8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Nâng cao phát huy hiệu quả QL và sinh hoạt của tổ CM, dự giờ thăm lớp trong việc tổ chức thực hiện chương trình dạy học nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Dự giờ, phân tích, đánh giá giờ lên lớp để chỉ đạo hoạt động dạy học là chức năng trọng tâm của hiệu trưởng. Biện pháp dự giờ, phân tích giờ lên lớp cũng là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý giờ lên lớp.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Triển khai quy chế làm việc trong tổ CM, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thăm lớp dự giờ thật cụ thể (nêu rõ mục đích, yêu cầu về nội dung và phương pháp); xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới nhưng phải trên cơ sở văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của Bộ GD&ĐT. Không dựa vào ý kiến chủ quan, kinh nghiệm của bản thân để từ đó áp đặt vào quá trình kiểm tra, mà cần phải tranh thủ trí tuệ của tập thể, trên tinh thần công khai, dân chủ để xây dựng chuẩn.
Lãnh đạo và quản lý đổi mới PPDH tập trung vào đổi mới cách dạy của GV và cách học của HS, làm cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội nội dung bài học và tích cực tìm tòi, phát hiện ra nội dung mới, giúp HS được suy nghĩ, hành động và hợp tác trong học tập, được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.
3.2.4.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp
- Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải thống nhất với các tổ chuyên môn để sắp xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn và được thể hiện trên lịch công tác của nhà trường.
- Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải thống nhất đan xen với kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường để tránh tình trạng chồng chéo kế hoạch.
- Hiệu trưởng phải thống nhất được với các tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt chuyên môn theo từng tuần, từng tháng.
- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định của chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là triển khai kế hoạch của tổ trong tuần, tháng, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan của tổ trong việc dạy và học, biện pháp nâng cao chất lượng, trao đổi hướng và tìm cách dạy những bài khó trong tuần, thảo luận đánh giá dự giờ thăm lớp, thảo luận về kết quả giải đề thi hàng tháng, kiểm tra hồ sơ GV, thống nhất nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức.
- Hiệu trưởng giao các phó hiệu trưởng nhiệm vụ dự sinh hoạt cùng với các tổ theo chuyên môn của mình để chỉ đạo và nắm bắt tình hình hoạt động của tổ, thuận lợi cho công tác quản lý.
- Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo chuyên đề: Thực hiện đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề sẽ giúp cho GV chủ động được trong việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu từ đó bổ sung
vào vốn kiến thức và kĩ năng phục vụ tốt cho công tác dạy học của GV.
- Tổ chức thực hiện đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cho các tổ, nhóm chuyên môn theo từng tuần, từng tháng và học kỳ. Các lớp, các môn thực hiện dạy mẫu bài học minh họa phải được nhà trường lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, trên cơ sở đó tổ, nhóm CM căn cứ vào tiến độ dạy học cụ thể của từng lớp để xác định tiết (theo phân phối chương trình) và tên bài dạy mẫu, triển khai cho tổ, nhóm chuyên môn thảo luận xây dựng giáo án với việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới, tạo ra sự tích cực, chủ động học tập của HS.
- Đối với giờ dạy theo chuyên đề: Mục đích là giúp giáo viên hiểu được tương đối đầy đủ lý luận dạy học, góp phần vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Thiết kế một bài giảng theo phương pháp thích hợp nhất hiệu quả nhất có chú trọng đến phương pháp nêu vấn đề, lấy học sinh làm trọng tâm, phiếu trả lời trắc nghiệm. Chỉ đạo tổ trưởng chon lựa những giáo viên có năng lực, giáo viên có kinh nghiệm, thiết kế bài giảng sau đó trình bày sự chuẩn bị của mình.
Kết quả: Chất lượng các giờ dạy khá tốt.
- Giáo viên đã truyền kinh nghiệm của mình cho các giáo viên khác trong tổ và trong trường. Đây là việc làm rất bổ ích trong việc bồi dưỡng giáo viên.
- Dự giờ song song để đối chiếu, so sánh thấy rõ ưu, khuyết điểm của phương pháp giảng dạy, từ đó lựa chọn cho mình các phương pháp thích hợp cho từng bài giảng sao cho học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.
Qua trực tiếp dạy học trên lớp có người dự, được phân tích rút kinh nghiệm chung cho giáo viên trực tiếp dạy (kể cả giáo viên dự giờ thấy rõ mặt cần phát huy thấy được những tồn tại của mình cần khắc phục từ đó dần dần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình).
Thông qua dự giờ, người quản lý giáo dục có thể đánh giá được: - Khâu chuẩn bị bài của giáo viên.
- Chất lượng dạy học, khả năng sư phạm của giáo viên. - Tình hình và chất lượng học tập bộ môn của học sinh. - Việc thực hiện chương trình và Quy chế chuyên môn. - Thực hiện nề nếp dạy học.
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ nhóm chuyên môn.
Tóm lại: Nhà quản lý giáo dục nắm được thông tin quan trọng, chính xác, khoa học. Những thông tin đó giúp người quản lý đối chiếu lại mọi quyết định quản lý của mình có được thực hiện đúng hay không, cần điều chỉnh hay sửa đổi những gì, từ đó rút ra quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của giáo viên và học sinh trong nhà trường. THPT Quảng Xương I, THPT Quảng Xương IV, THPT Quảng Xương III