Các mô hình văn bản chia buồn tiếng Việt

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 48 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các mô hình văn bản chia buồn tiếng Việt

Chia buồn là một hình thức sinh hoạt văn hóa. Ngôn ngữ chia buồn có các thuộc tính: tính cá thể, tính cụ thể và tính cảm xúc. Tuy các văn bản này có khi được thể hiện bằng những phương tiện như báo chí, lời phát ngôn,… nhưng xét về bản chất, các văn bản chia buồn đều thuộc về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Tùy vào đối tượng, vị thế và phạm vi giao tiếp mà người tạo lập văn bản chia buồn lựa chọn hình thức chia buồn phù hợp (điện, thư, lời phát biểu, sổ tang, vòng hoa, trướng điếu). Khảo sát các văn bản chia buồn tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng trong đó có hai hình thức: phong cách sinh hoạt nghi thức và phong cách sinh hoạt phi nghi thức.

Những văn bản phục vụ cho sự trao đổi mang tính chất nghi thức giữa các đối tượng bằng vai hoặc không bằng vai, có tính trang trọng thì được chúng tôi xếp vào

47

buồn ghi trên sổ tang do cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức viết, lời chia buồn của các tờ báo, lời phát biểu chia buồn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao được xếp vào

phong cách sinh hoạt nghi thức.

Những văn bản phục vụ cho sự trao đổi thân mật giữa các cá nhân, có tính sinh động, thân mật, gần gũi, có khi dùng khẩu ngữ,… được chúng tôi xếp vào phong cách sinh hoạt phi nghi thức. Theo đó, thư thân mật do cá nhân viết, lời chia buồn ghi trên sổ tang do cá nhân viết, lời chia buồn trên các diễn đàn, nhật kí mạng được xếp vào phong cách sinh hoạt phi nghi thức.

Sở dĩ chúng tôi tiến hành phân chia như vậy là để tiện cho quá trình mô hình hóa. Bởi vì mỗi phương thức chia buồn gắn với mỗi tiểu loại phong cách sẽ cho ra các cách tạo lập khác nhau.

Có thể hình dung rằng trước khi tạo lập văn bản chia buồn, một người người tạo lập văn bản chia buồn phải xác định những yếu tố sau đây:

Một là, xét xem bản thân họ viết với tư cách cá nhân hay đại diện cho tập thể; Hai là, xét xem họ nên lựa chọn hình thức chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt nghi thức hay phi nghi thức;

Ba là, xét các yếu tố ngữ cảnh (địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp,…) trong lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu.

Sau đây, xuất phát từ nguồn ngữ liệu và quy tắc đã biện giải ở trên, chúng tôi tiến hành mô hình hóa văn bản theo từng hình thức chia buồn. Đối với mỗi mô hình chúng tôi cố gắng đưa ra một ví dụ điển hình.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)