những giá trị văn hóa truyền thống
Nếu như biểu tượng vườn trong văn hóa Trung Hoa mang ý nghĩa là không gian cảnh quan thì khi đi vào văn học, nó mới được bồi đắp, chồng lấp những ý nghĩa tượng trưng.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những câu chuyện thần thoại cổ xưa về khu vườn trên đỉnh Côn Luân, tác phẩm Nam hoa kinh của Trang Tử mang ngoài việc đề cao chữ Đạo (biểu hiện nơi vạn sự vạn vật, bởi vậy, không sự vật nào là không có cái tính" tự sinh", " tự trưởng", " tự hủy", " tự diệt" của nó) mà còn mang thiên hướng thần tiên bất tử. Với mục đích miêu tả đạo thuật, truyền bá tư tưởng Đạo giáo và chứng minh người có thể thành tiên, có thể học được phép trường sinh bất tử, nhiều truyền thuyết của Đạo giáo ra đời. Nằm trong số đó, truyền thuyết Lưu Thần Nguyễn Triệu miêu tả việc Lưu, Nguyễn lạc vào núi Thiên Thai, lạc lối không về được và bị đói. Họ thấy trong núi có vườn đào, lá vu tinh (cải củ) rồi gặp cảnh tiên (nơi khí hậu không bao giờ thay đổi, cỏ cây xanh mướt và chim chóc hót véo von) và gặp rồi thành thân với hai nàng tiên nơi đó. Tuy sống cuộc sống vô lo vô nghĩ, rong chơi khắp cõi bồng lai tiên cảnh với người vợ đẹp nhưng hai người đều nhớ quê hương và muốn trở về. Khi từ quê nhà quay lại chốn xưa thì mọi vật đã đổi thay, họ không tìm thấy lối vào núi và hai người vợ tiên nữa. Như vậy, khu vườn tiên trong Lưu Thần Nguyễn Triệu là biểu tượng cho khát vọng được thành thần tiên, được trường sinh bất tử của con người. Truyền thuyết này có ảnh hưởng rất lớn đến truyền kỳ Đường thời sau. Du tiên quật (truyền kỳ Đường) là câu chuyện Đạo giáo đã qua bàn tay gia công của nhà văn. Truyện kể về chuyến đi sứ Hà Nguyên của nhân vật xưng “tôi” (viên quan). Khi ngựa chồn, người mệt, ông tới một nơi xa lạ liền đi men theo bờ liễu, thả
thuyền nhẹ ngược dòng, tới non Tùng Bách, suối Hoa Đào. Tại đây ông gặp Thôi Thập Nương và Ngũ Thẩm trong động tiên, cùng họ ăn uống, vui chơi rồi mới từ biệt. Truyện Nguyên Liễu nhị côngcũng viết về chốn “Đào nguyên” mơ ước như vậy.
Cũng cùng cấu trúc nghệ thuật: con người đi lạc vào một thế giới xa lạ mà lý tưởng, hạnh phúc, nhưng rồi nhớ quê nhà và bỏ về, lúc quay lại thì không thấy người xưa chốn cũ đâu nữa, Đào hoa nguyên ký (Suối hoa đào) của Đào Uyên Minh lại mang một ý nghĩa khác. Tác phẩm kể về người đánh cá đi lạc vào rừng hoa đào, có dòng suối xinh đẹp, cỏ thơm tươi đẹp hoa rơi rụng rực rỡ. Không chỉ vậy, khi đi sâu vào bên trong một cái hang, ông thấy có nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, có ruộng tốt, ao đẹp, lại có các loại trúc, luống dâu, những đường đi thông nhau qua các cửa lớn rất thuận tiện. Ở nơi ấy già, trẻ, trai, gái đi lại làm lụng nhộn nhịp, ai nấy đều sung sướng vui vẻ và hiếu khách. Sau khi ra khỏi hang, ông cứ theo hướng đường cũ mà về, đi đến đâu đánh dấu chỗ đó nhưng lúc trở lại tìm chỗ đã làm dấu nhưng mơ hồ không thấy được con đường cũ nữa. Vườn đào của thi sỹ Đào Tiềm là biểu tượng của chốn bình yên, an lành tuyệt đối của con người, một xã hội lý tưởng khi không có vua quan, không giai cấp, không hình pháp, không chiến tranh, không sưu thuế, con người sống hiền lành, chất phác. Mặt khác, nó “được xem là tượng trưng cho nhân cách cao thượng hay cuộc sống ẩn dật cao nhã, thoát tục, tự do, khoáng đạt” [97, tr.24] .
Biểu tượng vườn trong Đạo giáo, trong truyền kỳ Đường hay Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm không chỉ mang ý nghĩa là chốn sung sướng cực lạc, thế giới đáng mơ ước của con người mà còn bao hàm nghĩa là nơi một đi không trở lại. Khi đã bước chân ra khỏi chốn hạnh phúc ấy thì vĩnh viễn không bao giờ quay về chốn cũ được nữa. Bởi thế, vườn mãi mãi để lại những luyến tiếc không bao giờ nguôi trong tâm thức người Trung Hoa.
phổ biến và chịu ảnh hưởng của các họa sỹ văn gia, mang nhiều đặc sắc nghệ thuật. Đời Đường là thời kỳ cực thịnh của thơ sơn thủy. Các thi nhân dồn hết ý thơ tình họa vào cảnh vườn, mượn cảnh để tỏ tình. Đó là tâm trạng của thi sỹ trong cảnh loạn lạc nghĩ thương tiếc những ngày dạo chơi trước cảnh vườn rừng trong Độ Tương giang (Qua sông Tương – Đỗ Thẩm Ngôn). Thuộc dòng thơ biên tái (miêu tả cuộc sống, cảnh vật ở nơi biên giới, cửa ải), Sơn phòng xuân sự (Xuân trong nếp nhà cũ trên núi) của Sầm Than miêu tả cảnh vườn Lương (còn gọi là Thỏ Viên - tức vườn của Lương Hiến vương Lưu Vũ thời Tây Hán) trong một buổi chiều xuân mang theo niềm lạc quan của tác giả khi “xuân tới, hoa kia vẫn nở đều” [20, tr.50]. Khu vườn trong bài Đào hoa khê
(Suối hoa đào) lại là tình yêu cuộc sống tha thiết khi ngắm ảnh vườn với nhịp cầu, làn khói nhẹ bay, dòng nước và con suối trong thơ Trương Húc:
“Đào hoa tận nhật tùy lưu thủy, Động tại thanh khê hà xứ biên”. (Hoa đào trôi mãi theo dòng nước,
Động ở bên nào mé suối trong)
[20, tr.28].
Và vườn còn được nhắc đến trong nhiều bài Đường thi khác, mỗi cảnh vật trong vườn đều tượng trưng cho tâm trạng của thi nhân: Trùng dương tịch thượng phú bạch cúc (Tiệc rượu ngày Trùng dương vịnh hoa cúc trắng – Bạch Cư Dị), Nam viên (Vườn Nam – Lý Hạ), Xuân tình (Mưa tạnh ngày xuân – Vương Giá),…
Biểu tượng vườn không chỉ được quan tâm trong thi ca mà còn đi vào cả những trang tiểu thuyết cổ điển đời Minh – Thanh trong đó có Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong nhân gian, bộ tiểu thuyết này được viết nên và chịu ảnh hưởng sâu sắc của thần thoại Trung Hoa cổ đại. Tác phẩm của nhà văn họ Ngô có nói đến nhiều khu vườn lớn nhỏ khác nhau nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến Hoa Qủa Sơn và
vườn Bàn Đào của Tây Vương Mẫu bởi chúng là hai không gian lớn, gần gũi với khu vườn trong thần thoại cổ xưa hơn cả. Hoa Qủa Sơn là một ngọn núi đẹp, được hình thành từ thuở thế giới vẫn còn hồng hoang. Nơi đây có địa hình tuyệt đẹp, được bao phủ bởi màu xanh biêng biếc của tùng, của trắc cũng như có nhiều loại hoa thơm cỏ lạ nở hoa thơm ngát, đào tiên chín mọng và các loài chim thú quý hiếm (kỳ lân, rồng, chim phượng, chim thiêng, gà vàng, cáo tiên, hươu già,…). Trong khung cảnh thơ mộng và bình yên đó, lũ khỉ sống rất thoải mái, tự do tự tại: hết nô đùa lại leo cây, hái quả, bắt bươm bướm, tìm chuồn chuồn,… lại xuống suối tắm mát. Cuộc sống khi ấy của Mỹ Hầu Vương và lũ khỉ không khác vương quốc của con người là bao. Nếu có khác thì chỉ khác ở chỗ: nếu cuộc sống bên ngoài là khuôn phép hà khắc, là bóc lột, kìm kẹp thì ở đây, trên dưới một lòng, cuộc sống yên vui, tự tại, vô lo vô nghĩ. Mô hình ấy tuy là của loài khỉ nhưng có ý nghĩa khái quát về mặt xã hội: nó như một mô hình đẹp đẽ, lý tưởng của mọi cộng đồng, mọi dân tộc trên thế giới. Hoa Quả sơn thực sự là chốn yên thân của đàn khỉ.
Vườn Bàn Đào của Tây Vương Mẫu trên thiên đình cũng thật là một nơi không thể tìm thấy ở chốn nhân gian. Cây thì xinh tươi rực rỡ với hoa đầy ngọn cả nghìn năm, cây thì mơn mởn rườm rà với quả trĩu cành, trái nào trái ấy chín mọng trông rất đẹp mắt. Nếu ăn được những trái đào ấy ít sẽ thành tiên, nhẹ mình mà thêm sức, nếu không bay như chim, trường sinh bất lão thì cũng sống bằng trời đất. Quanh các gốc đào mọc đầy kỳ hoa dị thảo, dù thời tiết có như thế nào thì vẫn xanh tươi. Khu vườn rộng lớn chốn thiên đình này còn đẹp hơn bội phần khi được bao quanh bởi các lớp lâu đài quán các. Ngoài làm tốt công việc của mình là đếm lại số cây đào, kiểm soát lại đình các thì “cứ dăm ba ngày, Đại Thánh đi ngắm cảnh một lần” [72, tập 1, tr.135]. Cuộc sống của Tề Thiên Đại Thánh nơi khu vườn xinh đẹp bậc nhất cõi trời ấy cũng rất tự do, tự tại bởi hầu như nhân vật không tiếp xúc hay quan hệ với thế giới bên ngoài.
Nhìn chung, những khi sống ở Hoa Qủa Sơn và vườn Bàn Đào nơi thượng giới là khoảng thời gian mà Tôn Ngộ Không cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc nhất. Nếu như vườn đào của Vương Mẫu là chốn thiên đường thực sự - nơi ngự trị của chư vị thần tiên mà con người luôn mơ ước vươn tới thì núi Hoa Qủa chính là thiên đường chốn nhân gian, là nơi yên lành tuyệt đối cho mọi sinh vật sống trong nó. Cả hai đều biểu hiện cái bản nguyên của sự sống, trở về chốn đó chính là trở về vòng tay bao bọc, che chở của người mẹ tự nhiên. Ra khỏi hai nơi này cũng đồng nghĩa với việc Hầu Vương bước chân vào thế giới nhiều cạm bẫy và rủi ro đang rình rập.
Như vậy, khu vườn truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Khởi nguyên từ những câu chuyện trong thần thoại, nó không chỉ thể hiện niềm tôn kính với các thần linh, sự tài hoa, óc sáng tạo của con người mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Trung Hoa.
2.2. Biểu tượng vườn trong Hồng lâu mộng - những sáng tạo của Tào
Tuyết Cần
2.2.1. Cách thức xây dựng biểu tượng vườn
Khi xây dựng biểu tượng trong tác phẩm văn học, hẳn người cầm bút đã có ý đồ nhất định. Bởi vậy, cùng là biểu tượng vườn nhưng mỗi nhà văn lại có một cách xây dựng biểu tượng khác nhau. Du tiên quật, Nguyên Liễu nhị công
(truyền kỳ Đường), Đào hoa nguyên ký (Đào Uyên Minh) chủ yếu lấy ngay khu vườn trong truyền thuyết Đạo giáo (Lưu Thần Nguyễn Triệu) làm bối cảnh cho tác phẩm của mình. Tới Tào Tuyết Cần, bằng những thử nghiệm mới, nhà văn đi xây dựng biểu tượng vườn dựa trên sự dịch chuyển không gian của nhân vật hòn đá thiêng (Giả Bảo Ngọc).
Xét theo sự dịch chuyển không gian của nhân vật Giả Bảo Ngọc trong tác phẩm Hồng lâu mộng, chúng tôi nhận thấy núi Đại Hoang, Thái hư ảo cảnh và Đại Quan Viên có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời.
Mỗi bước đi trên cuộc hành trình của nhân vật cũng chính là từng viên gạch mà Cần Khê đặt lên nhằm xây dựng vườn Đại Quan– biểu tượng độc đáo trong bộ tiểu thuyết.
Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới ý kiến của hai tác giả Đinh Phan Cẩm Vân trong cuốn Tìm hiểu về Hồng lâu mộng và Lê Thị Diệu Linh với bài “Thực – hư với kết cấu không gian - thời gian của Hồng lâu mộng”2. Có sự gặp gỡ giữa hai công trình nghiên cứu trên khi các tác giả đều cho rằng Hồng lâu mộng tồn tại hai thế giới: thực và ảo (hư). Thực là thế giới tồn tại của Đại Quan Viên, thế giới ảo bao chứa hai thế giới: “thế giới đỉnh Vô Kê dãy Đại Hoang, nơi Nữ Oa luyện đá vá trời và thế giới Thái hư ảo cảnh, ở cung Xích Hà, nơi Tiên Cô cai quản, trị vì; cũng là nơi chứa những cuốn sổ định mệnh của Kim Lăng thập nhị kim thoa” [58, tr.122] hay “thế giới hư là thế giới bên ngoài thế giới trần thế kia, nó không hiển hiện và diễn tiến trước mắt con người bình thường, đó có thể là thế giới siêu nhiên như núi Đại Hoang, như cõi Thái hư ảo cảnh” [3, tr.54]. Trong cuốn sách của mình, tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã phân tích khá rõ ràng về mối quan hệ giữa hai thế giới: ảo (núi Đại Hoang, Thái hư ảo cảnh) và thực (Đại Quan Viên). Nhà nghiên cứu cho rằng quá trình vận động của hòn đá từ Đại Hoang Sơn, Thái hư ảo cảnh đến Đại Quan Viên là sự “biến hình chuyển đổi qua các thế giới thần, tiên, tục” [58, tr.121]. Khi phân tích về mối quan hệ giữa Thái hư ảo cảnh (cõi ảo) và Đại Quan Viên (thực), tác giả đưa ra kết luận: “Đại Quan Viên trở thành ảo ảnh của Thái Hư trong đời thực. Đại Quan Viên là một thiên đường trên mặt đất – nơi ở của các thiếu nữ phủ Giả, cũng chính là các tiên nữ cõi Thái Hư… Thái hư ảo cảnh và Đại Quan Viên là hai không gian đóng vai trò đồng bản chất, được cấu tạo theo dạng ảnh trong gương” [58, tr.140]. Những kết quả nghiên cứu đã nêu ở trên của hai tác giả chính là cơ sở
2
Lê Nguyên Cẩn chủ biên (2006), Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: Tào Tuyết Cần, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
quan trọng để chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa ba không gian thuộc ba thế giới thần, tiên, tục dưới đây.
Với bài “Hồng học tâm bệnh: tiếp cận Hồng lâu mộng từ góc nhìn phân tâm học”, tác giả Ming – Donggu cho rằng Đại Quan Viên là biểu tượng cho dạ con của người mẹ. Dựa trên lý thuyết phân tâm học, ông đã chỉ ra rằng ở thời kỳ bú sữa, nỗi sợ lớn nhất của đứa trẻ là bị phụ bạc và bị tước mất nguồn an ủi hay sức mạnh (người chăm sóc đầu tiên) của chúng bởi một kẻ đối địch. Từ đó nảy sinh tính cách ấu nhi và tâm lý “sợ thành người lớn”. Chỉ có bầu sữa mẹ ấm áp mới xoa dịu được nỗi lo sợ ấy, đưa chúng trở lại cảm giác an toàn như đang ở trong dạ con của người mẹ. Tiếp thu kết quả nghiên cứu cũng như hướng tiếp cận của Min-Donggu, chúng tôi nhận thấy không chỉ có Đại Quan Viên mà cả Đại Hoang Sơn và Thái hư ảo cảnh cũng là “một dạ con biểu tượng” [121]. Mặt khác, cũng theo phân tâm học, nếu đứa bé phải đối mặt với sự vắng mặt ngày một lâu hơn của người mẹ thì sẽ có xu hướng “phải nại đến các vật thế vị” [121]. Theo đó, hành trình của hòn đá thiêng từ Đại hoang sơn, Thái hư ảo cảnh đến Đại Quan viên là cuộc kiếm tìm nơi trú ngụ yên lành, an toàn, giống như đứa trẻ có xu hướng đi tìm sự bao bọc, quan tâm mới khi người mẹ không đáp ứng được nhu cầu về thể chất lẫn tinh thần cho nó.
Trước tiên, chúng ta sẽ nói về Đại Hoang Sơn. Đỉnh Vô Kê trên núi Đại Hoang là nơi Nữ Oa luyện đá vá trời. Theo thần thoại Trung Quốc, Nữ Oa được cho là vị thần sáng tạo nên loài người. Mặt khác, bà cũng là người có công bảo vệ nhân loại khi bầu trời sụp đổ, lỗ đen xuất hiện kéo theo những cơn đại hồng thủy, quái thú đe dọa cuộc sống của con người. Nữ Oa đã lấy đá ngũ sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen), nổi lửa lên luyện đá thành dung nham ngũ sắc, rồi lấy dung nham đó quét lên bầu trời, vá những lỗ đen lại, chặn đứng cơn mưa dữ. Trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần viết: “Khi xưa Nữ Oa luyện đá vá trời ở đỉnh Vô Kê trên núi Đại Hoang, luyện được ba vạn sáu
nghìn năm trăm linh một viên, mỗi viên cao mười hai trượng, vuông hai mươi bốn trượng. Nhưng bà chỉ dùng ba vạn sáu nghìn năm trăm viên, còn thừa một viên bỏ lại chân núi Thanh Ngạnh” [73, tập 1, tr.21]. Như vậy, Nữ Oa không chỉ là thủy tổ của loài người mà quá trình luyện đá vá trời của bà đã tạo nên hòn đá thứ ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một, sau khi luyện đã có linh tính như con người. Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận ra mối quan hệ tất yếu: “Nữ Oa là người mẹ đầu tiên của hòn đá” [58, tr.117]. Đại Hoang Sơn – nơi Nữ Oa luyện đá vá trời, nơi hòn đá thiêng cư trú chính là dạ con của người mẹ tự nhiên, nguyên thủy nhất. Thế nhưng, người mẹ này có sinh ra nó (luyện đá), rồi từ một hòn đá vô tri trở thành có linh tính (thổi vào linh hồn con