Đặc trưng tiểu cảnh Đại Quan Viê n– sự mở rộng ý nghĩa biểu

Một phần của tài liệu biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng (Trang 55 - 74)

tượng

Nhiều cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc cổ đại miêu tả về những cảnh tự nhiên thì không chỉ ngừng lại ở cảnh thiên nhiên. Trong một số kiệt tác như

Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, tuy những miêu tả còn chưa đặc sắc, nhưng nó hình thành một số tình huống độc đáo. “Không phải những bộ tiểu thuyết ấy không miêu tả không gian, nhưng gắn không gian nghệ thuật với tính cách của mỗi nhân vật thì chỉ có Hồng lâu mộng là thể hiện rõ và sâu sắc nhất” [100, tr.97]. Đến Hồng lâu mộng, lấy cảnh quan xung quanh để tượng trưng cho tính cách và miêu tả tâm trạng nhận vật là một hình thức rất được chú trọng. Nói đến kết cấu nội tại của Đại Quan Viên, chúng ta không thể không nhắc tới kiến trúc cũng như cách bày trí của các tiểu cảnh nằm trong nó. Mỗi tiểu cảnh trong Đại Quan Viên bao gồm những tình tiết được chắt lọc, kết cấu nhằm thể hiện sự am hiểu sâu rộng nghệ thuật vườn cảnh Trung Hoa (dung hòa những đặc điểm kiến trúc của viên lâm ở Giang Nam và sân vườn của vua) và quá trình sáng tạo nghệ thuật của Tào Tuyết Cần. Việc xây dựng tiểu cảnh tạo không gian cho nhân vật tồn tại, vận động, làm cho tính cách, số phận của từng nhân vật như được soi rọi, khắc họa sâu sắc hơn. Thủ pháp tượng trưng được nhà văn sử dụng hiệu quả, khiến cho tính cách của nhân vật và môi trường hòa hợp với nhau, làm cho tâm tình hòa vào môi trường xung quan và tạo cảnh ý sâu sắc, tình cảnh tương đối hòa hợp, dĩ cảnh thoát tình, thể hiện một số tính cách điển hình trong một số môi trường điển hình.

Trong phần này, chúng tôi sẽ bắt đầu từ việc lựa chọn một số cảnh quan bên ngoài và bên trong nơi ở của các nhân vật. Từ bố cục sân vườn, cho tới sự bố trí cây trồng, bày trí nhà cửa, phòng ốc đều tượng trưng cho tính cách nhân vật cũng như thể hiện sự hòa hợp cảnh ý ở mỗi nhân vật. Đại Quan Viên bao

gồm nhiểu tiểu cảnh: Tiêu Tương Quán (nơi ở của Lâm Đại Ngọc), Di Hồng Viện (nơi ở của Giả Bảo Ngọc), Hành Vu Uyển (nơi ở của Tiết Bảo Thoa), Cát Cán Sơn Trang (sau được Nguyên phi đổi tên thành Đạo Hương Thôn - nơi ở của Lý Hoàn), Xuyết Cẩm Các (nơi ở của Nghênh Xuân), Thu Sảng Trai (nơi ở của Thám Xuân), Lục Phong Hiên (nơi ở của Tích Xuân),... Đây là một số tiểu cảnh nổi bật, quan trọng, gắn bó mật thiết và tượng trưng cho tính cách chủ nhân của chúng, được Tào Tuyết Cần chú trọng nhiều hơn so với những nơi còn lại. Ở mỗi tiểu cảnh, toàn bộ tính cách của nhân vật đều được hiện lên hết sức đầy đặn.

Tiêu Tương Quán trong Đại Quan Viên chính là nơi ở của Lâm Đại Ngọc. Ở hồi mười bảy, trước khi Nguyên phi về thăm nhà (Phủ Vinh), Giả Chính dắt Bảo Ngọc và một tốp những văn nhân đi tham quan Đai Quan Viên. Quán Tiêu Tương (khi đó chưa được đặt tên) được Tào Tuyết Cần miêu tả là:

Chợt ngẩng đầu lên thấy trước mặt một dãy tường trắng, mấy ngôi nhà con xinh xắn, thấp thoáng trong hàng nghìn khóm trúc xanh… Bước vào cửa là một dãy hành lang quanh co. Dưới thềm có con đường đá. Mặt trước ba gian nhà nhỏ, sạch sẽ, cửa khép, cửa mở. Trong nhà kê bàn ghế giường chiếu ngay ngắn gọn gàng. Từ phía trong có mấy cây lê cao lớn, mấy cụm chuối um tùm. Lùi về phía sau lại có vài gian nhà nhỏ” [73, tập 1, tr.301–302].

Cảnh sắc nơi đây không chỉ được đoàn người đồng tình khen ngợi, mà còn khiến Giả Chính phải thốt lên: “Chỗ này thú đấy. Đêm trăng mà ngồi dưới cửa đọc sách cũng không uổng một đời” [73, tập 1, tr.302]. Đây cũng là nơi mà Nguyên phi thích nhất và sau này dùng để miêu tả tính cách điển hình của Đại Ngọc. Đến hồi thứ mười tám, khi Nguyên phi về thăm nhà có ra đề vịnh thơ, Bảo Ngọc đã viết bài “Hữu thượng lai nghi”cũng vì lẽ đó.

Trước hết, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa của môi trường xung quanh nơi ở tượng trưng cho tính cách Đại Ngọc (bao gồm bố cục kiến trúc và sự bố trí của thực vật).

Mặt trước Tiêu Tương Quán là một dãy hành lang quanh co, một con đường nhỏ rải đá, cuối đường ấy là ngôi nhà nhỏ, từ cánh cửa trong nhà có thể dẫn đến phía sau, chân tường của vài gian nhà nhỏ phía sau có một con suối dẫn tới dãy nhà phía trước, dòng suối vòng qua rồi lại từ dưới những cây trúc chảy ra. Không gian của hành lang tiền viện tuy nhỏ bé nhưng lại được nhà văn sắp xếp khéo léo để trở thành một không gian sâu rộng, một cách xây dựng cảnh quan trong tác phẩm. Những hình ảnh đó tạo nên cảnh quan “cách nhi bất vi, tự cách nhi phi cách” (có nghĩa là: cách ly nhưng không bị rào lại, tựa như bị chia cách mà lại không bị chia cách). Những chướng ngại vật như hành lang sẽ giúp người tham quan có thể mở rộng thêm tầm nhìn, nơi nào cũng sâu thẳm tĩnh mịch, khiến cho khung cảnh trở nên ý vị, thâm thúy thêm rất nhiều. Người ta phải ngắm nhìn và suy ngẫm mới phát hiện ra cái đẹp tiềm ẩn. Lối đi quanh co, thâm u dưới hàng cây um tùm, lúc ẩn lúc hiện, loanh quanh một khe nước chảy, gợi nên tâm trạng trầm mặc nơi chủ nhân của nó. Chỉ với vài câu miêu tả ngắn ngủi: “ngôi nhà nhỏ”, “cánh của nhỏ”, “con suối nhỏ” cùng với sự phối cảnh của những vật dụng khác có ý nghĩa ngầm giới thiệu với độc giả cảm quan thẩm mỹ, sự thông minh, khéo léo của Đại Ngọc. Nơi đây có người có cảnh, bố cục rõ ràng, tao nhã, khiến cho con người cho dù ở trạng thái tĩnh cũng trở nên thú vị.

Việc sắp xếp, bố trí của thực vật trong Tiêu Tương Quán cũng chứa đựng những ý đồ nghệ thuật nhất định. Những loại thực vật chủ đạo được trồng ở nơi đây là trúc, lê và chuối. Khi tiến hành lựa chọn và sắp xếp các loại thực vật này hẳn văn sỹ họ Tào đã mượn những cây trồng trên để biểu trưng cho nhân cách và tình cảm của Đại Ngọc. Cây cối trong nơi ở dường như mang tính cách của con người, tỏa ra nhân cách quyến rũ của Đại Ngọc.

Tiêu Tương Quán nổi tiếng với việc trồng nhiều trúc (trúc Tiêu Tương hay còn gọi là trúc vằn). Theo truyền thuyết Trung Hoa xưa, vua Thuấn đi tuần du các vùng đất, chết tại Thương Ngô. Hai người vợ của vua Thuấn là

Nga Hoàng và Nữ Anh sau khi được tin bèn tìm đến Tương Giang, do quá đau lòng và thương nhớ nên bám vào cây trúc mà khóc không ngừng, nước mắt rơi trên những cây trúc và từ đó tạo thành vô số những sọc vằn to nhỏ trên cây. Từ đó cây trúc đó được gọi là ban trúc và để tưởng niệm họ, người dân còn gọi đó là Tương Phi trúc. Trên thân cây Tiêu Tương trúc có những đốm màu tím như những giọt lệ, về sau được các thi nhân hậu thế dừng để miêu tả về tình cảm đẹp của người vợ. Loại trúc này không chỉ có hình dáng đẹp mà cả ý nghĩa về nó cũng đẹp. Trúc trong Tiêu Tương Quán có ngụ ý mang thần thái của Lâm Đại Ngọc. Những đốm nhìn như vết tích của nước mắt và hóa thành biểu tượng tượng trưng cho Đại Ngọc. Nàng là Giáng Châu tiên thảo hạ phàm. Giáng Châu là ám chỉ huyết lệ nên rất thích hợp để tác giả dùng những sọc lệ trên thân cây trúc so sánh với cô. Trong Hồng lâu mộng có rất nhiều chỗ viết về mối quan hệ giữa Đại Ngọc và trúc Tương Phi. Nơi Đại Ngọc ở gọi là Tiêu Tương Quán, bức rèm treo trong nhà của Đại Ngọc cũng làm từ Tương Phi trúc. Tại hồi ba mươi bảy (“Thu Sảng Trai định mở xã hải đường”), Thám Xuân đã đem điều này nói rõ hơn: “Ngày trước Nga Hoàng và Nữ Anh khóc nhiều, nước mắt nhỏ vào cây trúc, thành vằn trúc. Bây giờ cô ấy ở quán Tiêu Tương, tính lại hay khóc, chắc sau này những cây trúc ở đó sẽ biến thành cây trúc vằn cả. Từ giờ chúng ta gọi cô ấy là Tiêu Tương phi tử mới đúng” [73, tập 2, tr.286–287].

Việc bố trí hàng nghìn khóm trúc quanh nhà, lấy đặc điểm cây trúc có nhiều đốt, tiêu diêu uyển chuyển để tượng trưng cho tính cách cao quý thuần khiết và tâm thế thoát khỏi thế giới xung quanh của Đại Ngọc. Nàng nói: “Tôi thích ở quán Tiêu Tương, ở đây có mấy khóm trúc quanh co, một dãy lan can tĩnh mịch hơn chỗ khác”[ 73, tập 2, tr.46]. Đó là những lời trong lòng của Đại Ngọc và cây trúc là hình ảnh phản chiếu về nhân cách của nàng. Bởi vậy, thành từ trúc, bại cũng từ trúc - trúc vô tình đã miêu tả và ảnh hưởng đến tính cách của Lâm Tiêu Tương. Vì tính cách không muốn chìm vào sự trần tục của

thế gian, sống khép mình nên nàng không dung hợp được với quy định nghiêm khắc và khốc liệt của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ thủ pháp xây dựng kiến trúc vườn cảnh, tác giả dành nhiều tâm huyết để miêu tả cây trúc mọc san sát tạo thành một dòng chảy màu xanh bao quanh Tiêu Tương Quán. Hàng vạn cây trúc xanh cả bầu trời, che mát không gian chính là tiêu điểm cho cảnh quan nơi đây. Mặt khác, những vạt trúc màu xanh, không chuyển động về hướng nào hết luôn tạo cảm giác bình yên. Những cây trúc xanh tốt bốn mùa ấy đã tạo nên môi trường sống điềm tĩnh nho nhã, là biểu tượng cho tâm tính sáng suốt Đại Ngọc.

Loại cây được chú ý ở Tiêu Tương Quán sau trúc là lê - một giống cây tường vi lá rụng theo mùa, đầu mùa xuân khai hoa, màu trắng như tuyết. Người xưa thường nói “lê hoa đới vũ” (hoa lê nở mang mưa đến) để hình dung một người con gái đang vì tổn thương mà rơi nước mắt làm cảm động lòng người. Cùng với trúc Tiêu Tương, hoa lê cũng là loài cây biểu trưng cho tính hay khóc của Đại Ngọc, giống như là hoa lê mang mưa đến làm cảm động lòng người bởi hình ảnh cô gái trẻ khóc cho đến khi chết.

Chuối cũng là loại thực vật được nhắc tới trong cảnh quan Tiêu Tương Quán. Với hình dáng cây trông có vẻ mềm mại, nho nhã, thư thái, trông đáng yêu lại che mát tốt, loại cây này có thể dễ dàng phối với giống cây khác trong khu vườn hay trồng trước cửa sổ, gần tường nhà. Trồng chuối dưới mái hiên còn có thể nghe được tiếng mưa rơi trên tàu lá, khiến con người với tâm trạng khác nhau cũng có những cảm thụ khác nhau. Bố trí trồng nhiều chuối ở nơi “đuôi phượng ve vẩy, sáo rồng vi vu” như vậy, phải chăng nhà văn muốn nói tới tính tình đa cảm, dễ buồn dễ vui, dễ giận hờn, tâm lý dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh xung quanh Đại Ngọc? Lúc chuyện tình cảm của Đại Ngọc rơi vào trạng thái bế tắc, tâm trạng của cô Tần khi đó cũng dần thẩm thấu vào môi trường xung quanh. Chúng ta như cảm nhận thấy gió thu kéo theo mưa mùa thu, đập vào lá chuối bên cửa sổ, khiến cho Tiêu Tương Quán khi đó trở nên

đặc biệt lạnh lẽo.

Nếu kiến trúc và cách bố trí thực vật trong Tiêu Tương Quán có tác động rất lớn, biểu trưng cho tính cách, tâm trạng của Đại Ngọc thì cách bày trí phòng ốc cũng phần nào làm bật được tính cách của cô gái mày chau. Nơi ở của Đại Ngọc rất đặc biệt với “cái bàn ở dưới cửa sổ có để nghiên bút, trên tủ lại có nhiều sách” [73, tập 2, tr.345]. Những nghiên bút, sách vở ấy khiến Lưu lão lão nhầm lẫn rằng đây là phòng của nam nhân nào đó trong phủ Giả: “ gì là giống buồng thêu của một vị tiểu thư đâu? So với buồng sách lịch sự nhất lại còn đẹp hơn” [73, tập 2, tr.345]. Chỉ với một vài chi tiết miêu tả tưởng như rất nhỏ nhặt ấy lại ẩn chứa nhiều ý đồ quan trọng của Tào Tuyết Cần. Trong xã hội phong kiến, sách vở, bút nghiên luôn gắn với nam nhân, hay nói cách khác, những vật dụng ấy là tượng trưng cho đấng mày râu (buồng sách), còn kim chỉ là tượng trưng cho nữ giới (buồng thêu). Vậy tại sao Cần Khê lại sắp đặt sách vở trong phòng của Đại Ngọc nhiều đến vậy? Theo chúng tôi, căn phòng của nữ nhi nhưng chỉ thấy những vật dụng, đồ dùng dành cho việc đèn sách của đấng trượng phu thể hiện ý nghĩa sau đây: Lâm Tiêu tương là cô gái khác lạ so với tất cả những tiểu thư đang sống trong Đại Quan Viên nói riêng và nữ nhân trong phủ Giả nói chung. Cô dám công khai đi ngược lại, chống lại những quy phạm của xã hội mà mình đang sống. Cái đích cuối cùng chính là nhà văn muốn bày tỏ một cách khéo léo quan điểm của mình với tư tưởng trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến. Như lời của Bảo Thoa nói với Đại Ngọc ở hồi bốn mươi hai, một nếp nghĩ ăn sâu vào tâm thức của người dân Trung Hoa xưa là con gái “không biết chữ càng tốt”, “chỉ nên biết thêu thùa may vá mới phải” [73, tập 3, tr.31]. Thậm chí tới một bà lão nhà quê, chữ nghĩa học hành không có như già Lưu mà cũng thuộc lòng đạo lý ấy, hễ thấy sách vở, nghiên bút là sẽ nghĩ ngay nam nhân: “Chắc là buồng đọc sách của cậu nào đây?” [73, tập 2, tr.345]. Còn với tư tưởng tiến bộ về giới và tấm lòng yêu thương, trân trọng người phụ nữ, nhà văn lại

nghĩ khác đi: không chỉ nam giới mới được học hành, đọc sách, viết chữ mà nữ nhi cũng phải có được những quyền đó, thậm chí họ còn thực hiện tốt hơn đám mày râu rất nhiều.

Tiêu Tương Quán là một nơi được tác giả dốc hết tình cảm cũng như kinh nghiệm sống, triết lý nhân sinh, lý tưởng thẩm mỹ vào đó. Bởi cảnh tượng trưng cho người nên ý niệm, tình cảm của Lâm tiểu thư đều được gửi gắm vào cảnh vật xung quanh, trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Tất cả đều làm cho cảnh sắc quán Tiêu Tương khắc sâu thêm sự cô đơn, u buồn, để lại dư vị trong lòng người mãi không thôi. Vì thế, ở nơi đây, bất luận là kết cấu kiến trúc, dòng nước, sắp xếp hoa và cây, hay là thiết kế bên trong của ngôi nhà, không cái nào không tượng trưng cho tính cách của Đại Ngọc. Quang cảnh khu vườn và nhân vật được miêu tả hòa vào nhau, khí chất của nhân vật, tình cảm của sự vật được nhân hóa đã đạt được cảnh giới không thể phân biệt giữa ý và cảnh.

Di hồng việnlà khu vườn đẹp nhất trong Đại Quan Viên bởi nơi đây thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật vườn cảnh Giang Nam và lâm viên của hoàng cung. Đó cũng là nơi cảnh quan có nhiều điểm đặc biệt, thu hút sự quan tâm của độc giả.

Ở hồi thứ mười bảy, Tào Tuyết Cần đã miêu tả phòng ốc của Di Hồng Viện sang trọng, khéo léo, mang những đặc trưng nổi bật của kiến trúc, cách bày trí chốn cung đình. Mỗi chi tiết chạm trổ, mỗi vật dụng đều mang ý nghĩa biểu trưng là một lời chúc tụng: Những hình trang trí hay các bộ phận kiến trúc hình vuông và tròn có ý nghĩa sâu sắc “trời tròn đất vuông” (thiên viên địa phương). Những biểu tượng con dơi là điềm hạnh phúc (khoẻ mạnh bình an, chuộng đạo đức, hưởng trọn mệnh trời). Những hình chạm tùng, trúc, mai không chỉ ngụ ý sống lâu, khi được sắp xếp giữa những cỏ cây, chim muông khác là biểu tượng cho tiết tháo của người quân tử.

trên trồng chuối , có hai con hạc đứng rỉa cánh ở dưới gốc cây thông . Trên thềm treo mấy cái đèn lồng đẹp , trong có nhiều thứ chim lạ , xung quanh có năm gian nhà nhỏ , cánh cửa chạm các thứ hoa mới đẹp , trên treo một cái biển có đề bốn chữ lớn: “Di hồng khoái lục” [73, tập 2, tr.95]. Nơi ở của Bảo Ngọc được trang trí sơ sài với vài viên sơn thạch, trống vài cây tùng, nuôi vài

Một phần của tài liệu biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng (Trang 55 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)