Biểu tượng vườn trong văn hóa Trung Quốc – niềm nuối tiếc về

Một phần của tài liệu biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng (Trang 39 - 41)

về một thiên đường đã mất

Cũng như nhiều dân thuộc nhiều vùng khác nhau trên thế giới, cuộc sống của người Trung Hoa cổ đại phát triển từ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên (săn bắn, hái lượm) cho tới biết tự cải tạo cuộc sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt). Nơi con người canh tác, chăn nuôi ấy chính là những khu vườn nguyên thủy của người Trung Quốc.

Bởi gắn liền với cuộc sống của con người ngay từ thuở hồng hoang, vườn có vị trí rất quan trọng trong tâm thức người Trung Quốc cổ đại. Nó là một Thiên đường chốn trần gian với ý nghĩa sơ khởi ban đầu là nơi có thể cung cấp đầy đủ thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người. Thế nhưng, cuộc sống của những con người cổ xưa ấy cùng những khu vườn của họ phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và bản thân họ không thể lý giải được những hiện tượng của vũ trụ tác động vào nơi họ trồng trọt, canh tác. Thế giới quan thần thoại đã đáp ứng được nhu cầu giải thích thế giới của con người. Theo thần thoại từ ngàn xưa của đất nước này, khu vườn đầu tiên nằm trên đỉnh Côn Luân – nơi cư trú giữa nhân gian của các vị thần có tên là Huyền Phố - một khu vườn treo. Ai leo lên được khu vườn thần tiên này thì có thể hô mưa, gọi gió. Cũng như nhiều nơi khác trên đỉnh Côn Luân, nơi đây có những suối nước trong vắt, ngọt ngào, nhiều của sản vật hiếm có trên đời và hoa thơm cỏ lạ:

Mộc hòa là loại lứa nước thân gỗ, cao bốn trượng, thân cây rất to, phải năm người ôm mới xuể. Phía đông mộc hòa là cây sa đường và cây lang can. Quả sa đường giống như quả mận nhưng không có hạt, người ăn vào có thể nổi trên mặt biển, xuống nước không chìm…Cây văn ngọc ở phía bắc mộc hòa là đẹp nhất, trên cây mọc đầy ngọc quý muôn màu muôn vẻ, diễm lệ lạ thường” [78, tr.26].

Huyền Phố đi lên nữa sẽ vào tới Thiên Đình – là nơi ở của Thiên Đế đồng thời cũng có thể trở thành thần linh. Vườn trong thần thoại Trung Hoa cổ đại

là biểu tượng của thiên đường chốn nhân gian, là nơi cư trú của thần tiên, là biểu tượng của sự trường sinh bất tử và quyền năng tối thượng.

Theo các tác giả cuốn Lịch sử văn hóa Trung Quốc, vườn cảnh Trung Hoa bắt đầu được xây dựng từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ - thời Thương và Tây Chu (tức thế kỷ XII trước công nguyên). Khi đó, các chủ nô dựa vào khung cảnh thiên nhiên, đã khoanh một vùng đất để trồng cây cỏ, nuôi động vật, làm nơi săn bắn, giải trí và tiến hành các nghi lễ. Đến thời Hán, vườn tược đã được xây dựng ở nhiều nơi với bố cục tổng thể được tổ chức hợp lý khiến cho vườn cảnh được bố trí rất tự nhiên. Thời kỳ này mở đầu cho nghệ thuật xây dựng vườn cảnh Trung Quốc. Sang thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc Triều, vườn cảnh Trung Quốc phát triển theo hướng rừng cây và sơn thủy tự nhiên (lấy sơn thủy làm chủ đề để tạo nên cảnh sắc núi rừng là mục đích chủ yếu). Đến hai đời Đường, Tống, những khu vườn phỏng theo cảnh “Thọ sơn Cấn nhạc” – lấy núi đá kỳ dị và hang động âm u làm trung tâm (ở tây bắc Biện Kinh) được xây dựng trong thành phố gọi là những khu vườn cảnh trong thành phố. Thời Minh – Thanh là thời kỳ tổng hợp của nghệ thuật vườn cảnh. Ngoài vườn rừng rộng lớn của hoàng gia còn có nhiều vườn tược của tầng lớp sỹ đại phu được xây dựng trong đô thành. Vườn cảnh của hoàng gia được xây dựng ở ngoại thành Bắc Kinh với bố cục tổng thể dựa trên sơn thủy tự nhiên kết hợp với bàn tay tu sửa của con người tạo thành công trình hùng vĩ, màu sắc phong phú (tiêu biểu là Viên Minh Viên và Di Hòa Viên ở Bắc Kinh). Vườn cảnh tư nhân thường chiếm diện tích không lớn, được xử lý thuận theo tự nhiên, bố cục linh hoạt, biến hóa nhiều vẻ, gắn liền với nhà ở khiến vườn càng trở nên ý họa tình thơ.

Vườn trong văn hóa Trung Hoa xuất phát từ những khu vườn nguyên thủy đầu tiên thời cổ đại. Trải qua hàng nghìn năm, mặc bao lớp trầm tích thời gian phủ trên câu chuyện về khu vườn trong thần thoại, vườn Trung Quốc ngày càng được cải tạo, xây dựng lớn dần về quy mô, chất lượng với ý nghĩa

là không gian cảnh quan nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

Một phần của tài liệu biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng (Trang 39 - 41)