Biểu tượng nước và những chuyển hó a– biến thể

Một phần của tài liệu biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng (Trang 106 - 175)

Trong bài “Hai thế giới trong Hồng lâu mộng”, qua việc nói về tính cách sạch sẽ đến bệnh hoạn của ni cô Diệu Ngọc, tác giả Dư Anh Thời đã chỉ ra rằng: “càng là người mắc chứng thích sạch sẽ càng hay bị lây bẩn” [127]. Bởi quan niệm nữ nhi có nguồn gốc từ nước nên ở đây, tính cách của Diệu Ngọc cũng chính là bản chất của nước. Người ni cô trẻ càng sạch sẽ thì mức độ tinh khiết của nước lại càng cao. Thế nhưng cô giữ gìn cho sạch sẽ mãi nhưng cuối cùng vẫn trở thành dơ bẩn, vẫn bị bùn “sa vào trong”. Số phận Diệu Ngọc đi từ thanh cao, sạch sẽ tới ô uế, thanh sạch tới dơ bẩn cũng là một trong những hình thức chuyển hóa của nước trong Hồng lâu mộng. Đó là sự chuyển hóa độc đáo, vốn đã được nâng lên tầm triết học trong Kinh dịch và Đạo giáo theo quy luật “cùng tắc phản” (vật chất phát triển đến tột cùng của nó thì sẽ chuyển hóa sang một trạng thái khác). Đây cách nhìn mới mẻ về biểu tượng nước của Dư Anh Thời. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi khai thác sự chuyển hóa của biểu tượng nước ở những biến thể của nó.

Nước trong Hồng lâu mộng có nhiều hàm ẩn rất phong phú và đâu đâu cũng có hình ảnh của nước. Suy tưởng về nước, Tào Tuyết Cần nắm bắt nước

ở những hình thái rõ rệt của tự nhiên (sông, suối, mưa, tuyết, sương...) hay trạng thái của của con người (nước mắt).

3.2.3.1. Biểu tượng nước và những trạng thái trong tự nhiên

Văn sỹ họ Tào là người am hiểu sâu sắc truyền thống văn hóa của đất nước và dân tộc mình. Ông đã hao tổn nhiều tâm sức để xây dựng nên Đại Quan Viên - tập đại thành trong nghệ thuật viên lâm của Trung Quốc. Nghệ thuật viên lâm của Trung Quốc là một môn nghệ thuật tổng hợp, tiếp nhận sâu sắc sự ảnh hưởng của triết học, thơ văn, hội họa. Hơn ai hết, một người có kiến thức uyên bác như Cần Khê hiểu rất rõ trong số những yếu tố cơ bản để hình thành nên một khu vườn Trung Hoa cổ đại, nước là yếu tố không thể thiếu. Không có nước thì khu vườn sẽ trở nên thiếu sức sống, giống như là không có huyết mạch và linh hồn. Do đó mà người trồng vườn luôn coi trọng nguyên tố thủy. Nhà văn đã khéo léo tổ chức, sắp xếp hệ thống nước trong Đại Quan Viên một cách tự nhiên với hệ thống hồ nước, rãnh nước, sông ngòi… nhưng có lẽ nổi bật và mang đầy dụng ý chính là các dòng suối chảy trong khu vườn này. Đó là dòng nước chỗ chảy mạnh như thác nước đổ, chỗ lại chảy róc rách đem lại cho con người cảm giác an tường và bầu không khí yên tĩnh; khi gió thổi qua mặt nước, sóng gợn, mặt nước phẳng lặng như gương, bóng của trời xanh đổ xuống nước làm tăng thêm vẻ thần bí. Suối – một biến thể không gian chứa đựng của biểu tượng nước vẫn luôn mang những đặc trưng mà biểu tượng gốc của nó vốn có: “mang lại sự sống, sức mạnh và sự thanh khiết về mặt tinh thần cũng như mặt thể xác”[60, tr.709]. Ở phần trên, chúng tôi đã phân tích, với quan niệm nước chính là nguồn gốc của nữ giới, Tào Tuyết Cần đã mở rộng nội hàm của biểu tượng nước trong văn hóa Trung Hoa truyền thống và văn hóa nhân loại. Cũng bởi lẽ đó, biểu tượng dòng suối trong Hồng lâu mộngcũng mang những ý nghĩa mới mẻ hơn.

Để hiểu được phần nào ý đồ nghệ thuật của tác giả về biểu tượng dòng suối trong tác phẩm, chúng ta hãy thử cùng nhau đi tìm hiểu về sự hình thành

của Thấm Phương Tuyền – nhánh chính của hệ thống nước trong Đại Quan Viên. Từ phía đông bắc của khu vườn, nước được dẫn vào và hình thành nên suối Thấm Phương. Nó được chia làm hai nhánh chạy theo hai hướng đông bắc và tây nam, uốn lượn một vòng quanh vườn, hợp lại thành một dòng, sau đó chảy ra khỏi vườn từ góc đông nam của Đại Quan Viên. Căn cứ để chúng tôi xác định như vậy chủ yếu là dựa vào những miêu tả quá trình xây dụng vườn Đại Quan ở hồi mười sáu và cuộc thăm xét của Giả Chính cùng các môn khách và Bảo Ngọc ở hồi mười bảy. Chúng ta biết rằng Đại Quan Viên được hợp thành bởi Hội Phương Viên của phủ Ninh và hoa viên Vinh phủ. “Trong vườn Hội Phương, có một dòng suối từ góc tường phía bắc chảy qua” [73, tập 1, tr.291]. Sau khi vào xem xét ở Di Hồng Viện, Giả Chính cùng đoàn người thấy sau khu nhà có một khe nước chắn ngang. Dòng nước này chảy từ đập Thấm Phương – “cửa đập thông ra ngoài sông, khơi thành suối để dẫn nước vào” [73, tập 1, tr.315], “chảy đến cửa hang, theo chỗ trũng ở núi phía đông bắc dẫn đến trang trại. Lại có một dòng nhỏ chảy ra phía tây nam, đến đây hợp làm một, rồi lại theo chân tường chảy đi” [73, tập 1, tr.318]. Theo cách sắp xếp đầy chủ ý của Tào Tuyết Cần, Thấm Phương Tuyền giữ vai trò như bộ khung xương sẽ giúp không gian phức tạp trong Đại Quan Viên trông rõ ràng hơn nhiều. Từ dòng suối này, nước chảy đi khắp mọi nơi trong khu vườn: nơi u tối hay qua động đá, từ những nơi có cây cỏ với dòng nước uốn lượn,… Nó chảy về hướng của Tiêu Tương Quán, xoay tròn dưới những cây trúc rồi trôi ra, nước càng lúc càng trong, gợn sóng, uốn lượn và cuối cùng là chảy qua bức tường trôi ra khỏi vườn. Qua những miêu tả của nhà văn, chúng ta có thể thấy rằng diện tích mặt nước của vườn Đại Quan rất rộng. Tại sao tác giả lại thiết kế hệ thống dẫn nước như vậy? Theo Cần Khê, nữ nhi có nguồn gốc từ nước, mà Đại Quan Viên là thế giới của các cô gái trong Giả phủ (nữ nhi quốc) nên để họ có thể sống và tồn tại, một điều tất yếu phải có là không thể thiếu nước. Phân tích từ những chi tiết trong tác phẩm ở hồi mười

bảy, mười tám, chúng ta có thể thấy được sự bố trí lầu gác và viên lạc (nơi ở của đám chị em) ven theo con suối của khu vườn chính là: Hành Vu Uyển, Đạo Hương Thôn, Xuyết Cẩm Các, Thu Sảng Trai, Ngẫu Hương Tạ, Tiêu Tương Quán, Di Hồng Viện … Mặt khác, dòng suối Thấm Phương ấy không chỉ trong sạch, tĩnh lặng, có dòng chạy mà còn có thêm liễu, đào mọc bên bờ, chỉ thấy hoa rơi nhưng không thấy một hạt bụi trần. Điều này thật phù hợp với bản chất và tính cách của những người sống ở chốn buồng thêu. Từ đó có thể nói rằng, Thấm Phương tuyền trong không chỉ là linh hồn, huyết mạch của Đại Quan Viên mà còn là dòng suối của nữ nhi, là máu huyết, là bản mệnh gắn liền với tất cả những người con gái sống trong vườn. Ý nghĩa lớn lao đầu tiên của những dòng suối trong khu vườn chính là ở chỗ ấy.

Dòng Thấm Phương cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Đại Quan Viên và toàn bộ tác phẩm Hồng lâu mộng.Nước ở đập Thấm Phương chảy đến cửa hang (lối đi vào Hành Vu Uyển – nơi ở của Bảo Thoa) thì dòng suối tách ra, chạy theo hai hướng: đông bắc dẫn đến trang trại (Đạo Hương Thôn – nơi ở của Lý Hoàn) và tây nam sau đó hợp lại ở Di Hồng Viện (nơi ở của Bảo Ngọc). Nằm ở dòng bên đông là Xuyết Cẩm Các (nơi ở của Thám Xuân), còn nằm ở dòng bên tây là Ngẫu Hương Tạ (nơi ở của Tích Xuân), nằm giữa hai dòng suối nhỏ ấy chính là Tử Lăng Châu (nơi ở của Nghênh Xuân). Dòng suối thấm Phương chạy phân tán khắp Đại Quan Viên, qua nơi ở của các tiểu thư phủ Giả nhưng cuối cùng thì hợp lại ở viện Di Hồng. Theo chúng tôi, Thấm Phương Tuyền hợp lưu tại nơi ở của Giả Bảo Ngọc mang ý tượng trưng rất quan trọng. Chỉ qua việc miêu tả dòng suối mà tác giả có thể ngầm thông báo cho độc giả về mối quan hệ giữa nam nhân duy nhất sống trong Đại Quan Viên với các kim thoa trong vườn và những thế lực bên ngoài khu vườn. Tất cả phụ nữ trong vườn Đại Quan, từ các tiểu thư cho tới a hoàn theo hầu, nấu bếp hay đám bà già, con hát,… dù số lượng đông đảo, mối quan hệ chằng chịt nhưng họ tựu chung lại, liên quan tới Giả Bảo Ngọc. Bởi lẽ đó, trong tác

phẩm nói chung và trong vườn Đại Quan Viên nói riêng mới diễn ra nhiều sự kiện, nhiều tình tiết mà hầu như tất thảy đều vây quanh, quan tâm tới cái đầu mối là cậu Bảo. Cậu là người gợi lên tình yêu trong lòng Lâm Đại Ngọc, Diệu Ngọc, Tình Văn; cậu đánh thức ham muốn được trở thành mợ hai, nàng hầu của phủ Giả trong Tiết Bảo Thoa, Tập Nhân; chính cậu khiến cho trên dưới nhà họ Giả phải lo lắng từ mẹ con Giả mẫu cho tới bọn người hầu,… Tóm lại, Bảo Ngọc là nơi tập hợp của tất cả mọi mối quan hệ phức tạp bên trong và bên ngoài Đại Quan Viên. Nhờ cách giới thiệu con suối như vậy mà người đọc có thể dễ dàng hình dung một cách khái quát về khu vườn Đại Quan, dễ dàng tìm ra sợi dây liên hệ giữa các nhân vật trong Hồng lâu mộng cũng như tính cách, số phận của họ thông qua đầu mối là Giả Bảo Ngọc. Với vai trò và mối quan hệ như vậy, chúng tôi cho rằng suối Thấm Phương chính là biểu tượng của Đại Quan Viên.

Xét ở một phương diện khác, dòng suối Thấm Phương ở trong Đại Quan Viên thấp thoáng hình ảnh phản chiếu của con sông Linh Hà chốn Tây Phương từ tiền kiếp của Giáng Châu tiên thảo và Thần Anh thị giả. Nếu bên sông Linh Hà là nơi một thần nam và một tiên nữ bén duyên với nhau, vướng mắc nợ ái tình không dứt, thì suối Thấm Phương tại vườn Đại Quan ở chốn nhân gian chính là chứng nhân cho sự bắt đầu và kết thúc nợ tình duyên của họ sau khi hạ phàm.

Trong số những nơi thuộc Đại Quan Viên, duy nhất tại Tiêu Tương Quán có một con suối nhỏ: “Chân tường có một dòng suối rộng chừng một thước, quanh co theo thềm đến dãy nhà đằng trước, rồi từ trong những khóm trúc róc rách chảy ra” [73, tập 1, tr.302]. Chi tiết này khiến chúng ta không khỏi thắc mắc rằng tại sao nhà văn lại có sự sắp đặt đặc biệt ấy? Trước nhà, sau nhà điều được bao quanh bởi con suối. Hình ảnh con suối nhỏ không chỉ làm toát lên tâm trạng không được cởi mở, thoái khỏi bụi trần của của Đại Ngọc mà còn là biểu trưng cho sinh mạng rất yếu mềm của nàng. Vì nguồn nước

không nằm trong khu vườn nên con suối nhỏ chảy vào từ bên dưới bức tường vô hình khiến người ta liên tưởng tới một dòng nước chảy vô tận, có cảnh ý đem đến niềm vui cũng như nỗi buồn. Về mặt này, nhà văn vẫn tiếp thu và giữ nguyên ý nghĩa của biểu tượng nước trong văn học Trung Quốc trước đó. Bởi thế mà nỗi niềm của Lâm Tiêu Tương luôn đầy ắp, nước mắt của cô cứ chảy như dòng suối nhỏ vô tận kia. Đặt biến thể của biểu tượng (dòng suối – nước mắt) trong mối quan hệ đặc biệt như vậy cũng là một liên tưởng mới mẻ của nhà văn.

Một trạng thái đặc trưng khác của nước chính là mây mưa. Theo

Kinh Dịch của người Trung Quốc, mưa có gốc ở quẻ Càn, là bản nguyên chủ động của Trời, từ đó mọi dạng hiện hữu. Ở khắp mọi nơi, mưa đều được coi là biểu tượng của những tác động của trời mà mặt đất tiếp nhận được. Mưa là tác nhân làm cho đất sinh sản, nhờ mưa mà đất được phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, những cái từ trên trời đi xuống mặt đất còn là sự phong nhiêu của tinh thần, ánh sáng và các tác động tâm linh. Mưa là ơn trời, cũng là đức hiền minh. Đặc biệt, khi mưa và sương kết hợp với nhau, nó trở thành biểu tượng cho sự hài hoà của vũ trụ. Trong Hồng lâu mộng,biểu tượng mưa vừa có mối liên hệ sâu xa với mẫu gốc chung của mưa trong văn hóa nhân loại vừa đồng thời mang đặc trưng của người Trung Quốc thể hiện trong điển cố Vu Sơn. Điển cố này nói về giấc mộng của Sở Tương Vương (Tiên Vương nước Sở), chỉ quan hệ trai gái. Tiên Vương nước Sở ngày xưa đến chơi đầm Vân Mộng giữa ban ngày nhưng vì mệt nên nhà vua ngủ thiếp đi. Trong giấc mộng, vua thấy người con gái đẹp tự xưng là thần núi Vu Sơn đến xin nhà vua cho theo hầu chăn gối. Nhà vua ái ân cùng người con gái ấy. Lúc từ biệt, nàng nói nàng ở núi Vu Sơn, sớm làm mây, chiều làm mưa. Từ đó, mây, mưa dùng để chỉ một hàm ý ái tình của nam nữ. Một số cô gái ở Đại Quan Viên cũng vì thế mà có một sự liên quan nhất định.

[73, tập 1, tr.108] câu này không chỉ gắn hai chữ “Tương vân” vào trong câu một cách khéo léo. Bốn trong mười hai cuốn sa chính có vẽ mấy làn mây đang bay, một dòng nước, sáu trong mười hai khúc tự có nói: “Vân tán cao đường, thủy hạc Tương giang” [73, tập 1, tr.115], mây là hàm ý của nước thì đó là một đều rất rõ ràng, “Tương giang thủy thệ” (sông Tương nước chảy), “thủy hạc Tương giang” (Tương giang lạnh ngắt) là hai hiện tượng đồng nhất. Ví “Tương giang” như là nữ thần sông Tương (Nga Hoàng và Nữ Anh) vì thương khóc vua Thuấn, nước mắt hai bà đã thấm ướt bờ sông Tương để nói về người phụ nữ vốn nhiều tình cảm; “ Sở vân phi”, “vân phi”, “vân tán cao đường” ý tưởng đó càng nói rõ hơn: phu thê vui vẻ bên nhau không lâu, hạnh phúc trong trước mắt đã biến mất.

Ở một khía cạnh khác thì “mây” tượng trưng cho mưa. Mây mang nước tạo mưa, gió ngừng mưa tạnh, mây bay, nước cũng hết, ái tình cũng thành hư không, chỉ duy nhất lưu giữ lại một hồ nước đóng băng thấp thoáng phía xa, khiến ta lầm tưởng hình bóng chim hạc vẫn ở đó. Hình ảnh “những mây đen mù đục” và câu thơ “Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan” [73, tập 1, tr.106] trong cuốn sổ Kim Lăng thập nhị kim thoa “hựu phó sách” mà Bảo Ngọc (hồi 5) như dự báo về số phận của Tình Văn – cô a hoàn nổi bật nhất Di Hồng Viện cả về ngoại hình lẫn tính cách, phẩm chất. “Mây đẹp dễ tan” ấy chính là nói rõ rằng: nàng hồng nhan bạc mệnh chết sớm . Xuất phát từ nghĩa gốc của biểu tượng trong văn hóa, văn học Trung Hoa những giai đoạn trước, đến Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần đã gán thêm cho mây một ý khác. Đó là biểu tượng cho nhan sắc nhạt phai và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trong Hồng lâu mộng không hiếm những hình ảnh của mưa những có lẽ mưa ở Tiêu Tương Quán là nhiều hơn cả. Tại sao lại có sự đặc biệt ấy? Phải chăng là bởi mưa ở Tiêu Tương Quán lại gần nghĩa gần với mưa nước mắt? Vai trò của mưa không chỉ là một yếu tố tự nhiên nói rõ được tâm trạng cô

độc của Lâm Đại Ngọc, mà còn nói về những linh hồn thoát tục trên trời về tình ái. Khi trên trời nhìn xuống thấy người con gái đó, thế giới mà chân tình đã trở nên nhạt nhòa, nhận ra rằng còn có huyết lệ vì tình mà thành, không kìm được nước mắt cũng rơi xuống. Vì thế mà Tiêu Tương Quán thường hay mưa, xuân cũng mưa mà thu cũng mưa, ngoài kia là nước mắt của trời, ở trong là nước mắt của người. Trong Tiêu Tương Quán tại sao lại có cây lê và cây chuối? Vì hoa lê mang hàm ý đem mưa đến giống như những giọt lệ của Đại Ngọc, mà tiếng mưa rơi trên lá chuối làm nỗi buồn của Đại Ngọc cũng thêm buồn. Tại hồi bốn mươi năm khi Đại Ngọc nghe thấy tiếng mưa trên ngọn tre và lá chuối, tiếng mưa thẩm thấu qua những bức tường đến với Đại Ngọc làm cho nước mắt cô lại rơi. Đại Ngọc nghe được những giọt mưa tí

Một phần của tài liệu biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng (Trang 106 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)