M ỤCLỤC
3.3.2 Thực trạng vấn đề xin nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào đầu tư ở Việt Nam để sinh sống làm ăn lâu dài. Để thuận tiện cho việc làm ăn lâu dài của mình tại Việt Nam cho nên họ muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Nhưng trên thực tế vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam còn khá khó khăn cho việc nhập quốc tịch của người nước ngoài và người không quốc tịch do những quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Thư nhất, Theo khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy địnhcông dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam
có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy
định của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Từ những điều kiện mà Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định ta có thể nhận thấy rằng người nước ngoài, người không quốc tịch mà muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thỏa điều kiện là phải thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở
lên, mà thời gian 5 năm này đòi hỏi phải liên tục chứ không phải tất cả các thời gian thường trú đứt quãng tại Việt Nam được công lại. Có thể nói đây là điều
kiện khó khăn đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam. Thứ hai, theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Năm năm
2008 thì “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam”. Nhưng trên thực tế chưa có văn bản nào quy định về cơ cấu cũng như hình thức như thế nào là tên gọi Việt Nam.
Thứ ba, nên cải cách hành chính trong việc cho nhập, thôi, tước, trở lại, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Theo quy định tại điều 38 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đều thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
nước. Bên cạnh đó hồ sơ phải chuyển qua nhiều khâu: thụ lý, xác minh, chuyển đến Bộ Ngoại giao, chuyển đến Bộ Tư pháp, trình Văn phòng Chủ tịch nước. Tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hồ sơ được tập hợp và gom lại theo từng đợt mới được chuyển về nước nên nhiều khi chậm trễ, thời gian giải quyết bị kéo dài, thậm chí có trường hợp bị thất lạc.