8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích thăm dò
Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
3.4.2. Nội dung thăm dò
Mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp thăm dò
Thăm dò bằng bảng hỏi đối với BGH, GV ở 06 các trường THPT trong huyện và các đồng chí chuyên viên phòng phổ thông.
3.4.4. Địa bàn thăm dò
Các trường THPT của huyện Quảng Xương, Sở GD&ĐT Thanh Hoá.
3.4.5. Kết quả thăm dò
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp
TT Các nội dung
Mức độ cần thiết của các nội dung (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khôn g cần thiết Khôn g trả lời 1
Nâng cao nhận thức vị trí vai trò của công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
87,1 12,9
2
Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học
100 0
3
Quản lý công tác phát triển bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên
84,9 14,1
4 Tăng cường quản lý hoạt động của
tổ chuyên môn. 90.5 9,5 5 Quản lý hoạt động học tập của học
6 Quản lý công tác cơ sở vật chất,
thiết bị phục vụ hoạt động dạy học 94.4 6,6
7
Quản lí sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hộị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học
85,7 14,3
Trung bình chung 91.8 8.2
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp
TT Các giải pháp Mức độ khả thi của các giải pháp (%)
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Khôn g trả lời 1 Nâng cao nhận thức vị trí vai trò của công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
87,0 13,0
2
Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học
97,3 2.7
3
Quản lý công tác phát triển bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên
82,8 17,2
4 Tăng cường quản lý hoạt
động của tổ chuyên môn. 89,7 10,3 5 Quản lý hoạt động học tập
của học sinh 100 0 6 Quản lý công tác cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ hoạt
động dạy học
7
Quản lí sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hộị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học
90,2 9,8
Trung bình chung 91,0 9,0
3.4.6. Kết luận rút ra từ kết quả thăm dò
Qua kết quả tổng hợp trên, các ý kiến đều đánh giá cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, trung bình chung từ 91,0%. Đây là kết quả nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ và có hệ thống các giải pháp nêu trên, còn tùy thuộc vào tình hình thực tế, tùy thuộc vào mặt mạnh, mặt yếu; tồn tại, hạn chế ở mỗi đơn vị mà quan tâm thực hiện giải pháp nào sao cho thật linh hoạt nhằm đạt được hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động dạy học.
Kết luận chương 3
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp QL HĐGD ở trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá. Những giải pháp này xuất phát từ những cơ sở lý luận (được trình bày ở chương 1) và cơ sở thục tiễn (trình bày ở chương 2) về việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. Tất cả các giải pháp đề xuất đều gắn liền với công tác QL của người hiệu trưởng phù hợp với đặc điểm lao động của người cán bộ QL GD và của GV của huyện Quảng Xương hiện nay. Qua việc thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ở trên địa bàn huyện Quảng Xương, cán bộ QL và GV trường THPT đều đánh giá mức độ khả thi rất cao. Điều này cho thấy các giải pháp đã đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mong muốn của đội ngũ CBQL ở trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá .
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp QLGD, các trường, đội ngũ GV cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm QL tốt hoạt động dạy học. Luận văn đã nêu rõ vai trò của trường THPT trong hệ thống GD quốc dân, đồng thời cũng đã xác định được nhiệm vụ, yêu cầu về phẩm chất năng lực của đội ngũ GV và CBQL THPT trước yêu cầu phát triển GD - ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Để QL hoạt động dạy học có chất lượng đáp ứng với sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì người QL phải thật sự có tâm huyết với sự nghiệp trồng người. GD là một hệ thống mở, năng động vì vậy ngành GD & ĐT tỉnh Thanh Hoá đã sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL phù hợp với năng lực công tác, phẩm chất chính trị đạo đức. Thực tế đội ngũ CBQL trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng được một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo, thực hiện và QL hoạt động dạy học trong nhà trường mình phụ trách.
Luận văn đã trình bày được những vấn đề cơ bản của lý luận, đồng thời phân tích, đánh giá được những thành tựu và tồn tại của thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học có tính hợp lý và khả thi nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học ở nhà trường trong thời gian tới. Kết quả khảo nghiệm đã xác nhận tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên. Đồng thời cũng cho thấy nội dung của luận văn đã hoàn thành được cơ bản mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 07 giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả QL hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá. Các giải pháp này là:
1. Nâng cao nhận thức vị trí vai trò của công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học.
3. Quản lý công tác phát triển bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên 4. Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.
5. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
6. Quản lý công tác cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
7. Quản lí sự phối hợp chặt chẽ giữa GD nhà trường, gia đình và xã hộị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.
Tóm lại: QL hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay không ngoài mục đích nâng cao chất lượng GD, đạt được những điều mà quan điểm GD của Đảng đã đề ra cho ngành GD. Mỗi cán bộ QL, nhất là hiệu trưởng cần có nhận thức đầy đủ đúng mức tầm quan trọng trong công tác QL hoạt động dạy học trong nhà trường.