Sự phối hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển giáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Sự phối hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển giáo

Ngày 24/12/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2010/NĐ-CP Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Để hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong không gian và thời gian tương đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy hiệu trưởng cần phải tổ chức phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn và gia đình học sinh, nhằm đưa hoạt động học tập của học sinh vào nền nếp chặt chẽ từ trong trường, lớp đến gia đình. Trong sự phối hợp này đặc biệt chú ý vai trò hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thông qua hoạt động tập thể, giúp các em phát huy vai trò tự giác tích cực, tự quản các hoạt động học tập của mình. Đồng thời thông qua hoạt động, cần động viên, khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến bộ của các em một cách thường xuyên nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của các em, nâng cao chất lượng học tập theo yêu cầu, mục tiêu.

Mối quan hệ phối hợp với gia đình học sinh trong việc quản lý hoạt động học tập là rất cần thiết. Phải thống nhất được với gia đình các biện pháp giáo dục, thông tin qua lại kịp thời về tình hình học tập của học sinh. Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội.

Vấn đề cốt lõi của công tác QL hoạt động dạy học nhà trường là nâng cao chất lượng. Dạy học có chất lượng chính là thực hiện tốt ba nhiệm vụ: cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ. Thực hiện tốt ba nhiệm vụ đó làm cho hiệu quả dạy học ngày càng cao, chất lượng dạy học được nâng lên.

Muốn QL để nâng cao hoạt động dạy học còn cần phải xây dựng các điều kiện cần thiết, cốt yếu cho hiệu quả dạy học: xây dựng đội ngũ GV ngang tầm với thời đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học; hoàn thiện CSVC-TBDH đáp ứng yêu cầu QL trong điều kiện mới và yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; huy động mọi nguồn tài chính ưu tiên cho hoạt động dạy học; sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội trong QL dạy học; đặc biệt cần chỉ đạo việc đổi mới PPDH.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về QL, QLGD, QL trường học, QL hoạt động dạy học ở các trường THPT chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Người CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung, QLGD nói riêng. Người CBQLGD phải đổi mới tư duy, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác QL. Tăng cường hiệu quả QL là cách thức chủ thể QL thực hiện tốt các chức năng của quá trình QL. Muốn GD phát triển thì tất yếu phải có hoạt động QLGD hiệu quả. Trong trường học, hoạt động trọng tâm của CBQL chính là QL hoạt động dạy học yêu cầu người quản lý phải có những hiểu biết sâu sắc về các nội dung QL hoạt động dạy học ở trường THPT, hiểu biết về đặc điểm lao động của người GV THPT. Tổ chức các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện được các mục tiêu GD ĐT nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước đưa nền GD nước nhà tiếp cận với nền GD của khu vực và thế giới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 47)