Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên

Một phần của tài liệu một số vấn đề cơ bản về quốc tịch việt nam (Trang 32 - 35)

M ỤCLỤC

2.2.4 Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định rất khác nhau về quốc tịch của con nuôi chưa thành niên là trẻ em Việt Nam và trẻ em người nước ngoài, cụ thể việc quy định đó được thể hiện tại Điều 37. Theo đó quốc tịch của trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi được quy định tại

GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài

khoản 1 Điều 37 như sau: “Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”.

Luật quốc tịch quy định trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, vấn đề đặt ra là trẻ em là công dân Việt Nam được giữ quốc tịch Việt Nam cho đến khi nào thì trong luật chưa làm rõ, có thể là khi đứa trẻ này có đủ quyền để chọn lựa quốc tịch cho mình. Việc quy định giữ quốc tịch Việt Nam cũng tạo ra một số thuận lợi cho trẻ em là công dân Việt Nam khi được làm con nuôi của người nước ngoài là việc đứa trẻ này vẫn được Nhà nước Việt Nam bảo hộ và cho hưởng đầy đủ các chính sách như trẻ em đang sinh sống trong nước nhưng điểm bất lợi cho đứa trẻ đó chính là hoàn cảnh thực tế. Nếu đứa trẻ được người nước ngoài nhận làm con nuôi không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mà sống trên lãnh thổ của cha mẹ nước có quốc tịch, thì các chính sách bảo hộ của Nhà nước Việt Nam bị hạn chế, và nếu người nhận đứa trẻ làm con nuôi không xác lập quốc tịch cho đứa trẻ theo pháp luật quốc tịch của họ thì càng gặp nhiều bất lợi hơn. Trong khi đó nếu cha mẹ nuôi xác lập quốc tịch thì sẽ dẫn đến trình trạng hai quốc tịch mà theo xu hướng chung của các nước đang dần hạn chế tình hình đó, và trình trạng một cá nhân mang hai quốc tịch cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn về bảo vệ quyền ngoại giao với người hai quốc tịch.

Do đó, để hạn chế mâu thuẫn trong việc bảo hộ ngoại giao và trình trạng hai quốc tịch, trong hiệp định về con nuôi giữa Việt Nam và các nước đã đưa ra nội dung rằng các nước ký kết cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ đến một độ tuổi nhất định (theo pháp luật của các nước nhận nuôi chẳn hạn như Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 tại khoản 4 Điều 37 quy định: “Quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thay đổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó”) được lựa chọn quốc tịch. Theo số liệu thống kê cho thấy từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2009 trở lại đây có khoản 6.000 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi15. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ký các hiệp định về nuôi con nuôi với Italia, Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Canada, Ireland, Thụy Điển và Hoa Kỳ và đang chuẩn bị tham gia Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế16. Hiện Việt Nam đưa ra nguyên tắc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi tại

15 http://www.baomoi.com/Info/Van-de-dua-con-nuoi-ra-nuoc- ngoai/82/3433006.epi 16 http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=173543&Catid=23

những nước đã ký hiệp định song phương, còn những người tại những nước chưa ký hiệp định thì không thể xin con nuôi Việt Nam được. Ví dụ, với Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sỹ, Đức, Australia và rất nhiều nước vốn trước đây thường xin con nuôi Việt Nam.

Việc cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài đang là vấn đề được quan tâm, nhất là tình hình phát triển của đứa trẻ sau khi được nhận làm con nuôi. Nhằm bảo hộ cho trẻ em là công dân nước mình, pháp luật Việt Nam quy định trẻ em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho đến khi đủ 18 tuổi thì đứa trẻ này có quyền lựa chọn quốc tịch cho mình, hoặc giữ quốc tịch Việt Nam hoặc thay đổi theo cha mẹ nuôi. Điều này có thể xem là hợp lý nhưng trong trường hợp đứa trẻ là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì phải thay đổ quốc tịch thành quốc tịch Việt Nam như quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: “Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi”. Pháp luật Việt Nam mặc nhiên thừa nhận trẻ có quốc tịch Việt Nam trong trường hợp này, trong khi đó tại khoản 1 Điều 37 luật lại quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam được người có quốc tịch nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”. Vì mục đích bảo hộ cho trẻ em là người Việt Nam pháp luật nước ta thừa

nhận đứa trẻ này vẫn giữ quốc tịch cho đến khi nào đứa trẻ đó có đủ quyền xin thôi quốc tịch Việt Nam để giữ quốc tịch nước ngoài theo quốc tịch của cha mẹ nuôi. Nếu pháp luật nước ta hướng tới mục đích bảo hộ thì pháp luật nước ngoài cũng hướng tới mục đích đó mà bảo vệ cho công dân nước mình bằng cách có những quy định tương tự như pháp luật Việt Nam thì đứa trẻ đó sẽ có hai quốc tịch, gây nên những khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với cả hai nước mà đứa trẻ đó mang quốc tịch. Điều này có thể gây nên những mâu thuẫn lớn trong luật pháp của các nước nhận con nuôi và nước cho con nuôi. Tuy nhiên việc quy định như vậy luật pháp cũng có cái lý riêng, đó là sự thừa nhận trách nhiệm của mình đối với cá nhân được nhận làm con nuôi, Nhà nước ta xem đứa trẻ đó là công dân Việt Nam và có những chính sách bảo hộ tốt nhất cho đứa trẻ cũng như tại khoản 1 Điều này nếu như luật Việt Nam quy định đứa trẻ đó vẫn giữ quốc tịch Việt Nam khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì có thể nước nhận làm con nuôi cũng có thể quy định đứa trẻ có quốc tịch nước đó ngay từ lúc làm thủ tục nhận làm con nuôi nên trình trạng đứa trẻ mang hai quốc tịch là không tránh khỏi. Nhưng xét về mặt thực tế thì việc quy định như vậy tạo

GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Hà Văn Tài

nên sự khó khăn trong xu hướng hòa nhập hiện nay, nếu chúng ta quy định trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì chúng ta cũng cần theo nguyên tắc có đi có lại, là cho phép trẻ em người nước ngoài được người việt Nam nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch nước ngoài theo sự lựa chọn của họ. Khi một đứa trẻ là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật này. Cũng giống như các trường hợp khác, khi cha mẹ có sự khác biệt về quốc tịch thì quốc tịch của con sẽ do sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ. Nhưng trên thực tế, nếu trẻ em là công dân Việt Nam mà được vợ chồng, trong đó một người là công dân Việt Nam người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì quốc tịch của trẻ em đó ra sao? Trong trường hợp này Luật có thể quy định, nếu như cha mẹ nuôi không thảo thuận được bằng văn bản thì trẻ em có quốc tịch Việt Nam nếu trẻ em thường trú trên lãnh thổ Việt Nam hoặc sẽ trở thành người không quốc tịch.

Một phần của tài liệu một số vấn đề cơ bản về quốc tịch việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)