Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không quốc tịch

Một phần của tài liệu một số vấn đề cơ bản về quốc tịch việt nam (Trang 64 - 65)

M ỤCLỤC

3.2.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không quốc tịch

Thứ nhất, do có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch. Cùng một vấn đề về quốc tịch nhưng các nước lại quy định khác nhau về trình tự, thủ tục về điều kiện nhập, thôi quốc tịch, về nguyên tắc xác định quốc tịch thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng không quốc tịch. Ta có thể lấy ví dụ về nguyên tắc xác định quốc tịch như sau. Giả sử hai vợ chồng A và B là công dân của nước X sang nước Y làm việc và sinh sống, trong thời gian ở nước Y vợ chồng A và B đã sinh ra người con C. Theo quy định của Luật quốc tịch nước X thì C sẽ mang quốc tịch của nước Y (theo nguyên tắc nơi sinh), tuy nhiên theo quy định pháp luật quốc tịch của nước Y thì C sẽ mang quốc tịch nước X (theo nguyên tắc huyết thống). Và như vậy, C có nguy cơ trở thành người không quốc tịch do có sự quy định khác nhau về việc xác định quốc tịch.

GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài

Thứ hai, khi một người đã mất quốc tịch cũ mà chưa có quốc tịch mới. Đây là trường hợp khá rõ ràng có thể do cá nhân đó bị tước quốc tịch hoặc được một Nhà nước nào đó cho thôi quốc tịch.

Ví dụ như một công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của một quốc gia khác và khi được Nhà nước Việt Nam có quyết định cho người này thôi quốc tịch Việt Nam tuy nhiên vì một lý do nào đó mà những cá nhân này vẫn chưa được nhập quốc tịch mới. Và như vậy, trong thời gian mà cá nhân này chưa được nhập quốc tịch mới thì sẽ rơi vào tình trạng người không quốc tịch.

Thứ ba, khi trẻ em được sinh ra cha, mẹ là người không quốc tịch. Theo khoản 1 Điều 17 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định: “Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”. Quy định này đã tạo điều

kiện cho trẻ em có cha, mẹ là người không quốc tịch sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam nhằm hạn chế tình trạng không quốc tịch. Tuy nhiên, nếu xét đến trường hợp cha, mẹ là người không quốc tịch nhưng chỉ tạm trú tại Việt Nam thì khi sinh con quốc tịch của đứa trẻ đó ra sao thì luật không quy định. Trong khi Việt Nam là quốc gia xác lập quốc tịch của đứa trẻ theo hai nguyên tắc huyết thống và nơi sinh. Nếu theo nguyên tắc huyết thống thì cha, mẹ đứa trẻ là người không quốc tịch cho nên đứa trẻ không thể theo quốc tịch của cha mẹ. Do đó, nguyên tắc huyết thống không thể áp dụng được cho đứa vì cha, mẹ của đứa trẻ là người không quốc tịch. Nếu áp dụng theo nguyên tắc nơi sinh thì Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định chỉ áp dụng đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha, mẹ là ai (khoản 1 Điều 18) nhưng trong trường hợp này đứa trẻ hoàn toàn xác định được cha mẹ của mình là người không quốc tịch. Cho nên đứa trẻ trong trường hợp này sẽ rơi vào tình trạng không quốc tịch.

Từ những nguyên nhân trên ta thấy hiện nay vẫn còn rất nhiều trường hợp một cá nhân có thể không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào vì những nguyên nhân khác nhau. Do vậy, vấn đề không quốc tịch đã gây ra những khó khăn nhất định cho cả Nhà nước và cá nhân mang quốc tịch.

Một phần của tài liệu một số vấn đề cơ bản về quốc tịch việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)