Thực trạng quản lí hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Thực trạng quản lí hoạt động chuyên môn

Bảng 2.17. Thực trạng QL đổi mới phương pháp dạy học Stt Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Tạo điều kiện thuận lợi để GV tiếp cận với phương pháp mới.

59 65,6 31 34,4 0 0 0 0

2

Tổ chức hội giảng, trao đổi PPDH phát huy tính tích cực của HS. 51 56,7 36 40,0 3 3,3 0 0 3 Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy.

23 25,6 47 52,2 12 13, 3 8 8,9 4 GV tự làm đồ dùng dạy học. 30 33,4 26 28,9 22 24, 4 12 13,3 5

GV được tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại.

49 54,5 39 43,3 2 2,2 0 0

Qua bảng 2.17 cho chúng ta thấy:

- CBQL các nhà trường đã quan tâm, tạo điều kiện để GV tiếp cận với phương pháp mới; tổ chức các hoạt động thao giảng, hội thảo, thi GV giỏi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như phát huy được PPDH tích cực.

- Tuy nhiên qua bảng số liệu ta thấy một bộ phận GV vẫn ngại sử dụng đồ dùng dạy học hoặc sử dụng không hiệu quả (8,9 ý kiến đánh giá yếu); đây là một thực tế ở các nhà trường. Hiệu trưởng một số trường chưa khuyến khích và chỉ đạo quyết liệt cho GV tích cực làm đồ dùng dạy học (37,7% ý kiến đánh giá ở mức yếu và TB); các đồ dùng dạy học chủ yếu do nhà trường mua hoặc Sở GD&ĐT cấp về.

- Do chỉ đạo, định hướng của hiệu trưởng sự đầu tư tích cực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và giảng dạy, cùng với sự hưởng ứng tích cực của CB-GV nên GV tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại nhanh chóng và tương tối tốt. Như trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, trường THPT Quảng Xương IV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 69)