Quản lí công tác cơ sở vật chất,thiết bị phục vụ hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Quản lí công tác cơ sở vật chất,thiết bị phục vụ hoạt động dạy học

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

- Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục.

- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, trường lớp khang trang sạch đẹp tạo môi trường sư phạm lành mạnh, tâm lý thoải mái tự tin cho giáo viên và học sinh, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông.

- Thiết bị phù hợp với nội dung chương trình, được sử dụng có hiệu quả giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức dễ dàng, nhanh chóng hơn, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh để giờ giảng đạt hiệu quả tốt

- CSVC, thiết bị là điều kiện cần thiết để thực hiện và phục vụ hoạt động dạy học; là công cụ đắc lực cho việc đổi mới PPDH. Vì vậy, cần có sự đầu tư mạnh mẽ

về CSVC-TBDH cho các trường học và QL tốt việc sử dụng CSVC và trang thiết bị nhằm đáp ứng mục đích GD toàn diện cho HS, dựa trên hệ thống CSVC-TBDH đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

- CSVC-TBDH là một thành tố quan trọng của QTDH, là điều kiện không thể thiếu nhằm bảo đảm và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của mỗi nhà trường. Muốn đổi mới PPDH, muốn dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS thì cần phải tăng cường CSVC-TBDH cho việc dạy học.

- Xây dựng quy chế, nội quy về bảo quản CSVC-TBDH.

- Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Sở Giáo dục - Đào tạo và các cấp quản lý để tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và bổ sung các trang thiết bị dạy học hiện đại.

- Cần phát huy sức mạnh của nhà trường và tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tăng cường cơ sở vật chất nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của địa phương, của đất nước.

3.2.6.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp

- Xây dựng nội quy một cách chi tiết tới các phòng chức năng như: Phòng học, văn phòng, phòng hành chính, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ....

- Phòng học phải được xây dựng đúng quy cách: Đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế cho HS ngồi học.

- Trang thiết bị phòng học, bàn ghế GV, bàn ghế HS, điện, quạt cần được đầu tư, tu sửa thường xuyên bảo đảm vệ sinh học đường. Nổi bật có THPT Quảng Xương I, THPT Quảng Xương II

- Phải có phòng bộ môn và được nâng cấp dần không để lạc hậu, sự bài trí sao cho phù hợp. Đầu tư cho phòng thí nghiệm, phòng thực hành các dụng cụ mới, thanh lý bỏ bớt các đồ dùng không làm được thí nghiệm.

- Mua sắm thường xuyên sách mới, báo chí, tạp chí chuyên ngành, tăng thêm số đầu sách cho thư viện điển hình như trường THPT Quảng Xương I, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.

- Đầu tư lắp đặt đầy đủ hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng internet, đưa việc QL nhân sự, QL điểm, thư viện ... bằng hệ thống vi tính.

- Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, chương trình dạy học và các biết bị hiện có của nhà trường để xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo từng môn cụ thể, kế hoạch này phải được hiệu trưởng ký duyệt trước khi thực hiện.

- Đối với việc sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm: GV có nhu cầu mượn thiết bị và phòng thí nghiệm phải đăng ký vào phiếu mượn và nạp cho cán bộ phòng thí nghiệm trước đó để cán bộ thí nghiệm có kế hoạch chuẩn bị. Khi sử dụng phòng thí nghiệm GV phải có mặt trước tiết học 5 phút để nhận và bàn giao phòng.

- Đối với nhân viên QL thiết bị thí nghiệm: Có đầy đủ hồ sơ theo quy định, QL việc GV đăng ký mượn, trả các phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm, phòng thực hành, máy chiếu. Báo cáo một cách trung thực, kịp thời về ban giám hiệu các số liệu thống kê theo yêu cầu.

- Sau mỗi học kỳ và năm học, BGH, tổ trưởng phải có tổng kết, đánh giá, tuyên dương và khen thưởng đối với những GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học và đổi mới PPDH. Đồng thời BGH cần có kế hoạch kiểm tra, kiểm kê tài sản theo định kỳ để bổ sung, sửa chữa kịp thời.

- Tổ chức bồi dưỡng hoặc cử CB-GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học. Phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học.

- Thường xuyên phát động phong trào GV làm đồ dùng dạy học, xây dựng kế hoạch tổ chức làm thiết bị, đồ dùng dạy học cấp trường hàng năm, quy định cụ thể mỗi GV phải làm tối thiểu một đồ dùng thí nghiệm trong một năm học. Đưa vào chỉ tiêu thi đua, trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với GV trong năm học như trường THPT Quảng Xương II, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.

- Tham mưu với Sở GD&ĐT để tăng cường nguồn đầu tư xây dựng CSVC của nhà trường. Huy động sự ủng hộ, đóng góp của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, Hội cha mẹ học sinh vào việc xây dựng, tu bổ trường lớp, bàn ghế, sân chơi, bãi tập … điển hình như trường THPT Quảng Xương I, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, THPT Đặng Thai Mai, trường THPT Quảng Xương IV.

- Chỉ đạo và khuyến khích giáo viên, học sinh sưu tầm các mẫu vật tự nhiên, bổ ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học (đối với các môn sinh vật, lịch sử, địa lý, vật lý, hoá học...). Các tổ chuyên môn tổ chức phong trào tự làm các đồ dùng dạy học và thực hành bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại; từng bước áp dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào qúa trình dạy học.

- Thường xuyên trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn về mua sắm sách tham khảo, các đồ dùng cần thiết cho từng môn học, khối chuyên; tổ chức cho các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên phụ trách thí nghiệm, thư viện và cán bộ quản lý nhà trường đi học tập kinh nghiệm các trường bạn về công tác quản lý CSVC và sử dụng phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào giảng dạy.

3.2.7. Quản lí sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

- Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Để hình thành được những con người

như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho HS.

- Nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội.

- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS.

- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp

- Bác Hồ đã khẳng định “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”[18]

- GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội, sự tác động liên tục trên mọi lĩnh vực, ở mọi lúc mọi nơi của các lực lượng, với cùng mục đích tạo nên hiệu quả GD phát triển toàn diện nhân cách HS. Nhà trường cần chủ động tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn GD của mình để tạo nên một môi trường GD thống nhất và lành mạnh.

3.2.7.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp

- Để thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhà trường, cần thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác xã hội hoá và sự nghiệp GD, về sự phát triển và vị

thế của nhà trường. Vận động đông đảo các tổ chức tham gia công tác GD mà hội phụ huynh, các bậc cha mẹ HS là một lực lượng tuyên truyền, hỗ trợ đắc lực.

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức thu hút các em thường xuyên sinh hoạt với chức năng đặc biệt về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai. Các đoàn thể khác như Công đoàn, Hội chữ thập đỏ…thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục phát triển nhân cách cho học sinh nổi bật nhất THPT Quảng Xương I, Quảng Xương II, Quảng Xương III,

- Hàng năm tối thiểu phải có hai kỳ họp phụ huynh toàn trường để phụ huynh biết được tình hình học tập của các em, thấy rõ trách nhiệm GD giữa gia đình, nhà trường. Hàng tuần, hàng tháng ban thường trực hội làm việc với nhà trường về những vấn đề phát sinh cần giải quyết. Riêng lớp 12 còn phải phối hợp trong việc quản lý, hướng nghiệp và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. GVCN định kỳ trao đổi với cha mẹ HS để hai bên cộng tác GD hoàn thiện nhân cách của HS.

- Nhà trường thống nhất, thoả thuận để gia đình đảm nhận và thực hiện tốt một số công việc sau:

+ Dành thời gian học tập cho con em mình và QL chặt chẽ thời gian tự học ở nhà của các em.

+ Theo dõi việc học tập ở lớp của các em thông qua sách vở, trao đổi trực tiếp với thầy cô chủ nhiệm.

+ Kiểm soát các mối quan hệ của các em, nắm được thời khóa biểu của các em. + Phối hợp với chính quyền địa phương thăm hỏi những gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam, tết vì người nghèo, hỗ trợ đột xuất... như Quảng Xương II, Quảng Xương IV, Đặng Thai Mai, Nguyễn Xuân Nguyên

Tóm lại, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền

giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của HS, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Mục tiêu quản lý có đạt được hay không, còn phụ thuộc vào quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý đã đề ra. Trong các giải pháp nêu trên thì giải pháp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT là giải pháp cơ bản, cần thiết và không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động dạy học.

Các giải pháp: giải pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học; giải pháp tăng cường quản lý phát triển bồi dưỡng, năng lực cho đội ngũ giáo viên; quản lý hoạt động của tổ chuyên môn; quản lý hoạt động học tập rèn luyện của học sinh; tăng cường quản lý CSVC và thiết bị dạy học; phối hợp chặt chẽ giữa GD nhà trường, gia đình và xã hộị là các giải pháp cơ sở, là điều kiện, phương tiện cần thiết góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học.

Tóm lại, trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện, cần phải được phối hợp sử dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng thời điểm và điều kiện cụ thể ở từng đơn vị thì mới nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 108)