Chiến lược lịch sự âm tính

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 68 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Chiến lược lịch sự âm tính

3.2.1.1. Dùng yếu tố rào đón

Rào đón” là “nói có tính chất thăm dò để ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng không tốt về điều mình sắp nói” [47, tr.1017].

Trong các diễn ngôn chia buồn, người nói bao giờ cũng dùng lối nói rào đón để

đảm bảo nguồn tin về cái chết: “được biết”, “được tin. Đó là “cái cớ” chắc chắn để

việc chia buồn diễn ra mà không sợ “nói hớ”.

Được biết, vừa qua tại vùng biển thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã xảy ra vụ chìm tàu nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người, trong đó có nhiều học sinh và giáo viên.

Qua các phương tiện thông tin quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được biết trong gần ba tháng vừa qua, Vương Quốc Thái Lan đã phải gánh chịu trận lũ lụt lịch sử, đã làm thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng và tài sản của Nhà nước và của nhân dân lên đến hàng ngàn tỉ đô.

Được tin báo: huynh trưởng cấp tấn Diệu Chức Tô Thanh Vụ, nguyên chánh thư kí - ủy viên tổ kiểm Ban hướng dẫn (phân ban Gia đình Phật tử tỉnh Quảng Ngãi) vừa từ trần.

Qua các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy rào đón nhằm đảm bảo không vi phạm phương châm về chất. Vì vậy, người tạo lập diễn ngôn chia buồn dùng yếu tố rào đón như một phương châm lịch sự.

3.2.1.2. Tỏ ra kính trọng

67

ngữ xưng hô, hành động yêu cầu một cách lịch sự, và hành động xin phép chia buồn.

• Tỏ rõ sự kính trọng qua từ ngữ:

 Nhắc đến người khác bằng pháp danh, bằng chức danh, chức vụ: ngài Tổng

Thư ký Liên Hợp Quốc, ngài Phối sư Thái Thế Thanh, giám đốc, chủ tịch,… Đối với người Việt, các xưng hô rất quan trọng, được coi là yếu tố đánh giá khả năng ứng xử

và trình độ văn hóa của mỗi người. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô

phong phú và đa dạng. Tùy theo mức độ thân sơ, vị trí xã hội, tuổi tác,… mà người

tạo lập văn bản có cách xưng hô cho phù hợp. Các cách xưng hô này góp phần để lời

chia buồn lịch sự hơn, tạo được hiệu quả giao tiếp.

 Dùng các động từ trang trọng chỉ cái chết: “quy tiên”, “tạ thế”, “từ trần”, “quy vị”,…những từ này cũng góp phần làm cho văn bản thêm tính lịch sự.

 Dùng tiểu từ tình thái: “nhé”, “nhỉ”. Phạm Kim Oanh trong công trình

nghiên cứu của mình đã chứng minh “trong tiếng Việt, các từ tình thái không chỉ đơn

thuần là phương tiện ngữ pháp mà nó còn là phương tiện để thể hiện phép lịch sự” [45, tr.105].

• Tỏ rõ sự kính trọng qua hành động yêu cầu:

Trong các văn bản chia buồn của nhà nước, khi cấp trên viết điện, thư cho cấp dưới, yêu cầu cấp dưới thực hiện một số công việc có tính bắt buộc. Tuy là cấp trên nhưng người tạo lập văn bản vẫn sử dụng những động từ có ý giảm mức áp đặt như “yêu cầu”, “đề nghị”.

Đảng và Nhà nước đã và đang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 7 và lũ quét. Tôi yêu cầu:[…].

Tôi đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể mở đợt vận động toàn dân quyên góp hỗ trợ các gia đình bị nạn trong cơn bão số 7 và lũ quét vừa qua.

• Tỏ rõ sự kính trọng qua hành động xin phép chia buồn:

Xin cho phép tôi, một học sinh cũ của cô, được chuyển tới cô và gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất!

68

tới gia đình những người bị hại.

Xin chị nhận từ gia đình em lời chia buồn...

Hành động xin phép là hành động xin được sự chấp thuận, cho phép, đồng ý của người nghe để người nói thực hiện một hành động nào đó có lợi cho người nói. Thông thường, hành động xin phép thường đe dọa thể diện âm tính của người nghe nhưng trong các văn bản chia buồn, người nói lại xin phép chia buồn (xin làm cái việc mà người nói nghĩ là có lợi cho người nghe), tức là cố ý hạ thấp vị thế của mình để tôn vinh thể diện dương tính của người nghe. Đây là một hành động rất lịch sự.

3.2.1.3. Bày tỏ bằng lối nói thẳng sự tiếc thương

Vô cùng thương tiếc “hội trưởng hội khuyến học Nguyễn Xuân Nhiếp”

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vô cùng thương tiếc Thái Thượng hoàng Campuchia Norodom Sihanouk, người Bạn lớn thân thiết của nhân dân Việt Nam.

Người tạo lập văn bản trực tiếp nói lên sự tiếc thương: “vô cùng thương tiếc.

Đối với cách bày tỏ sự tiếc thương, thiết nghĩ, không có cách nào hiệu quả hơn là nói trực tiếp. Vì thể hiện tình cảm một cách nồng nhiệt nên các câu trên có tính lịch sự cao.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)