M ỤCLỤC
2.8.1 Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định các trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam tại khoản 1 Điều 23 như sau:
Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này
có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch;
GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
e) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này
Theo đó những đối tượng trên đây nếu có nhu cầu trở lại quốc tịch việt Nam thì làm đơn gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xin phép được trở lại quốc tịch Việt Nam, tuy nhiêm bản thân họ cũng phải thỏa mãn một số yêu cầu của Nhà nước, chẳng hạn như đối với trường hợp xin hồi hương về Việt Nam thì ngoài các quy định mang tính thủ tục, bản thân họ đồn thời cũng thể hiện thái độ chính trị rõ ràng. Một số trường hợp trước đây bị mất quốc tịch Việt Nam do rơi vào các trường hợp liên quan đến tính chất chính trị, nếu như việc Nhà nước cho chấp nhận trởi lại quốc tịch mà không xem xét đến thái độ quan điểm chính trị của người xin trở lại quốc tịch, thì có thể khó tránh khỏi trường hợp sau này họ lại tiếp tục tái phạm làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước Việt Nam. Chính vì để hạn chế một số trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam gây ra những bất lợi cho Nhà nước Việt Nam cho nên khoản 2 Điều này tiếp tục quy định: “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia Việt Nam”.
Tuy nhiên Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện cho người mà trước đây đã
mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam, cụ thể quy định này được thể hiện tại khoản 2 Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam”. Khi rời khỏi Việt Nam, họ xin thôi quốc tịch Việt Nam để đủ điều kiện gia nhập quốc tịch của quốc gia nơi họ sinh sống. Nhưng vì một lý do nào đó, khi trở về nước họ trở thành người không quốc tịch. Trong trường hợp này, đương sự đã gặp rất nhiều khó khăn để ổn định cuộc sống. Do đó, ngoài mục đích quản lý Nhà nước về quốc tịch, cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ, giảm bớt một số loại giấy tờ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Trong tất cả các trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam hay trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy địn tại Luật Quốc tịch năm 2008 thì yêu cầu của Nhà nước
Việt Nam là người xin nhập hay xin trở lại quốc tịch Việt Nam đều phải từ bỏ quốc tịch mà mình đang có, cụ thể được quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch hiện hành thì: Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài,, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao động đặc biệt đóng gớp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đang sống ở nước ngoài có lại quốc tịch Việt Nam, do trước đây vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà buộc họ phải từ bỏ quốc tịch việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài cho phù hợp hơn với hoàn cảnh sống. Bên cạnh đó việc quy định được giữ lại quốc tịch Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không còn quốc tịch Việt Nam có nhiều cơ hội xem xét lại quốc tịch Việt Nam. Đồng thời với việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam Nhà nước cũng có một số thuận lợi nhất định bằng việc đầu tư của một bộ phận dân cư nước ngoài vào trong nước gớp phần nào đó cho sự phát triển của Nhà nước đồng thời Nhà nước ta cũng tạo điề kiện cho họ thực hiện quyền công dân của mình như bầu cử, ứng cử, các quyền liên quan đến dân sự…