Giải pháp vấn đề hai quốc tịch

Một phần của tài liệu một số vấn đề cơ bản về quốc tịch việt nam (Trang 70 - 71)

M ỤCLỤC

3.4.2 Giải pháp vấn đề hai quốc tịch

Thứ nhất, Ðể bảo đảm tính xuyên suốt, truyền thống của nguyên tắc một quốc tịch, đồng thời được áp dụng một cách mềm dẻo hơn, khắc phục được mâu thuẫn trong Luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, Luật tiếp tục khẳng định nguyên tắc một quốc tịch và nguyên tắc này một lần nữa được khẳn định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, Trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Có thể nói, phải

mất rất nhiều năm để có thểm thêm mấy chữ “ trừ trường hợp Luật này quy định khác”. Vào nguyên tắc một quốc tịch. Bên cạnh đó Luật Quốc tịch Việt Nam đã

đưa ra một số trường hợp ngoại lệ công dân Việt Nam có thể mang hai quốc tịch. Những trường hợp ngoại lệ này là những trường hợp được Chủ tịch nước cho phép khi xin nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Ðiều 19), xin trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Ðiều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Ðiều 37) và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng vẫn mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Ðiều 13). Như vậy, theo những quy định này thì ta đã thừa nhận hai quốc tịch của công dân Việt Nam. Tuy nhiên, Việc quy định như vậy sẽ tới những rắc rối phát sinh do xung đột quốc tịch nếu thừa nhận tình trạng hai quốc tịch. Theo bản thân người viết thì

GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài

Luật Quốc tịch Việt Nam cần quy định rõ trường hợp nào phải dùng quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào dùng quốc tịch nước ngoài, trường hợp nào được quyền lựa chọn quốc tịch.

Thứ hai, là trường hợp nhập quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch củ. Trên thực tế trong gần ba triệu kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, phần đông đều đã nhập quốc tịch nước sở tại nơi họ đang sinh sống nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Do đó, để giải quyết vấn đề này ta cầ ký kết các hiệp định quốc tế song phương với các quốc gia hữu quan trên thế giới. Bên cạnh đó Luật Quốc tịch Việt Nam đưa ra biện pháp cưởng chế là yêu cầu những người nhập quốc tịch nước ngoài phải tự nguyện nộp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Thứ ba, là vấn đề xung đột pháp luật quốc tịch giữa các quốc gia, do đó nên xây dựng các điều ước quốc tế quy định các vấn đề hai hay nhiều quốc tịch. Hiện Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định:“Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành Viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”.

Tuy nhiên ta có thể quy định một cách cụ thể trong luật là khi có sự xung đột phát luật quốc tịch giữa Việt Nam với một quốc gia khác về vấn đề hai hay nhiều quốc tịch, thì cá nhân đó sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu Việt Nam và nước đó chưa có ký kết điều ước quốc tế. Do Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 trong một số trường hợp ngoại lệ công nhận công dân Việt Nam có hai quốc tịch.

Một phần của tài liệu một số vấn đề cơ bản về quốc tịch việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)