Mô hình văn bản chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt nghi thức

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 49 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Mô hình văn bản chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt nghi thức

2.3.1.1. Điện, thư của cơ quan, tổ chức

Bảng 2.1: Mô hình điện, thư chia buồn của các cơ quan, tổ chức

Phần mở đầu AB Ghi tên cá nhân, cơ quan gửi điện, thưGhi tên và địa chỉ của các nhân, cơ quan nhận thư

C Chào hỏi

Phần nội dung

D Giới thiệu tin buồn

E Đánh giá cống hiến của người chết

F Chia buồn

48

H Chỉ đạo

I Động viên

J Hứa hẹn

Phần kết thúc KL Chào tạm biệtKí tên, đóng dấu

• Ghi chú:

 Mục C có thể vắng mặt trong các văn bản của tôn giáo;

 Mục F và G không xuất hiện trong các văn bản có đối tượng tạo lập văn bản

và đối tượng tiếp nhận văn bản ngang hàng về mặt hành chính; hoặc không xuất hiện trong các văn bản ngoại giao;

 Mục E, G, H và J có thể vắng mặt.

• Văn bản điển hình:

Kính gửi: Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi,

Tôi rất xúc động khi được tin vừa qua cơn bão số 1 đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản của ngư dân ở một số tỉnh ven biển miền Trung. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi gửi lời chia buồn và sự cảm thông sâu sắc đến Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, đến gia đình và thân nhân người bị nạn.

Tôi đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện tốt điện của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung ương, bộ đội biên phòng để tìm mọi biện pháp tiếp tục tìm kiếm những người còn bị mất tích, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc cứu trợ, cứu nạn. Đồng thời tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên giúp đỡ các gia đình bị nạn, tổ chức chu đáo việc mai táng những người bị chết.

Tôi mong Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố sớm vượt qua tổn thất, mất mát này, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 của cả nước.

Nông Đức Mạnh

49

2.3.1.2. Văn bản ghi sổ tang của cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức

Bảng 2.2: Mô hình văn bản ghi sổ tang của cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức

Phần mở đầu A Ghi thời gian viết sổ tang

Phần nội dung

D Bày tỏ sự thương tiếc

C Đánh giá công lao, ca ngợi người chết

D Chia buồn

E Động viên

F Hứa hẹn

Phần kết thúc G Kí tên, đưa thông tin của người viết

• Ghi chú: Mục A, E, F có thể vắng mặt.

• Văn bản điển hình:

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10-9-2011

Vô cùng thương tiếc đồng chí Võ Chí Công – Anh Năm Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII – Người chiến sĩ Cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo xuất sắc có nhiều sáng tạo; người con ưu tú của dân tộc, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí!

Nguyện mãi mãi học tập và noi theo tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của đồng chí.

Xin vĩnh biệt đồng chí! Xin có lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia đình!

(kí tên)

Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư BCH TW Đảng CS Việt Nam

2.3.1.3. Văn bản chia buồn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

50

một (vài) câu nói khi người phát ngôn trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn. Vì vậy, mà các văn bản này thường ngắn gọn, phần nội dung đi thẳng vào vấn đề, không có phần mở đầu và kết thúc.

Bảng 2.3: Mô hình văn bản chia buồn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Phần nội dung

A Giới thiệu tin buồn

B Lên án đối tượng gây ra tin buồn

C Chia buồn D Động viên E Hứa hẹn F Đề đạt nguyện vọng • Ghi chú:  Các mục B, D, E, F có thể vắng mặt;

 Các mục C và D có thể đổi vị trí cho nhau.

• Văn bản điển hình:

Chúng tôi vô cùng xúc động được tin trận động đất tại Italia vừa qua đã gây thiệt hại to lớn đối với nhân dân Italia. Chúng tôi xin gửi tới Nhà nước, nhân dân Italia và gia đình những người bị nạn lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất. Chúng tôi tin tưởng nhân dân Italia sẽ sớm khắc phục hậu quả động đất và khôi phục, ổn định cuộc sống.

2.3.1.4. Văn bản chia buồn của các tờ báo

Trên các tờ báo, văn bản chia buồn được đưa rất ngắn gọn, thường không có phần mở đầu và phần kết thúc.

Bảng 2.4: Mô hình văn bản chia buồn của các tờ báo

Phần nội dung

A Đưa tin buồn

B Nêu thông tin về người chết

C Đưa thông tin về việc mai táng

51

•Ghi chú:

 Mục C có thể vắng mặt;

 Mục B và C có thể đổi vị trí cho nhau.

•Văn bản điển hình:

Được tin ông Nguyễn Thế Yên, sinh năm 1939, là nhạc phụ của anh Hoài Nam (phóng viên Ban Chính trị - Xã hội, Báo Thanh Niên), từ trần lúc 3 giờ 30 ngày 18.12.2012 (nhằm ngày 6 tháng 11 năm Nhâm Thìn), hưởng thọ 72 tuổi.

Lễ viếng bắt đầu từ 13 giờ ngày 18.12 tại nhà riêng thôn Tiên Xá, thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Lễ di quan lúc 13 giờ ngày 19.12, an táng tại nghĩa trang Đình Đông, thôn Tiên Xá, thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên.

Ban Biên tập và toàn thể phóng viên, biên tập viên, cán bộ công nhân viên Báo Thanh Niên xin chia buồn cùng anh Hoài Nam và gia quyến.

2.3.1.5. Văn bản chia buồn trên vòng hoa

Bảng 2.5: Mô hình văn bản chia buồn trên vòng hoa

Phần nội dung

A Đưa thông tin của cá nhân, tổ chức chia buồn

B Đưa thông tin của người chết

C Chia buồn

• Ghi chú: mục B có thể vắng mặt.

• Văn bản điển hình:

Vợ chồng hai em Trương Anh Hùng Thành kính phân ưu

2.3.1.6. Văn bản chia buồn trên trướng điếu

Bảng 2.6: Mô hình văn bản chia buồn trên trướng điếu

Phần nội dung

A Ghi thông tin của người chia buồn

B Chia buồn

C Ghi câu đối

52

• Văn bản điển hình:

Tập thể công nhân cơ khí thợ máy tài xế công ty Trường Hưng Thịnh Vãng sanh cực lạc

Trên Trần Thế Vô Cùng Thương Tiếc Dưới Suối Vàng An Giấc Nghìn Thu

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)