Chiến lược lịch sự dương tính

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 70 - 131)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Chiến lược lịch sự dương tính

3.2.2.1. Bày tỏ sự chú ý

Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi chặt chẽ những diễn biến hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên.

Hàng ngày chúng tôi đều theo dõi qua thời sự những thông tin liên quan đến Tuấn, và cũng hy vọng những kẻ giết người sẽ bị trừng trị thích đáng.

Người tạo lập văn bản dùng các từ ngữ thể hiện sự quan tâm của mình đối với sự tình. Cách chú ý quan tâm đó là một cách để thể hiện tính lịch sự đối với người tiếp nhận văn bản.

3.2.2.2. Tán dương, bày tỏ thiện cảm

Cha Anton Phạm Đình Phùng là một linh mục mạnh mẽ, có tài, dám dấn thân vì sự thật và công lý.

69

Cũng là du học sinh, chúng tôi thật sự ngưỡng mộ tài năng của Tuấn với những thành tích Tuấn đã gặt hái được và cũng thật xót xa khi tài năng đó phải ra đi ở độ tuổi đôi mươi, độ tuổi đẹp nhất của một đời người.

Thầy là người đã “sản sinh” ra biết bao thế hệ Giáo sư đầu ngành Ngôn ngữ học (Ngữ văn) cho đất nước...

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, người Việt rất xem trọng việc người khác đánh giá mình và người thân của mình sau khi chết (hùm chết để da, người ta chết để tiếng). Bên cạnh đó, người Việt cũng quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận, người sống thường bỏ qua hết những lỗi lầm mà chỉ nhớ đến những điều tốt đẹp người chết đã làm. Vì vậy, khi nhắc đến người chết, người tạo lập văn bản có xu hướng chỉ nhắc đến những điều tốt đẹp, có khi tán dương, bày tỏ thiện cảm đối với người chết. Đây cũng là một cách thể hiện sự lịch sự.

3.2.2.3. Sử dụng những dấu hiệu báo hiệu SP1 cùng nhóm với SP2

Má ơi! Con tin gia đình ta vẫn luôn hạnh phúc và niềm vui ngay cả khi không có em Bi ở bên.

Trong câu trên, người tạo lập văn bản đã dùng từ xưng hô thân tộc đối với

người dưng (“”), và những đại từ chỉ ngôi gộp (“ta”) để đưa SP2 (và cả đối tượng

xung quanh cùng nhóm với mình) để xoa dịu nỗi đau. Khi SP1 cùng nhóm với SP2, SP2 sẽ cảm thấy mối quan hệ gần gũi, thấy được đồng cảm, nỗi đau được xoa dịu. Chính vì vậy mà cách sử dụng này mang tính lịch sự.

3.2.2.4. Nêu ra những lẽ thường

Sinh li tử biệt con người ai cũng phải có.

Đời là cõi tạm. Sống ở, thác về. Không ai mang xác phàm mà sống mãi với trần thế.

Đời là cõi tạm, cuộc sống là hư vô. Con người sống chết có số phận cả dù không mong muốn, trời xanh đã an bài.

Người tạo lập văn bản nêu những lẽ thường về sự sống và cái chết, có khi đưa cả niềm tin duy tâm (tin vào mệnh trời) để giải thích cái chết là điều không ai muốn có, muốn tránh cũng không thể tránh khỏi. Đây là một cách đưa thông tin khéo léo để kêu gọi người tiếp nhận văn bản chấp nhận thực tế mà bớt đau buồn.

70

3.2.2.5. Hứa hẹn

Hứa hẹn như đã trình bày ở mục 3.2.6. là hành động đe dọa thể diện của người nói, nhờ vậy mà tôn vinh thể diện của người nghe.

3.2.2.6. Tỏ ra lạc quan

Chúng tôi tin tưởng rằng Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm khắc phục hậu quả và ổn định tình hình.

Chúng tôi tin tưởng rằng nhân dân Mi-an-ma sẽ nhanh chóng khắc phục được hậu quả trận bão này và gia đình những người bị nạn sớm ổn định cuộc sống.

Các câu trên bày tỏ lòng tin đối với đối tượng được chia buồn chính là tỏ ra lạc

quan để nỗi đau mất người thân được giảm nhẹ. Tương tự như vậy, người nói có thể tỏ ra lạc quan bằng cách đưa ra mặt tích cực của vấn đề.

Nhất tâm cầu nguyện cho những người tử nạn sớm được sinh về cảnh giới an lành […].

Xin mọi người hiệp nguyện trong lời kinh cầu cho linh hồn ông Tađêô Trần Phú sớm hưởng nhan Thánh Chúa.

Hiệp nguyện cho bà cố Isave được hưởng bình an hạnh phúc trong nhà Cha muôn đời.

Với quan niệm “sinh kí tử quy”, người tạo lập văn bản vin vào cuộc sống hạnh

phúc sau khi chết để mong muốn người tiếp nhận văn bản sẽ có thái độ tích cực hơn sau khi tiếp nhận lời chia buồn.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày các chiến lược lịch sự trong giao tiếp. Mỗi chiến lược dùng các phương tiện khác nhau nhưng nhìn chung các chiến lược lịch sự này đều nhằm vào mục đích đạt hiệu quả cao trong giao tiếp chia buồn tiếng Việt.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu diễn ngôn chia buồn trên bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng. Chúng tôi đã đưa ra được các hành động ngôn từ thể hiện trực tiếp và gián tiếp trong các diễn ngôn chia buồn. Sau cùng, chúng tôi đề cập đến vấn đề lịch sự trong giao tiếp chia buồn và vạch ra các chiến lược lịch sự trực tiếp và gián tiếp để đạt hiệu quả chia buồn cao nhất.

71

Kết quả của chương này sẽ giúp ích cho việc tạo lập văn bản chia buồn theo mô hình mà chương hai đã vạch ra.

72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Nghiên cứu diễn ngôn chia buồn tiếng Việt là một vấn đề lí thú. Qua nghiên cứu, chúng tôi không những thấy được những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng Việt mà còn cảm nhận được cả nét đẹp văn hóa của tiếng Việt trong hành chức. Qua việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng Việt, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây:

1. Về mặt từ ngữ, bên cạnh từ thuần Việt, diễn ngôn chia buồn sử dụng một tỉ lệ

đáng kể từ Hán Việt, có sử dụng lớp từ vựng tiếng nước ngoài để thể hiện tên riêng và sử dụng một số từ ngữ tiếng Anh.

Từ Hán Việt được sử dụng nhiều do sắc thái trang trọng, tế nhị, phù hợp với không khí đám tang. Trong diễn ngôn chia buồn của tôn giáo thì Phật giáo và Cao Đài sử dụng nhiều từ Hán Việt hơn Công giáo.

Từ ngữ chỉ tên riêng có mặt trong tất cả các diễn ngôn chia buồn tiếng Việt. Tên riêng có nguồn gốc từ nhiều thứ tiếng khác nhau khi đi vào tiếng Việt có xu hướng được phiên âm, chuyển tự, viết tắt hoặc giữ nguyên dạng.

Có một số lượng từ ngữ tiếng Anh được tiếng Việt vay mượn bằng cách giữ

nguyên dạng, đặc biệt là từ ngữ chia buồn bằng tiếng Anh đang được sử dụng phổ

biến, tạo nên hiện tượng chêm xen tiếng Việt và tiếng Anh.

2. Về mặt từ loại, diễn ngôn chia buồn sử dụng nhiều tính từ, phụ từ chỉ mức độ

cao, trợ từ tình thái và thán từ để thể hiện cảm xúc. Về mặt cấu trúc câu, chủ yếu sử dụng câu đơn, nhưng câu đơn thường được viết dài do mở rộng thành phần (mở rộng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, sử dụng phụ chú ngữ) để giải thích. Bên cạnh đó, diễn ngôn chia buồn sử dụng mẫu câu đặc trưng là câu chia buồn. Mẫu câu này có thể được hiện thực hóa dưới nhiều dạng khác nhau, có thể thêm bớt thành phần nhưng vị từ chia buồn bao giờ cũng có mặt.

3. Trong diễn ngôn chia buồn, văn bản được tổ chức chặt chẽ, nhờ vào liên kết

73

được triển khai một cách xuyên suốt, nhất quán. Chính tính xuyên suốt nhất quán đó cho phép chúng tôi thiết lập được chín mô hình chia buồn tiếng Việt.

4. Về đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng, chúng tôi nêu ba trường từ vựng ngữ

nghĩa, sáu hành động ngôn từ được sử dụng phổ biến trong diễn ngôn chia buồn tiếng Việt. Thêm vào đó, chúng tôi phân tích rõ các chiến lược lịch sự trong chia buồn để việc tạo lập diễn ngôn chia buồn đạt hiệu quả cao.

Ở cả ba chương, chúng tôi phân tích đều hướng vào một mục tiêu cụ thể: chỉ ra đặc điểm của một diễn ngôn chia buồn để từ đó rút ra được cách tạo lập một diễn ngôn chia buồn hiệu quả. Chương 1 chỉ ra cách dùng từ, đặt câu chương 2 chỉ ra cách chọn lựa một mô hình chia buồn phù hợp; và chương 3 đưa ra các gợi ý về hành động ngôn từ, chiến lược lịch sự. Xâu chuỗi cả ba chương, chúng tôi thấy được các yếu tố cần thiết để tạo lập một diễn ngôn chia buồn hiệu quả.

Kiến nghị

Chúng tôi nhận thấy đề tài này có thể làm cơ sở bước đầu để đi vào nghiên cứu so sánh đặc điểm ngôn ngữ chia buồn của tiếng Việt và đặc điểm ngôn ngữ chia buồn của một số thứ tiếng khác như Anh, Pháp, Trung,… Qua đó, người nghiên cứu sẽ thấy được sự giống và khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ trong chia buồn giữa các thứ tiếng, và xa hơn là thấy được đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc ẩn sau cách sử dụng ngôn ngữ chia buồn đó.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phan Thị Ai (2011), Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của

học sinh phổ thông, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tôn Nữ Nguyệt An (2007), Sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một

số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Ngôn

ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Diệp Quang Ban (2007a), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2007b), Văn bản (giáo trình Cao đẳng Sư phạm), Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

6. Diệp Quang Ban (2010), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

7. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

8. Y Tuyn Binh, Lê Mai Oanh, Lương Thị Đại (2012), Tang lễ cổ truyền người

Mường,Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Brown, G., Yule, G., (2002), Phân tích Diễn ngôn, Trần Thuần dịch, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở Ngữ nghĩa học Từ vựng, Nxb Giáo dục, Hải

Dương.

12. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

13. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nam.

14. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2005), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

75

16. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Nguyễn Đức Dương (2003), Tìm về linh hồn tiếng Việt, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

18. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hóa Việt

Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

20. Lê Thị Kim Đính (2006), Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận

văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1998), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Thiện Giáp (2010a), 777 khái niệm Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Thiện Giáp (2010b), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

25. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt – văn Việt – người Việt, Nxb Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

26. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương

pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

28. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận Phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Thái Hòa (2006), Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

76

32. Nguyễn Hữu Hiếu (2011), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Thanh Niên,

Hà Nội.

33. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Tang ma của người H’mông ở Suối Giàng, Nxb

Thanh niên, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên) - Vũ Thị Ân (2008), Ngữ nghĩa học: Dùng cho

sinh viên và giáo viên ngành Giáo dục tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Đinh Trọng Lạc (2008), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

37. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Nguyễn Thái Hòa (2008), Phong cách học tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Vĩnh Phúc.

38. Trần Gia Linh (2011), Câu đối dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa

Dân tộc, Hà Nội.

39. Lyons, J. (2009), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nguyễn Văn Hiệp dịch, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

40. Trần Thị Yến Nga (2008), Quán ngữ tình thái tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ Ngôn

ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

41. Phan Ngọc (2009), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

42. Lãng Nhân (1965), Hán văn tinh túy,Nxb Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn.

43. Nhất Như, Phạm Cao Hoàn (2004), Nghệ thuật câu đối, Nxb Tổng hợp Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

44. Tây Hồ Bùi Tất Niên (1999), Gia lễ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh.

45. Phạm Kim Oanh (2003), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ

khoa học chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh.

46. Phạm Thị Oanh (2011), Khảo sát từ ngữ Thiên Chúa giáo trong Tiếng Việt,

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh.

77

48. Hồng Phi, Kim Thoa (2005), Phong tục lễ nghi dân gian Trung Quốc, Nxb

Thuận Hóa, Thừa Thiên – Huế.

49. Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Nghệ An,

Nghệ An.

50. Trần Lê Sáng (chủ biên) (2002), 3000 hoành phi câu đối Hán Nôm, Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

51. Đặng Đức Siêu (2006), Dạy và học từ Hán Việt ở trường Phổ thông, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

52. Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của Phật giáo, Viện Nghiên cứu

Phật Học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

53. Nguyễn kim Thản (1997), Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

54. Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, Nxb Phương

Đông, Hà Nội.

55. Võ Văn Thành (2009), Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong

lĩnh vực thương mại, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

56. Phan Thuận Thảo (1999), Tục lệ cưới gả, tang ma của người Việt xưa, Nxb

Thuận Hóa, Thừa Thiên - Huế.

57. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

58. Trần Ngọc Thêm (2000), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

59. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

60. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

61. Trần Thị Tính (2005), Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng),

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh.

78

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh.

63. Kim Cương Tử (chủ biên) (1998), Từ điển Phật học Hán - Việt, Nxb Khoa học

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt (Trang 70 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)