M ỤCLỤC
3.4.3 Giải pháp vấn đề xin nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Thứ nhất, để tạo điều kiện cho người nước ngoài và người không quốc tịch nhập quốc tịch Việt Nam để được đầu tư, làm ăn sinh sống đặc biệt là vấn đề thể thao... Do đó theo ý kiến của người viết, ta nên quy định điều kiện về thời gian thường trú của người nước ngoài, người không quốc tịch là 2 năm. Việc quy định thời gian 2 năm là phù hợp với tình hình phát triển của đất nước ta cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nước ngoài người không quốc tịch nhập quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, Theo quy định thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có tên gọi Việt Nam, việc xác định như thế nào là tên gọi Việt Nam thì luật chưa quy định. Theo ý kiến của người viết, trong trường hợp này cần phải quy định rõ về cơ cấu cũng như hình thức của tên gọi Việt Nam, nhằm tạo cơ sở cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam hiểu rõ hơn như thế nào là tên gọi Việt Nam để từ cơ sở
đó người nước ngoài,người không quốc tịch có thể nhập quốc tịch Việt Nam một cách dễ hơn trong việc xác định tên gọi của mình.
Thứ ba, điều chỉnh thủ tục hành chính trong vấn đề quốc tịch được quy định tại điều 38 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. Theo người viết thì cần xây dựng cơ chế để Chủ tịch nước uỷ quyền cho Chính phủ thực hiện việc cho thôi, nhập, tước quốc tịch. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền của Chính phủ để ký quyết định hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc cho thôi quốc tịch. Riêng thẩm quyền quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể quy định cho Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài
PHẦN KẾT LUẬN
Qua tiềm hiểu các vấn đề về quốc tịch Việt Nam ta thấy quốc tịch là một yếu tố rất cần thiết đối với chúng ta cũng như đối với Nhà nước. Để được gọi là công dân của một Nhà nước Việt Nam thì trước hết một cá nhân phải có quốc tịch của Nhà nước Việt Nam. Và khi có quốc tịch của Nhà nước Việt Nam thì cá nhân đó sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân như quyền bầu cử, ứng cử, ... Quốc tịch và quyền công dân là hai yếu tố gắn liền với nhau, nếu không có quốc tịch của một Nhà nước mà cá nhân đó đang sinh sống thì cá nhân đó sẽ không có quyền công dân tại nước đó, bởi quốc tịch là một chế định pháp lý thể hiện mối quan hệ hai chiều tương ứng lẫn nhau giữa một bên là Nhà nước và một bên là công dân.
Qua các thời kỳ, pháp luật quốc tịch Việt Nam ngày một hoàn thiện, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế qua từng năm đổi mới và xu hướng phát triển chung của thế giới. Cũng giống như các nước khác trên thế giới pháp luật về quốc tịch Việt Nam cũng quy định các trường hợp có quốc tịch và mất quốc tịch và các vấn đề khác có liên quan đến quốc tịch. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử của đất nước và chế độ chính trị mà các quy định về quốc tịch cũng có một số điểm khác nhau. Tuy vậy, pháp luật quốc tịch của Việt Nam là một văn bản pháp lý hoàn chỉnh quy định các trình tự thủ tục phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Văn bản pháp lý gần đây nhất là Luật quốc tịch 2008, đây là văn bản khá toàn diện so với các văn bản từ năm 1975 đến năm 1998. Mỗi một văn bản là một quá trình thể hiện sự phát triển về mặt lập pháp của Nhà nước tuy khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn nhằm vào mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.
Trong bài luận văn này người viết chủ yếu chỉ dựa trên Luật Quốc tịch năm 2008 cùng với các văn bản có liên quan để làm rõ các quy định về pháp Luật Quốc tịch của Việt Nam. Tuy nhiên, do xã hội không ngừng phát triển và đến một thời gian nào đó những quy định của pháp luật sẽ không còn phù hợp và Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng không ngoại lệ đến một thời gian nào đó nó sẽ trở nên lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thực tế. Cho nên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài ngoài việc phân tích các qui định của pháp Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 người viết đưa ra những điểm hạn chế của luật, từ đó có những biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện luật. Đối với bản thân người viết thì đây chỉ là một số điều được nhận thấy trong quá trình tìm hiểu về quốc tịch Việt
Nam và đề xuất của người viết có thể chưa mang tính khoa học nhưng đó là những gì mà bản thân người viết đúc kết được qua một thời gian tìm hiểu về vấn đề về quốc tịch trong Luật Quốc tịch Việt Nam. Do đó, để hoàn thiện được tất cả các nội dung mà Luật Quốc tịch Việt Nam còn hạn chế, bên cạnh bản thân phấn đấu không ngừng học hỏi, tìm hiểu mà người viết còn rất mong được sự đóng gớp ý kiến của thầy cô để bản thân người viết được nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề quốc tịch và hy vọng các giải pháp có thể áp dụng trên thực tế gớp phần hoàn thiện Luật Quốc tịch Việt Nam.
GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001- NXB Chính trị Quốc gia – hà Nội năm 2008; 2. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998;
3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005;
4. Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2005; 5. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008;
6. Thông tư 146/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch;
7. Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2009 và thay thế Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 55/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;
8. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989;
9. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công An Nhân Dân, năm1997
10. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 1999;
11. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội, năm 1999;
12. Tập Bài giảng Luật Hiến pháp (phần 1) – Biên soạn: Phạm Thị Diệu Hiền – Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ năm 2002;
13. Tập bài giảng Tư pháp Quốc tế, Th.s Diệp Ngọc Dũng – Th.s Cao Nhất Linh, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ năm 2002;
14. Tập chí Luật học tháng 6-2009 chuyên đề Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Bài làm còn được tham khảo trên các trang web:
16. http://Thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/01/3469- 3/009 17. http://www.baomoi.com/Info/Van-de-dua-con-nuoi-ra-nuoc- ngoai/82/3433006.epi 18. http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=173543&Catid= 23 19. http://tintucvietduc.de/index.php?option=com_alphacontent§io n=1&cat=5&task=view&id=598&Itemd=26-Theo SHCD Cập nhật (03/06/2006)