được sử dụng nhiều hơn liên kết khứ chỉ.

• Thế đồng nghĩa (hoặc đồng sở chỉ): là dạng thế mà yếu tố dùng để thay thế

đồng nghĩa từ điển hoặc đồng nghĩa lâm thời (đồng sở chỉ) với yếu tố trước.

Vô cùng thương tiếc đồng chí Võ Chí Công – Anh Năm Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII – Người chiến sĩ Cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo xuất sắc có nhiều sáng tạo; người con ưu tú của dân tộc, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước.

Nhờ phép thế mà đối tượng, hành động được nhắc lại bằng nhiều từ ngữ khác

39

được nhiều nội dung, đồng thời cũng trở nên sinh động hơn. Cũng như phép lặp, phép thế có tác dụng duy trì chủ đề.

2.2.1.4. Phép liên tưởng

Phép liên tưởng là phương thức liên kết trong đó câu sau sử dụng từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng có liên quan hoặc gần gũi với từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước.

Phương thức này có tác dụng phát triển chủ đề.

Muốn thiết lập một mối quan hệ liên tưởng, các từ ngữ cần phải nằm trong cùng một trường nghĩa. Hay nói cách khác, phép liên tưởng là cách sử dụng các từ ngữ cùng trường nghĩa để liên kết câu như đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa, tổng phân nghĩa, giao nghĩa.

Các loại liên tưởng được sử dụng trong văn bản chia buồn tiếng Việt:

• Liên tưởng định vị: là dạng liên tưởng dựa trên mối quan hệ giữa từ ngữ chỉ

sự vật hiện tượng và từ ngữ chỉ vị trí tồn tại của chúng trong không gian hoặc thời

gian.

Thuyền đạo đang chông chênh trong bể khổ! Và từ đây mất đi một tay chèo vững chãi giàu kinh nghiệm.

• Liên tưởng định chức: là dạng liên tưởng dựa trên mối quan hệ giữa từ ngữ chỉ

sự vật hiện tượng với từ ngữ chỉ chức năng của sự vật hiện tượng khác.

Tôi may mắn là một trong những sinh viên Khoa Lưu học sinh, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội từng được cô Nanna, vợ của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn dạy tiếng Nga, mỗi tuần 2 tiết. Đọc bài của Tiến sĩ. Nguyễn Huy Hoàng về Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, trong ký ức tôi lại hiện về những ngày tháng mà cô đã nhiệt tình luyện đi luyện lại cho lớp C 3 (niên khóa 1978-1979) chúng tôi cách phát âm tiếng Nga.

• Liên tưởng đặc trưng: là dạng liên tưởng dựa trên mối quan hệ giữa từ ngữ chỉ

sự vật hiện tượng với từ ngữ chỉ dấu hiệu điển hình đặc trưng cho nó.

Được tin ông Trần Thế Nhân, sinh năm 1943, là kế phụ của chị Huỳnh Châu Yên - biên tập viên Ban Thanh Niên Online tiếng Việt (Báo Thanh Niên), đã từ trần

40

hồi 19 giờ 40 phút ngày 8.8.2012 (nhằm ngày 21 tháng 6 năm Nhâm Thìn), hưởng thọ 70 tuổi.

Linh cữu quàn tại nhà riêng, K442.H.20/17 đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Lễ động quan vào lúc 6 giờ ngày 13.8.2012, sau đó an táng tại nghĩa trang thôn Bích Bắc, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ban Biên tập và toàn thể phóng viên, biên tập viên, cán bộ công nhân viên Báo Thanh Niên xin chia buồn cùng chị Huỳnh Châu Yên và gia quyến.

Các từ trên gắn liền với đám tang.

Trong diễn ngôn chia buồn tiếng Việt, đây là loại liên tưởng được sử dụng nhiều nhất.

• Liên tưởng nhân quả: là dạng liên tưởng dựa trên mối quan hệ giữa từ ngữ

chỉ nguyên nhân và từ ngữ chỉ kết quả.

Đợt lũ quét xảy ra vào đêm 27, rạng sáng ngày 28 tháng 9 năm 2005 đã gây hậu quả […]

Với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, Đảng bộ, Chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân và đồng bào vùng bị thiên tai đã tập trung sức người, sức của để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ đồng bào bị hoạn nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

Theo báo cáo sơ bộ, tính đến 9h sáng ngày 29 tháng 9 năm 2005, lũ quét đã làm chết và mất tích 54 người, làm bị thương nhiều người, cuốn trôi nhiều nhà cửa, phá hủy nhiều công trình cơ sở hạ tầng và tài sản, hoa màu của nhân dân.

2.2.1.5. Phép tuyến tính

Phép tuyến tính là phương thức liên kết sử dụng trật từ trước sau của các câu có quan hệ chặt chẽ về nghĩa với nhau. Yếu tố liên kết ở đây không hiện diện rõ ràng mà chính là quan hệ về nghĩa giữa các câu. Nếu đổi trật tự giữa các câu thì sẽ phát hiện được liên kết.

Được ở bên em trong những phút giây cuối cùng, cầm lấy bàn tay đã bớt dần hơi ấm và lặng lẽ ngắm nhìn em ngủ ngoan, nhẹ nhàng… Từ hôm nay sẽ là như thế nhé, những ngày đau đớn đã qua rồi. Chị cùng các bạn sẽ mặc chiếc áo màu trắng, màu mà em yêu thích để đến chào em lần cuối. Tạm biệt cậu bé kiên cường! Yên

41

nghỉ.

Các câu trong văn bản trên phải được sắp xếp theo đúng trình tự trên, nếu xếp khác đi thì người tiếp nhận văn bản sẽ không thể hiểu được.

Phép tuyến tính có tác dụng làm cho nội dung văn bản có tính logic.

Trong các phương tiện liên kết trên, phép nối và phép thế được sử dụng ít hơn phép lặp và phép liên tưởng. Sở dĩ phép nối ít được sử dụng là vì tính ngắn gọn của văn bản chia buồn, người tạo lập văn bản không lập luận dông dài bằng liên từ, quán

ngữ, cũng không nhắc lại nhiều hình ảnh để phải dùng (cụm) từ thay thế. Phép lặp có

mặt trong hầu hết các văn bản, chủ yếu là lặp tên người chết và tên người được chia buồn. Phép liên tưởng được sử dụng nhiều, vì trong không khí tang ma thì từ ngữ chỉ

cái chết, chỉ các hoạt động mai táng thường đi chung với nhau, tạo nên trường từ

vựng.

Nhìn chung, các phương tiện liên kết có tác dụng to lớn trong việc đảm bảo tính chất “là văn bản” của diễn ngôn chia buồn. Tuy nhiên, do tính chất ngắn gọn của văn bản chia buồn (thường là một câu cấu tạo thành một đoạn, mỗi đoạn lại diễn đạt một nội dung khác nhau như đưa tin, chia buồn, cầu nguyện) mà các phương tiện liên kết không được sử dụng nhiều. Theo đánh giá của chúng tôi, trong văn bản chia buồn tiếng Việt, yếu tố “mạch lạc” có vai trò lớn hơn “liên kết”.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)