M ỤCLỤC
2.2 Nội dung của quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền của Nhà nước đối với công dân. Ngày nay, trong mọi hoạt động của Nhà nước, thì quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được mở rộng đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội. Song song đó yêu cầu của Nhà nước đối với người dân cũng lớn hơn, đòi hỏi họ phải sử dụng đầy đủ hơn, tích cực hơn các quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ công dân của mình. Nhưng để có quyền và nghĩ vụ công dân thì một cá nhân trước hết phải mang tư cách công dân của một Nhà nước nhất định, nghĩa là cá nhân đó phải có quốc tịch của một Nhà nước nhất định. Quốc tịch của một cá nhân là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên quyền và nghĩa vụ công dân, nó làm cho mọi công dân có ý thức rõ ràng và đầy đủ hơn về địa vị pháp lý của mình trong xã hội. Quyền và nghĩa vụ công dân trong pháp luật việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đây là cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của mình và động viên mọi công dân tham gia vào các hoạt động Nhà nước. Theo đó Hiến pháp năm 1992 tại Điều 49 quy định;
“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” và tại Điều 52 lại khẳng định các quyền phải có của một công dân, đó là:
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, dân sự và xã hội được tôn trọng, thể hiện các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy người được xác định là có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong các trường hợp sau: