M ỤCLỤC
3.1.1 Nguyên nhân của tình trạng hai hay nhiều quốc tịch
Thứ nhất, Trong trường hợp xin nhập quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc
tịch cũ. Đây là vấn đề khá phổ biến đối với thực trạng hai hay nhiều quốc tịch. Khi một cá nhân đang mang quốc tịch của quốc gia nhất định, nhưng cá nhân này lại muốn nhập quốc tịch của một hay nhiều quốc gia khác sẽ dẫn đến trình trạng hai hay nhiều quốc tịch. Do các nước có cách tiếp cận khác nhau về quốc tịch cho nên có những quy định khác nhau đối với vấn đề hai hay nhiều quốc tịch. Nếu như các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Thủy Điển, Đức…chủ trương thực hiện quy tắc một quốc tịch triệt để. Các nước này đưa ra
những quy định nhằm đảm bảo tối đa nguyên tắc một quốc tịch. Chẳng hạn người nước ngoài muốn nhập quốc tịch của các nước này thì phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình, công dân của các nước này nếu tự nguyện nhập quốc tịch của nước ngoài sẽ tự động mất quốc tịch gốc.Tuy nhiên Luật quốc tịch một số nước mặc dù quy định công dân chỉ mang một quốc tịch, nhưng lại không quy định khi một người xin nhập quốc tịch không bắt buộc phải thôi quốc tịch của quốc gia mình. Trong khi đó một số nước như Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Canada..lại áp dụng nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo, người nước ngoài nhập quốc tịch của những nước này không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng không quy định khi người Việt Nam gia nhập quốc tịch nước ngoài thì phải thôi quốc tịch Việt Nam. Việc không quy định như vậy sẽ dẫn đến trường hợp khi công dân Việt Nam khi gia nhập quốc tịch nước ngoài thì sẽ trở thành người hai quốc tịch. Về mặt pháp lý, những người này vẫn được xem là còn quốc tịch Việt Nam. Nhưng trên thực tế, địa vị pháp lý của những kiều bào này lại không rõ ràng và không có điều kiện thực hiện các quyền, nghĩa vụ của một công dân Việt Nam. Điều đó sẽ gây khó khăn cho bản thân người xin nhập quốc tịch nước ngoài và còn cho cả Nhà nước mà cá nhân đó xin nhập quốc tịch. Về vấn đề này ta có thể dẫn chứng một tình huống khó xử: “Một công dân Việt Nam sang Hoa Kỳ, nhập quốc tịch Hoa Kỳ, sau đó về nước kết hôn với một công dân Việt Nam. Trong trường hợp này, nếu ghi người đó mang quốc Hoa Kỳ thì vô hình trung Việt Nam đã từ bỏ “chủ quyền” của mình. Còn ghi quốc tịch Việt Nam thì phía Hoa Kỳ không cho họ xuất cảnh quay trở lại Hoa Kỳ”.
Thứ hai, khi cá nhân được hưởng quốc tịch mới do kết hôn hoặc được nhận làm con nuôi người nước ngoài. Chẳng hạn, một người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, theo pháp luật nước mình thì người đó vẫn giữ nguyên quốc tịch (pháp luật Hoa Kỳ, Pháp) và pháp luật Việt Nam cũng quy định tại Điều 9 Luật Quốc tịch 2008: “Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có)”, trong khi đó pháp luật của nước mà người chồng có quốc tịch lại quy định người phụ nữ đó đương nhiên mang quốc tịch của người chồng (pháp luật Braxin, Anh). Trong trường hợp trên người phụ nữ sẽ rơi vào trường hợp hai quốc tịch.
Thứ ba, xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư đồng thời cũng dựa trên các điều kiện chính trị, văn háo, xã hội đặc thù của mình mà các quốc gia có thể có các quy định khác nhau về cách thức hưởng và mất quốc tịch của quốc gia.
GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài
Sự khác biệt này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hai hay nhiều quốc tịch. Chẳng hạn, một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có hai quốc tịch nếu như cha mẹ đứa trẻ mang quốc tịch của một quốc gia xác định quốc tịch gốc dựa trên nguyên tắc quyền huyết thống (JusSanguinis) đồng thời đứa trẻ đó lại được sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia xác định quốc tịch gốc theo nguyên tắc nơi sinh (Jus Soli). Ngoài ra, tình trạng hai hay nhiều quốc tịch do một số nguyên nhân khác như: Trong trường hợp trẻ em sinh ra có cha và mẹ mang hai quốc tịch khác nhau và luật quốc tịch của cha và mẹ đều xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống. Nếu trong trường hợp này cha và mẹ của đứa trẻ không thỏa thuận được với nhau về việc đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của ai và cả hai đều muốn đứa con mang quốc tịch của mình. Như vậy trong trường hợp này nếu mỗi người tự đăng ký khai sinh cho con mình thì đứa trẻ có nguy cơ mang hai quốc tịch. Ngoài ra có cả những trường hợp mà cá nhân mang quốc tịch của nhiều nước khác nhau nhưng không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân họ mà phụ thuộc vào quy định pháp luật của nước mà quy định họ có quốc tịch, mà đôi khi việc có quốc tịch của các nước đó là hoàn toàn ngoài ý muốn. Có thể đưa ra ví dụ như sau: Một phụ nữ Pháp kết hôn với một đàn ông Venezuela, trong một chuyến du lịch, họ sinh một bé gái. Theo quy định của pháp luật 2 nước Pháp và Venezuela lấy quốc tịch theo huyết thống của cha mẹ, tất nhiên con gái của họ mang quốc tịch của hai nước. Nhưng cháu bé lại ra đời trên một chiếc máy bay của công ty hàng không Mexico, theo quy định của Luật quốc tịch Mexico, bất kể đứa bé nào ra đời trên máy bay, tàu thuyền của họ, đều được coi là công dân Mexico. Và chiếc máy bay này đang bay trên bầu trời của nước Anh, cũng theo quy định của Luật quốc tịch nước Anh, bất kể ai ra đời trên nước Anh hay các khu vực khác thuộc lãnh thổ của Anh, đều là công dân của Anh19. Do vậy, cháu bé gái này sẽ mang quốc tịch của 4 nước: Pháp, Venezuela, Mexico và Anh. Từ những nguyên nhân trên, ta thấy vấn đề hai hay nhiều quốc tịch gây ra những khó khăn nhất định.